Giấy A4, A0, 01 đĩa VCD các loại dáng, thế, 01 đĩa VCD về kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại cây mai vàng, mai chiếu thủy, 03 bức tranh vẽ các

Một phần của tài liệu Chương trình dạy nghề mai vàng, mai chiếu thủy (Trang 37)

trồng và chăm sóc các loại cây mai vàng, mai chiếu thủy, 03 bức tranh vẽ các dáng và các thế khác nhau....

- Tài liệu phát tay, hướng dẫn thực hành, tài liệu tham khảo có liên quan đến mô đun.

- Máy tính, máy chiếu…

3. Điều kiện về cơ sở vật chất

- Vườn trồng cây nguyên liệu các loại mai vàng, mai chiếu thủy - Phòng học.

- Dụng cụ cắt tỉa, tạo hình, vật liệu như cây phôi, dây kim loại, dây cuốn...

4. Điều kiện khác

- Bảo hộ lao động (quần áo, găng tay, ủng): 1 bộ/người - Người có tay nghề cao hỗ trợ hướng dẫn thực hành.

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ1. Phương pháp đánh giá 1. Phương pháp đánh giá

a) Kiểm tra định kỳ

- Kiểm tra lý thuyết: Kiểm tra kiến thức nghề của học viên thông qua bài kiểm tra viết (tự luận) hoặc vấn đáp.

- Kiểm tra thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề của học viên thông qua bài kiểm tra thực hành. Bài kiểm tra thực hành nên giao cho từng cá nhân thực hiện riêng rẽ. Khi đánh giá kết quả bài thực hành, giáo viên kết hợp giữa quan sát kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện của học viên với đánh giá chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm thực hành.

b) Kiểm tra kết thúc mô đun: Chọn một trong hai phương pháp sau: - Kiểm tra lý thuyết, kỹ năng nghề:

+ Kiểm tra lý thuyết: Kiểm tra kiến thức nghề của học viên thông qua bài kiểm tra viết (tự luận, trắc nghiệm) hoặc vấn đáp.

+ Kiểm tra thực hành: Kiểm tra kỹ năng nghề của học viên thông qua bài kiểm tra thực hành. Bài kiểm tra thực hành có thể được giao theo nhóm (2-3 học viên), mỗi người thực hiện một công đoạn, cũng có thể giao cho từng cá nhân. Khi đánh giá kết quả bài thực hành, giáo viên kết hợp giữa quan sát kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện của học viên với đánh giá chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm thực hành.

- Kiểm tra tích hợp lý thuyết và thực hành: Bài kiểm tra tích hợp có thể được giao theo nhóm (2-3 học viên), mỗi người thực hiện một công đoạn, cũng có thể giao cho từng cá nhân. Khi đánh giá kết quả bài kiểm tra tích hợp, giáo viên kết hợp giữa đánh giá kiến thức nghề của học viên thông qua trao đổi về quá trình thực hiện sản phẩm với kỹ năng thao tác, thái độ thực hiện, chất lượng, thời gian hoàn thành sản phẩm của học viên.

2. Nội dung đánh giá

a. Lý thuyết:

Các bước trong qui trình uốn tạo hình/ dáng cho cây b. Thực hành:

- Các thao tác uốn tạo hình cho cây bằng dây kim loại

- Các thao tác uốn tạo hình cho cây bằng các loại dụng cụ khác.

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình 1. Phạm vi áp dụng chương trình

- Chương trình mô đun Chuẩn bị điều kiện sản xuất áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp trước hết là các khóa đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

- Chương trình có thể sử dụng dạy độc lập hoặc dạy kết hợp cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng.

- Chương trình áp dụng trong phạm vi cả nước.

- Ngoài đối tượng lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu học nghề.

2. Hướng dẫn phương pháp giảng dạy mô đun

Mô đun này được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nên tiến hành giảng dạy song song lý thuyết và thực hành để người học tiếp thu bài học tốt.

a) Phần lý thuyết

- Giáo viên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực (như: nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm) để phát huy khả năng tư duy và sáng tạo của học viên.

- Giáo viên sử dụng các dụng cụ trực quan, mô hình và giáo án bài giảng điện tử với các bài tập, thực tế trong giảng dạy lý thuyết để người học nắm bắt những kiến thức một cách dễ dàng và không gây nhàm chán.

- Thực hiện hướng dẫn thực hành theo quy trình hướng dẫn kỹ năng.

- Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Giáo viên sử dụng dụng cụ trực quan và thao tác mẫu, người học quan sát, làm theo và làm nhiều lần.

- Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp họ tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân.

- Giáo viên theo dõi kỹ năng thực hành của học viên và nhận xét được những khó khăn và sai sót trong khi thực hiện công việc và hướng dẫn cách khắc phục.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

- Các đặc điểm cần chú ý khi cắt tỉa, uốn nắn tạo hình cho cây mai vàng, mai chiếu thủy.

- Kỹ thuật uốn tạo hình cơ bản cho cây mai vàng - Kỹ thuật uốn tạo hình cơ bản cho cây mai chiếu thủy

Các bài thực hành thực hiện ngoài thực địa, yêu cầu có đầy đủ bảo hộ lao động đảm bảo vệ sinh an toàn và bảo vệ môi trường.

4. Tài liệu cần tham khảo

1. Trần Văn Huân, Văn Tích Lượm, 2003. Kỹ thuật trồng Bonsai. NXB Mỹ Thuật.

2. Nguyễn Xuân Cầu, 1996. Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. NXB Nông nghiệp.

3. Hải Phong, 2007. Nghệ thuật Bon sai, cây cảnh. NXB Hà Nội

4. Ban quản lý quảng trường Ba Đình, 2004. Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng và duy trì cây hoa cây cảnh.

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Phòng trừ dịch hại cho mai vàng, mai chiếu thủy mai chiếu thủy

Mã số mô đun: MĐ 05

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN:

PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI MAI VÀNG, MAI CHIẾU THỦY

Mã số của mô đun: MĐ 05

Thời gian mô đun: 80 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 64 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 04 giờ)

Một phần của tài liệu Chương trình dạy nghề mai vàng, mai chiếu thủy (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w