Hoạt động xây dựng DMT của BVĐKHHH trong những năm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện hải hà tỉnh quảng ninh năm 2012 (Trang 28)

năm qua.

Trong bệnh viện xây dựng DMT là nền tảng cho việc quản lý dược tốt và sử dụng thuốc hợp lý. Lựa chọn thuốc để xây dựng DMT bệnh viện là khâu đầu tiên và quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện. Một DMT hợp lý sẽ giúp tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả điều trị, từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ y tế. BVĐKHHH từ khi bắt đầu hoạt động độc lập đã xây dựng được DMT hoạt động của bệnh viện những năm qua được tóm tắt như sau:

- Tháng 6/2007 bệnh viện xây dựng DMT đầu tiên dựa trên DMT trúng thầu của Sở y tế Quảng Ninh và DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, danh mục TTY. Sau đó mỗi năm một lần bệnh viện đều ra soát, xem xét, bổ sung, loại bỏ hoặc thay thế thuốc trong DMT bệnh viện để phù hợp với thực tế điều trị. Đến năm 2012, bệnh viện đã xây dựng DMT lần thứ 6.

- DMT bệnh viện năm 2012 có nhiều sự thay đổi do Bộ Y tế sửa đổi lại DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng

Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hà, trong đó tập trung vào:

- Hoạt động xây dựng DMT của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện và các hội đồng chuyên môn có liên quan khác trong việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện. - Khoa dược bệnh viện 2.1.2. Thời gian nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2011 đến tháng 12/2012 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Mô tả hồi cứu các tài liệu sổ sách liên quan đến hoạt động xây dựng DMT năm 2012 của BVĐKH.HH và danh mục các thuốc đã sử dung tại bệnh viện trong năm 2012 cụ thể:

- Tại Khoa Dược ta thu thập số liệu qua: + Quyết định thành lập DTC năm 2012

+ Toàn bộ biên bản họp của DTC về hoạt động xây dựng DMT và quản lý sử dụng DMT năm 2012.

+ Bảng dự trù thuốc năm 2012 của các khoa lâm sàng. + Danh mục thuốc trúng thầu năm 2012.

+ Danh mục hoạt chất sử dụng tại bệnh viện năm 2012 đã được phê duyệt. + DMT bệnh viện đã xây dựng năm 2012.

+ Báo cáo sử dụng thuốc (báo cáo Nhập- xuất- tồn) năm 2012 và quý I năm 2013.

+ Giấy đề nghị huỷ thuốc và các biên bản xin huỷ thuốc năm 2012 và quý I năm 2013.

+ Sổ theo dõi ADR và sổ thông tin thuốc năm 2012 và quý I năm 2013. + Giấy đề nghị bổ sung và loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục của các khoa/ phòng năm 2012 và quý I năm 2013.

+ Giấy yêu cầu sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện năm 2012 và quý I năm 2013.

- Thu thập số liệu từ các nơi khác:

+ Bảng kiểm tra bệnh viện năm 2012- Lưu tại phòng Kế hoạch tổng hợp + Báo cáo tổng chi, tổng thu năm 2012- Lưu tại phòng tài chính kế toán + Khai thác phần mềm Quản lý bệnh viện Midisoft tại phòng Công nghệ thông tin.

2.2.2. Xử lý và phân tích số liệu

2.2.2.1. Mô t các hot động xây dng DMT ca bnh vin

Vẽ sơđồ tóm tắt các bước xây dựng DMT

Phân tích các hoạt động cụ thể trong xây dựng DMT

2.2.2.2. Phân tích cơ cu và tính hp lý ca DMT

a, Phân tích cơ cấu DMT

Các số liệu sau khi được thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Excel đê xử lý và phân tích theo các bước sau:

- Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT đã sử dụng năm 2012 trên cùng một bản tính Excell: tên thuốc (cả generic và biệt dược); nồng độ, hàm lượng; đơn vị tính; đơn giá; số lượng sử dụng của từng khoa/ phòng; nước sản xuất; nhà cung cấp.

- Dùng các hàm: Sum, if, Rank, Count, Subtotal, Autofilterr, sort… để tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu.

 Xếp theo nhóm tác dụng dược lý

 Xếp theo nước sản xuất: đưa ra tỷ lệ thuốc nội/ngoại

 Xếp theo tên gốc/tên biệt dược

 Xếp theo các thuốc đơn thành phần/ đa thành phần.

Xếp theo DMT nghiện, hướng thần/ thuốc thường

Xếp theo DMT uống/tiêm.

- Tính tổng SLDM, trị giá của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu (nếu cần).

b, MHBT của bệnh viện

Năm 2012, tất cả các bệnh nhân đến khám và điều trị tại BVĐKH.HH đều được phân loại bệnh theo mã quốc tế ICI- 10 trên mạng LAN toàn bệnh viện. Do đó, MHBT của bệnh viện được thu thập qua việc khai thác phần mềm Quản lý Medisoft của bệnh viện như sau:

 Lập danh sách các chuơng bệnh theo phân loại quốc tế ICD-10

 Từ các chương bệnh, khai thác phần mềm quản lý mã bệnh lấy ra danh sách bệnh đã đuợc xếp theo phân loại quốc tế ICD-10.

 Từ mã bệnh ICD-10 vào phàn mềm quản lý của Khoa Khám bệnh và các khoa điề trị khác để thu thập thông tin về: tổng số bệnh nhân đến khám; số bệnh nhân nhập viện, số bệnh nhân ngoại trú có thẻ BHYT (bằng số bệnh nhân có thẻ BHYT đến khám - số bệnh nhân nhập viện có thẻ BHYT) và danh sách người bệnh ra vào viện của các khoa lâm sàng..

 Tổng kết số liệu trên bảng tính Microsoft Excel.

c, Phân tích ABC: là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân địch ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách [23].

Các bước tiến hành:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: gồm N sản phẩm Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm: - Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i = 1, 2, 3 … N) - Số lượng các sản phẩm: qi

Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. ci = gi x qi.

Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm: C =  ci Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền: pi = ci x 100/C.

Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần. Bước 6: Tính giá trị % tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k): bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền (có k từ 0 80%). - Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền (có k từ 80  95%). - Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền (có k > 95%). Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10-20%, tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10-20% và 60-80% còn lại là hạng C.

d, Phân tích VEN: là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện theo các hạng mục: sống còn, thiết yếu và không thiết yếu [23].

- Các thuốc Sống Còn (Vital – V): gồm các thuốc dùng để cứu sống người bệnh hoặc các thuốc thiết yếu cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản.

- Các thuốc thiết yếu (Esential-E): gồm các thuốc dùng để điều trị cho những bệnh nặng nhưng không nhất thiết phải có cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản.

- Các thuốc không thiết yếu (Non-Essential-N): gồm các thuốc dùng để điều trị những bệnh nhẹ, có thể có hoặc không có trong DMT thiết yếu và không cần thiết phải lưu trữ trong kho.

Phương pháp phân tích VEN với mục đích để tìm ra các thuốc huỷ do hết hạn của năm 2011 và 2012 và phân định như sau:

- Thuốc hết hạn nhưng cần thiết phải có để dự trữ (dùng khi cấp cứu): V - Thuốc hết hạn đã từng được sử dụng một cách thường xuyên: E - Thuốc hết hạn do không được sử dụng hoặc rất ít được sử dụng: N Phương pháp này cung cấp cho DTC các dữ liệu quan trọng để quyết định thuốc nào nên loại khỏi DMT, thuốc nào là cần thiết và thuốc nào là ít quan trọng hơn.

2.2.3. Trình bày số liệu

Số liệu được bày bằng phần mềm Microsoft Excelo và Microsoft Word trong Windows bằng cách:

- Lập bảng

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG DMT CỦA BVĐKH.HH NĂM 2012

3.1.1. Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT năm 2012 của BVĐKH.HH.

Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT năm 2012 được mô tả theo sơđồ 3.1 sau đây:

Hình 3.1. Quy trình các bước xây dựng DMT năm 2012

Thông tin từ các

khoa/phòng:

- Phòng KHTH

Thông tin về MHBT - Phòng TCKT:

Nguồn kinh phí: ngân sách, bảo hiểm, viện phí

- Khoa lâm sàng, cận lâm sàng

Tình hình điều trị Nhu cầu thuốc: bổ sung thuốc mới hoặc loại bỏ thuốc - Khoa Dược DMT bệnh viện cũ Số liệu thống kê về sử dụng thuốc. Lập kế hoạch cung ứng HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ (DTC) Các căn cứ: -DMTTY - DMT chủ yếu - DMT trúng thầu của Sở y tế Quảng Ninh năm 2011 Danh muc hoạt chất Danh mục thuốc bệnh viện Sở y tế Quảng ninh Xem xét, sửa đổi, bổ sung Thông qua Danh muc sử dụng thuốc tại bệnh viện Xem xét và thông qua Giám đốc bệnh viện của BV ĐKH.HH

Nhìn chung, hoạt động xây dựng DMT của BVĐKH.HH năm 2012 đã được triển khai theo các bước rõ ràng và đầy đủ. Những căn cứ trong quá trình xây dựng DMT hoàn toàn phù hợp và mang tính chất khoa học. DTC đóng vai trò chính trong quá trình xây dựng DMT của bệnh viện. Ngoài ra, còn có sựđóng góp các bác sỹ, dược sỹ của các Khoa/phòng có liên quan. Giám đốc bệnh viện chính là người có thẩm quyền phê duyệt DMT sử dụng trong bệnh viện và buộc các thành viên có liên quan phải tuân thủ.

Tuy nhiên, qua thông tin từ Trưởng khoa Dược (thư ký của DTC), điều hạn chế là DMT xây dựng tại bệnh viện mới chỉ áp dụng được cho bệnh nhân điều trị nộị trú và những bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y tế ngoại trú mà bỏ qua một lượng lớn số thuốc được kê đơn được bán tại Nhà thuốc bệnh viện.

3.1.2. Phân tích các hoạt động cụ thể trong xây dựng DMT của BV ĐKH.HH năm 2012 BV ĐKH.HH năm 2012

3.1.2.1. Thành lp DTC bnh vin

Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập DTC. Thành phần của DTC bệnh viện năm 2006 gồm 12 người được thể hiện quả bảng 3.1 sau:

Bảng 3.1. Các thành phần trong DTC của BV ĐKH.HH năm 2012 STT Chức danh trong hội đồng Chức danh trong Bệnh viện 1 Chủ tịch hội đồng Giám đốc bệnh viện 2 Phó chủ tịch thường trực ( kiêm thư ký HĐ)

Trưởng khoa dược

4 Uỷ viên Trưởng các khoa như khoa cấp cứu, Nhi, Sản, Ngoại CK, Nội tổng hợp, Khoa khám bệnh. 5 Uỷ viên Trường phòng KHNV

6 Uỷ viên Trưởng phòng Tài chính kế toán 7 Uỷ viên Trưởng phòng Điều dưỡng

Các thành phần có trong DTC là hợp lý, chủ tịch hội đồng là giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Dược là phó chủ tịch thường trực kiêm thư ký và có trưởng một số khoa lâm sàng, chuyên gia tài chính và trưởng phòng điều dưỡng là uỷ viên.

3.1.2.2. DTC xây dng các nguyên tc qun lý DMT

Xây dựng các chính sách và các quy trình là công việc đầu tiên của DTC. Các chính sách, quy định trong việc quản lý DMT bao gồm việc xây dựng các mục tiêu đánh giá lựa chọn thuốc, quy định bổ sung hoặc loại bỏ thuốc, quy định việc sử dụng thuốc ngoài danh mục…

Qua phỏng vấn các thành viên trong DTC và hồi cứu biên bản họp đầu năm 2012 của DTC. Năm 2012 bệnh viện đã đưa ra một số quy định trong việc quản lý DMT như sau:

 Chọn thuốc theo nhu cầu (theo MHBT tại bệnh viện)

 Chọn thuốc theo STG

 Chọn những thuốc theo thứ tựưu tiên

 Thuốc trong danh mục phải thống nhất với DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành.

 Chọn thuốc theo DMT trúng thầu của Sở y tế.

 Chỉ có bác sỹ, dược sỹ mới là người có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi DMT, yêu cầu phải được làm bằng văn bản gửi cho Trưởng khoa Dược (thư ký của DTC)

 Việc sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện phải được yêu cầu thông qua bản dự trù có chữ ký của trưởng các khoa/phòng và được giám đốc bệnh viện phê duyệt.

 Quy định sử dụng hạn chế một số thuốc trong DMT bao gồm: những thuốc có dấu “*” và một số thuốc điều hòa miễn dịch.

* Nhận xét: Việc đưa ra những nguyên tắc quản lý DMT bệnh viện là hết sức cần thiết. Đó chính là công cụ để DTC bệnh viện hoạt động. BV

ĐKH.HH đã cơ bản đưa ra được các nguyên tắc để lựa chọn thuốc và quản lý sử dụng DMT. Tuy nhiên, các quy định mà bệnh viện đã đưa ra chỉ mang tính chất chung chung mà chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể nào. Đặc biệt trong công tác điều trị chưa có phác đồ điều trị chuẩn do đó việc lựa chọn thuốc theo STG là không khả thi, trong việc sử dụng thuốc ngoài danh mục, bổ sung hay loại bỏ thuốc ra khỏi DMT không tuân thủ các tiêu chí , bệnh viện cần đưa ra một quy trình hướng dẫn cụ thể và thống nhất.

3.1.2.3. Các thông tin đểđánh giá li DMT hin ti (DMT năm 2011)

Theo kế hoạch, tháng 10 năm 2011 Trưởng khoa Dược (là thư ký DTC của Bệnh viện ĐKHHH) đã thu thập một số thông tin cần thiết để giới thiệu cho DTC tại cuộc họp “thông qua danh mục thuốc, hoá chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao năm 2012”. Cụ thể, bao gồm:

- Thông tin về MHBT năm 2011

- Thông tin về nguồn kinh phí dành cho thuốc/ năm 2011là 5.311.591.000đ

- Thông tin về DMT và số thuốc đang được sử dụng năm 2011là 208 danh mục

- Giá trị thuốc bị huỷ năm 2011 là không có và một số thông tin liên quan khác.

-Tổng số ADR năm 2011= 5 trường hợp

3.1.2.4. Thông tin thu thp t ý kiến đóng góp ca các khoa/phòng s dng thuc

DMT phải được thống nhất bởi tất cả các khoa/phòng sử dụng thuốc. Vì vậy, việc thu thập ý kiến đóng góp từ các khoa/phòng sử dụng thuốc là hết sức cần thiết. Cùng với việc thu thập các thông tin để đánh giá DMT hiện tại, Trưởng khoa Dược (thư ký của DTC) đã gưỉ đến các khoa/phòng sử dụng danh mục các thuốc hiện đang được sử dụng của từng khoa/phòng và đề nghị các khoa/phòng dự trù và có thể đưa ra ý kiến bổ sung hoặc loại

bỏ các thuốc có trong DMT năm 2011.vì vậy việc thu thập ý kiến đóng góp từ các khoa\phòng sử dụng thuốc là hết sức cần thiết,cùng với việc thu thập thông tin để đánh giá DMT hiện tại. Trong bản đề nghị có đưa ra quy định theo nguyên tắc đề ra của DTC:

- Chỉ có bác sỹ và dược sỹ mới được quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong danh mục.

- Các yêu cầu phải được làm bằng văn bản và gửi cho thư ký của DTC Các thông tin thu thập được qua ý kiến đóng góp của Khoa/phòng sử dụng được tổng hợp như trong bảng 3.2 sau:

Bảng 3.2. Thông tin thu thập từ các khoa/phòng sử dụng thuốc

STT Nội dung thông tin SLDM

1 Thuốc được đề nghị bổ sung :

- Tổng số thuốc (cả tên generic và tên biệt dược) - Tổng số hoạt chất

8 3 2 Thuốc thuốc yêu cầu loại bỏ ra khỏi DMT sử dụng năm

2012

- Tổng số thuốc (cả tên generic và tên biệt dược) - Tổng số hoạt chất

2 1 2 - Tổng số thuốc được đề nghị (cả tên generic và tên biệt

dược) đưa vào sử dụng năm 2012 124 Các khoa/phòng dự trù thuốc dựa vào nhu cầu điều trị thực tế, vì vậy

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện hải hà tỉnh quảng ninh năm 2012 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)