Khảo sát sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hỉnh sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân nám da tại bệnh viện da liễu hà nội (Trang 66)

- Thuốc kháng nấm đa dạng với nhiều biệt dược và có nguồn gốc xuất sứ : Pháp , Balan , Ấn , Hàn Quốc .Thuốc được sử dụng nhiều nhất là các thuốc có nguồn gốc Ấn độ chiếm ( 25,2%) Thái Lan ( 21%)

- Tỷ lệ sử dụng phác đồ phối hợp 1 thuốc kháng nấm tác dụng tại chỗ và 1 thuốc tác dụng toàn thân chiếm đa số( 47,8%)

- Trong các thuốc tác dụng tại chỗ nhóm thuốc thường được sử dụng nhiều nhất là Clotrimazol (51,4 %) tiếp đến là Terbinafin (38,6%).

- Nhóm thuốc tác dụng toàn thân tỷ lệ nhóm thuốc Itraconazol được sử dụng chiếm (84,5%)

4.2.3. Đánh giá kết quả điều trị:

- Trong 4 tuần tỷ lệ khỏi và tiến triển tốt còn thấp mới đạt 42,2% - Tỷ lệ bệnh khỏi và tiến triển tốt đến tuần thứ 8 là là 87,6 %

- Tác dụng không mong muốn gặp ở thuốc tác dụng tại chỗ ít gặp và khi gặp thường xuất hiện trong 2,3 ngày đầu sau đó không xuất hiện nữa . Chưa gặp trường hợp nào phải dừng thuốc .

- Tác dụng phụ hay gặp : đỏ da 3,34%, ngứa 2,05%. Đỏ da gặp ở nhóm Ketoconazolr nhiều hơn 5,26%. Còn hiện tượng ngứa hay gặp ở nhóm Clotrimazole 3,0%, Cipclopiroxolamin 6,25%

- Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc uống hay gặp là hiện tượng mệt mỏi toàn thân 6,8% tiếp đến là các triệu chứng tiêu hóa 4,2%.

- Tác dụng không mong muốn gặp ở nhóm sử dụng Ketoconazol phổ biến hơn, còn với nhóm dùng Itraconazol ít gặp .

4.3. Kiến nghị:

- Khi sử dụng thuốc kháng nấm tác dụng toàn thân nên xét nghiệm theo dõi chỉ số men gan.

- Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước còn thấp vì vậy sản xuất thuốc tại Việt Nam vẫn còn thị trường rộng trong điều trị bệnh nấm da . Đặc biệt là nhóm thuốc có tác dụng toàn thân hầu chưa có thuốc có nguồn gốc Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hỉnh sử dụng thuốc điều trị bệnh nhân nám da tại bệnh viện da liễu hà nội (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)