4.1.2.1. Thực trạng HTL
Hình 3.1 cho thấy trong 406 HS trường THCS Như Quỳnh được điều tra, có 94,6% HS được hỏi trả lời chưa từng HTL. Tỉ lệ HTL của HS là 5,4%, trong đó có 2,2% HS vẫn còn HTL và 3,2 % không còn hút. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Bích Hồi (4,3%) và điều tra Quốc gia về hành vi sức khỏe HS Việt Nam 2013 (4,7%) [6], [14] kết quả này thấp hơn kết quả từ“Điều tra toàn cầu về hút thuốc”trong giới trẻ cho kết quả tỉ lệ HTLtrong nhóm học sinh độ tuổi 13 đến 15, ở nam học sinh là 6,5% và nữ học sinh là 1,2% [31].
4.1.2.2. Thực trạng tiếp xúc KTL thụ động
Hình 3.2 cho thấy trong 3 tháng gần đây, 58,6% HS phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà. Trong đó chủ yếu có Bố là người HTL (46,1%), còn lại là Ông (7,1%), Anh/em trai (2,4%) và những người khác như cậu, chú, bác… (3%), kết quả này phù hợp với điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY 1) 2003(57% có cha HTL, 20% có anh trai HTL)
[2].Cho thấy đối tượng cần tác động nhất để thay đổi hành vi chính là người cha, từ đó có thể cải thiện tình trạng phơi nhiễm với khói thuốc thụ động của các thành viên trong gia đình. Ngoài ra để tác động tới người ông thì lại không phải là vấn đề dễ dàng do thói quen từ xưa khó bỏ, người cao tuổi thường khó thay đổi hơn, do vậy cần có cách tiếp cận tích cực để giảm tình trạng phơi nhiễm tại gia đình.
Kết quả bảng 3.2 cũng cho thấy trong vòng một tuần qua có 53,2% HS tiếp xúc với KTL tại nhà. Kết quả này cũng tương đồng với kết quả điều tra hút thuốc trong học sinh 13-15 tuổi tiến hành năm 2007, có tới gần 60% học sinh nhóm tuổi này thường xuyên bị hút thuốc thụ động tại nhà [31]. Đây thực sự là con số đáng báo động. Gia đình là nơi các em sinh hoạt nhiều nhất, bầu không khí trong lành không khói thuốc là điều các em xứng đáng được hưởng thì hơn 1 nửa HS phải tiếp xúc với khói thuốc hàng ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng học tập của các em.
Ngoài gia đình thì trường học là nơi các em HS dành nhiều thời gian nhất trong ngày, trung bình từ 4-8 tiếng mỗi ngày. Đây là nơi các em học tập, không chỉ trau dồi kiến thức mà còn hình thành nhân cách. Do vậy từ kết quả bảng 3.3 cho thấy dấu hiệu hết sức khả quan: 85% HS không tiếp xúc với khói thuốc lá tại trường học.Luật phòng chống tác hại thuốc lá cũng nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm xây dựng nội dung về phòng, chống tác hại của thuốc lá và lồng ghép vào chương trình giáo dục phù hợp với các cấp học để tuyên truyền và phòng chống HTL học đường [21].Thực hiện tốt điều này sẽ ảnh hưởng tích cực tới vấn đề HTL của học sinh, góp phần tạo môi trường học tập trong lành. Tuy vậy, có 1 số ít HS trả lời rằng nhìn thấy bạn bè, thầy cô HTL tại sân trường, nhà vệ sinh…đây là vấn đề cần phải có hành động nghiêm khắc, kịp thời chấn chỉnh.
Những nơi công cộng, tập trung đông người như chợ, nhà hàng, bến xe, ga tàu, công viên là nơi thường xuyên có người HTL. Theo kết quả điều tra hút thuốc trong học sinh 13-15 tuổi tiến hành năm 2007 thì có tới trên 70% bị hút thuốc thụ động tại nơi công cộng [31]. So sánh với kết quả bảng 3.4 cho