nơi công cộng, thấp hơn nhiều so với trung bình cả nước. Điều có thể giải thích doTT Như Quỳnh có ít nơi tập trung công cộng, không có ga tàu, bến xe hay công viên gần trường, do đó tỉ lệ học sinh tiếp xúc với khói thuốc thụ động ở những nơi công cộng là thấp hơn.Luật Phòng chống tác hại thuốc lá cũng quy định về việc cấm HTL nơi công cộng, cấm bán thuốc cho trẻ dưới 18 tuổi [20]. Tuy nhiên quy định này còn chưa được áp dụng rộng rãi ở các địa phương trong cả nước, vẫn còn nhiều người lớn không tuân thủ mà vi phạm, ảnh hưởng tới sức khỏe người xung quanh.
4.1.3. Thực trạng kiến thức của HS về HTL thụ động và tác hại của thuốc lá lá
Hình 3.3 và 3.4 cho thấy chỉ có 26,1% HS trả lời đúng định nghĩa Hút thuốc lá thụ động,47,3% HS không biết HTL thụ động là gì, 26,6% HS trả lời sai định nghĩa. Tỉ lệ HS trả lời chính xác đáp án có 7000 chất hóa học trong khói thuốc lá ở mức thấp, chỉ là 20,4%. Cùng với đó, kết quả Bảng 3.8 cho thấy HS đạt mức đánh giá loại tốt và loại khá chỉ là 0,5% và 25,1%.
Thông tin giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá là biện pháp quan trọng và hiệu quả để nâng cao nhận thức của người dân, đó là thông tin về nguy cơ mắc và chết do các bệnh có nguyên nhân từ thuốc lá, giúp họ bỏ thuốc lá, thực hiện nghiêm quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm công cộng và tích cực tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá.Luật Phòng chống tác hại thuốc lá [21] dành riêng Điều 10 quy định chi tiết về yêu cầu, nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thông
tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định việc in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm ít nhất 50% diện tích vỏ bao thuốc lá. Đây là biện pháp truyền thông hiệu quả, tiết kiệm để nâng cao tính cảnh báo đến người dân về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người.
Việc quy định chú trọng thông tin, giáo dục, truyền thông là một trong những nguyên tắc quan trọng của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá đã thể hiện vai trò quan trọng của công tác này, là điều kiện bảo đảm để nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng như tăng cường ý thức tuân thủ, chấp hành Luật sau khi được ban hành.
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Hiểu biết về tác hại của thuốc lá chiếm tỉ lệ rất cao, 97% HS được hỏi cho rằng HTL có ảnh hưởng tới sức khỏe những người xung quanh (Hình 3.5); ung thư phổi là bệnh nhiều HS biết đến nếu hút thuốc thụ động (81,4%).Bảng 3.6 kiến thức mức độ ảnh hưởng của HTL thụ động (bảng 3.5): Rất có hại (76,6%), Có hại (18,5%), Có hại chút (1,7%), Không hại lắm (0,2%) và không hại (0%). 92,7% HS trả lời đúng về đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi KTL là trẻ em và phụ nữ có thai (Hình 3.6).
Kết quả này tương đồng với kết quả của 1 số nghiên cứu trước đó như:
Nghiên cứu Trịnh Văn Hiệp[12] với 96,2% người biết tác hại thuốc lá: ung thư phổi 56,2%; bệnh phổi/ hô hấp nói chung 23,3%; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 22,7%; lao phổi 13,9%; tim mạch: nhồi máu cơ tim 13,7%, tăng HA 12%; giảm khả năng sinh sản 7,3%. 92% biết HTL thụ động có hại: 32,7 % không biết cụ thể là tác hại gì, ung thư phổi 13,3%; bệnh phổi/hô hấp nói chung 13,1%.
Hay nghiên cứu của Huỳnh Bá Tân [22]: 97% biết hút thuốc có hại cho sức khỏe, 91,6% biết HTL thụ động cũng có hại cho sức khỏe.
Trong nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quang [20], HTL có hại: rất có hại 68,5% (63,8% nam, 80,5% nữ), có hại 29,6% (33,8%; 18,6%), ít có hại 1,5% (1,7%; 0,9%), không có hại 0,2%(0,3%; 0%); HTL thụ động có hại: rất có hại 63,1% ( 64,2% nam , 60,2% nữ), có hại 32,5% ( 32,8%; 31,9%), ít có hại 2,7%( 2%; 4,4%), không có hại 0,2%( 0,3%; 0%). Hiểu biết về bệnh: ung thư phổi( hút thuốc 91,6%; HT thụ động 79,3%) Viêm PQ/ phổi ( 75,1%; 77,7%) Ảnh hưởng thai nhi (66,3%; 70,2%). Giảm tuổi thọ (64,3%; 55,9%) Bệnh tim mạch (51%; 48,5%).
Có thể thấy kiến thức về thuốc lá các em được trang bị chưa đầy đủ. Điều này dẫn tới việc các em HTL do không lường hết được tác hại của thuốc lá đối với bản thân mình và tới những người xung quanh nên đã có hành vi HTL.Trong chương trình học ngữ văn lớp 8, các em được học bài “Ôn dịch thuốc lá”, tuy nhiên nội dung chưa cuốn hút, chưa nhấn mạnh được tác hại của thuốc , thông tin không cập nhật thường xuyên do đó có thể không gây được sự chú ý của học sinh, làm giảm hiệu quả của bài học. Vì vậy việc bổ sung kiến thức về tác hại thuốc lá cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều vô cùng quan trọng.
4.1.4. Thực trạng thái độ của HS đối với HTL và HTL thụ động
HS trong độ tuổi 12-15 là lứa tuổi hình thành nhân cách và cá tính bản thân, các em có xu hướng độc lập, tự do cá nhân bắt đầu thể hiện và phát triển rõ nét [30]. Các em muốn trưởng thành và tự khẳng định bản thân, do vậy đã tìm tới thuốc lá như một cách chứng minh sự trưởng thành, người lớn…cũng như thể hiện với bạn bè. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6,7% HS nghĩ rằng HTL làm chững chạc hơn. Đây là suy nghĩtự nhiên nhưng không phải là một hành vi sức khỏe lành mạnh. Hậu quả có thể làm các em nghiện thuốc lá ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cùng với những căn bệnh có thể mắc về sau. Do vậy gia đình và nhà trường cần quan tâm, tìm hiểu tới những mong
muốn, tâm sự để hiểu hơn về suy nghĩ của các em, hướng các em tới một cuộc sống lành mạnh hơn.
Nghiên cứu của Nguyễn Vinh Quang[21] về thái độ của người dân khi thấy người khác hút thuốc: Yêu cầu người hút đi nơi khác hút: tỉ lệ chung là 50,5% trong đó 46,4% nam, 34,5% nữ; Yêu cầu tắt thuốc chung: 27,1%, nam 24,2%, nữ 34,5%; Bỏ đi nơi khác: 30% ( 33,4%; 21,25%); Không ý kiến gì: 5,9% ( nam 8,2%, nữ 0%).
Kết quả Hình 3.8 cho thấy có 92,6% HS cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc khói thuốc lá. Điều này là do trong khói thuốc có nhiều chất độc hại [1], các em còn nhỏ và cần bầu không khí trong lành để học tập và phát triển, do đó khi tiếp xúc với khói thuốc lá các em thường cảm thấy khó chịu.Tuy nhiên còn 5,9% HS cảm thấy bình thường khi tiếp xúc có thể là do các em đã tiếp xúc từ lâu, có thể là phơi nhiễm từ khi còn nhỏ, do thường xuyên phải tiếp xúc tại nhà, nên đã quen dần với mùi khói thuốc nên không còn cảm thấy khó chịu.
Ngoài ra có 1,5% cảm thấy thích thú khi tiếp xúc với KTL. Đây có thể là những em đã tập tành hút thử hoặc hiện tại vẫn còn hút nên các em cảm thấy thích thú với khói thuốc là điều có thể hiểu được. Tuy nhiên đây lại là thái độ không tốt và cần nghiêm khắc chấn chỉnh.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng có 82% HS trả lời sẽ bỏ đi khi tiếp xúc với KTL, đây là hành vi chủ động phòng tránh của các em, có thể do khó chịu, có thể là do biết các tác hại của khói thuốc nên các em tránh xa.Có 6,9% HS không có hành động gì khi tiếp xúc KTL, các em đã quen với việc bị phơi nhiễm khói thuốc từ lâu và không có hành động gì. 0,7% HS trả lời rằng sẽ tới hút cùng, đây là hành vi không tốt, các em dễ bị lôi kéo, dụ dỗ đi theo con đường xấu, cần có biện pháp can thiệp kịp thời và tác động mạnh mẽ tới nhóm HS này. Ngoài ra 10,3% HS sẽ có các hành động khác như
khuyên, nhắc nhở hay tránh xa những người HTL đó.Đây chính là thái độ tốt và cần được biểu dương, các em HS chính là người có tác động tốt nhất tới hành vi HTL của các thành viên trong gia đình, việc các em nhận ra tác hại của thuốc lá và có thái độ tích cực trong việc phòng tránh sẽ là nhân tố chính trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại động đồng.