Vài nét về thực trạng cung ứng thuốc trong các bệnh viện nước ta hiện nay và

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện đa khoa tỉnh hòa bình năm 2012 (Trang 25)

nay và hướng đi của đề tài.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, ngành Công nghiệp Dược phẩm cũng đã có bước phát triển vượt bậc. Trong những năm gần đây ngành Công nghiệp Dược tạo ra nhiều sản phẩm mới nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Ví dụ trong vài năm gần đây trên thế giới xuất hiện một số đại dịch lớn như SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1… một số nước đã kịp thời nghiên cứu, sản xuất ra Vaccine và các thuốc đề phòng và điều trị bệnh chỉ trong thời gian ngắn. Ở Việt Nam, thị trường dược phẩm cũng rất phong phú, có khoảng 1.500 hoạt chất với khoảng 18.000 mặt hàng năm 2008 và năm 2009 đã lên đến 22.000 sản phẩm [24]. Tuy nhiên, Công nghiệp Dược Việt Nam vẫn phát triển ở mức trung bình - thấp, chưa sáng chế được thuốc mới và hiện chỉ có hơn 52% doanh nghiệp dược đủ tiêu chuẩn sản xuất thuốc. Thuốc sản xuất trong nước chủ yếu là generic, không có giá trị cao, mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu tiêu thụ thuốc nội địa [25].

Theo đánh giá của Bộ y tế: “Ngành Dược đã có những thành tích nổi

bật là đảm bảo nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu thuốc trước đây”[11]. Năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sản xuất

được hơn 49% nhu cầu sử dụng thuốc của người dân. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2009 đạt 19,77 USD, tăng 3,32 USD so với năm 2008 và tăng hơn 300% so với năm 2001. Việt Nam đã sản xuất được 234/314 hoạt chất trong danh mục TTY, đủ nhóm tác dụng dược lý theo phân loại của WHO. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thuốc với tổng giá trị năm 2009 gần 1,2 tỷ USD, tăng gần 27% so với năm 2008. Trong đó nhập khẩu thuốc thành phẩm là 904,8 triệu USD, vaccine, sinh phẩm y tế là 59,6 triệu USD và nguyên liệu là 265,9 triệu USD [25].

Qua báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009 của Cục Quản lý Dược, hầu hết các bệnh viện đã xây dựng DMT căn cứ theo DMT chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh hiện hành. Năm 2008, tổng giá trị mua thuốc tại các bệnh viện trên toàn quốc là 12.322 tỷ đồng chiếm khoảng 50% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [15]. Tuy nhiên, từ kết quả phân tích đánh giá về cơ cấu DMT của một số bệnh viện cho thấy, hiện nay, việc xây dựng DMT của các bệnh viện còn nhiều vấn đề bất cập. Thuốc đắt tiền, thuốc ngoại nhập, thuốc biệt dược, thuốc không phải là TTY thường chiếm tỉ lệ cao trong DMT các bệnh viện nhất là các bệnh viện lớn. Đặc biệt các thuốc kháng sinh luôn chiếm tỉ lệ cao trong các DMT bệnh viện (khoảng 56 – 58%). Nguyên nhân là do việc sử dụng tràn lan, lạm dụng kháng sinh phổ rộng, điều trị bao vây dẫn đến gia tăng các tác dụng không mong muốn và tình trạng kháng kháng sinh. Hiện nay, thuốc kháng sinh đang được lựa chọn như một giải pháp phổ biến. WHO vẫn khuyến cáo thực trạng kê đơn kháng sinh đáng lo ngại trên toàn cầu, tới mức trung bình 30-60% bệnh nhân được kê thuốc kháng sinh và tỉ lệ này cao gấp đôi so với nhu cầu lâm sàng. Tại Bệnh viện Bạch Mai, số thuốc kháng sinh chiếm tỉ lệ 46,25%, nghĩa là theo đánh giá chuẩn của WHO đã có đến 1/2 số thuốc kháng sinh sử dụng thừa. Số thuốc được kê không cần thiết này làm tăng chi phí y tế, tăng khả năng xuất hiện tác dụng phụ của thuốc và tình trạng kháng kháng sinh[26]. Tại một số cơ sở y tế, mức độ sử dụng kháng sinh cho bệnh nhân

thậm chí gần như... 100%. Tại Bệnh viện Bạch Mai, khoa tai mũi họng: 100%, răng hàm mặt: 94%, khoa ngoại: 94%, khoa sản: 89%... Tình trạng kết hợp nhiều loại kháng sinh cũng ở mức rất phổ biến (41,91%) và đã xuất hiện những đơn thuốc kê kết hợp cùng lúc đến bốn loại kháng sinh. Riêng chi phí dành cho kháng sinh đã lên mức gần 100 tỉ đồng, chiếm khoảng 1/3 ngân sách mua thuốc toàn viện [25]. Có thể nói, việc kê đơn, sử dụng thuốc không hợp lý đang còn phổ biến ở hầu hết các bệnh viện. Tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh trong tổng số tiền thuốc sử dụng năm 2008 chiếm 32,7% một phần cho thấy MHBT ở Việt Nam có tỷ lệ nhiễm các bệnh nhiểm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến. Các báo cáo về phản ứng có hại của thuốc từ các cơ sở y tế ngày càng nhiều, số lượng báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) năm 2005 là 854, năm 2006 là 1062 đến năm 2008 là 1778 [28].

Hiện nay, do ảnh hưởng tiêu cực của một số hoạt động Marketing không lành mạnh dẫn đến trong DMT của các bệnh viện thường có quá nhiều tên thuốc khác nhau cho cùng một hoạt chất, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, thuốc bổ (bổ gan, vitamin..), thuốc tăng cường sức đề kháng… Điều này khiến cho người kê đơn dễ dàng lạm dụng kháng sinh (nhất là Cephalosporin thế hệ 3) và lạm dụng thuốc bổ, kê quá nhiều thuốc cho người bệnh, dẫn đến nhiều tương tác khi điều trị. Từ đó gây khó khăn cho người mua thuốc, cấp phát thuốc và cho người giám sát sử dụng thuốc. Mặt khác, việc truy cập trực tuyến thông tin thuốc trong phạm vi toàn cầu ở Việt Nam còn hạn chế dẫn đến khó khăn cho việc cập nhật thông tin thuốc. Hoạt động quảng các cho thuốc sản xuất trong nước còn chưa thực sự phổ biến dẫn đến hạn chế cho việc lựa chọn thuốc nội vào DMT bệnh viện. Việc giá thuốc tại thị trường Việt Nam có nhiều biến động trong thời gian gần đây cũng ảnh hưởng đến việc duy trì danh mục thuốc bệnh viện. Giá của một số thuốc phê duyệt trúng thầu thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá chung trên thị trường nên một số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không cung ứng thuốc, chịu phạt hợp đồng. Vì vậy, để đáp

ứng nhu cầu điều trị bệnh viện lại phải bổ sung thuốc khác vào DMT bệnh viện. Ngược lại, do DMT có quá nhiều chủng loại nên việc thuốc trúng thầu có được sử dụng hay không còn tuỳ vào lòng hảo tâm… của các bác sĩ kê đơn. Theo thống kê tại công ty Dược Vật tư y tế Tiền Giang, năm 2003 có 80/390 mặt hàng trúng thầu vào bệnh viện không bán được viên nào, chiếm tỉ lệ 21%. Sáu tháng đầu năm 2004 cũng có 78/280 thuốc không bán được viên nào dù được tuyên bố trúng thầu [26].

Qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc nội năm 2006, 2007 ở 565 bệnh viện trong cả nước cho thấy, năm 2009, tỷ lệ thị phần giữa thuốc nội và thuốc ngoại là 50/50, đến tháng 6 năm 2010 là 46/54 [27], thuốc nội chỉ chiếm 19- 25% về giá trị tiền. Kết quả khảo sát tại bệnh viện Phụ sản Trung ương cho thấy năm 2006 thuốc ngoại chiếm tỉ lệ 78,9%, thuốc nội 21,1% mặc dù so với năm 2002 tỉ lệ thuốc nội trong DMT đã tăng từ 13,6% lên 21,1% [17]. Tại bệnh viện Châm cứu Trung ương tỉ lệ thuốc ngoại năm 2006 là 63,4%, năm 2007 là 65,6% [18]. Tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn – Hà Nội tỷ lệ thuốc nội tăng trong 3 năm, tỷ lệ thuốc nội năm 2006 là 28,5%, năm 2007 là 31,9%, đến năm 2008 đã là 33,4%[19]…

Việc xây dựng DMT trong bệnh viện còn chưa chú trọng nhiều đến nguyên tắc “ưu tiên chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước đạt chất lượng, thuốc của các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP)”. Việc sử dụng thuốc nhập ngoại, thuốc biệt dược vẫn chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt là những loại thuốc của một số công ty Dược phẩm phân phối độc quyền được sử dụng nhiều dẫn đến tình trạng hiện nay sử dụng thuốc ở các bệnh viện lớn thường vượt quá khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế. Thống kê của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cho biết, tính đến hết năm 2009, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam đã lên tới hơn 1.696 triệu USD, tăng gần 19% so với năm 2008. Điều này có nghĩa, tiền thuốc đã tăng mạnh qua từng năm và phản ánh hai khía cạnh, một là số lượng người bệnh tăng lên, sử dụng thuốc nhiều hơn, và hai là

giá thuốc đã tăng cao và kéo theo chi phí bỏ ra mua cũng tăng theo. Năm 2009, quỹ Bảo hiểm y tế bị thâm hụt xấp xỉ 2.000 tỷ đồng [25].

Trong những năm gần đây, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện. Các đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về 4 nội dung của chu trình cung ứng thuốc trong các bệnh viện như: Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô, Bạch Mai, Phụ sản trung ương, Phụ sản Hà Nội, viện E, Viện 108, Bệnh viện Châm cứu trung ương, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn… và đã sơ bộ cho thấy trong những năm gần đây, lĩnh vực cung ứng thuốc bệnh viện đã được quản lý và chấn chỉnh ngày một tốt hơn. Tuy nhiên, cung ứng thuốc trong bệnh viện nói chung và việc lựa chọn thuốc nói riêng là vẫn còn là một vấn đề nan giải cần có những chấn chỉnh không chỉ từ phía các bệnh viện mà là của toàn ngành y tế.

Trước những bất cập nói trên của các bệnh viện,chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn phân tích đưa những điểm đã đạt được và những điểm còn bất cập trong việc sử dụng và xây dựng Danh mục thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.Đặc biệt là ở bệnh viện tuyến tỉnh, nơi vẫn rất cần được quan tâm về lĩnh vực này, chứ không chỉ tập trung ở các bệnh viện tuyến Trung Ương mà cụ thể là với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

CHƯƠNG II

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện đa khoa tỉnh hòa bình năm 2012 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)