Các thuốc tác dụng tại chỗ khi sử dụng hiếm gặp các tác dụng không mong muốn nhưng trong một số trường hợp người bệnh vẫn gặp một số hiện tượng gây khó chịu khi sử dụng .
Bảng 3.13. Tác dụng không mong muốn thường gặp khi sử dụng thuốc tác dụng tại chỗ
STT Tác dụng không mong muốn Số lượng Tỷ lệ %
(n =389) 1 Ngứa 8 2,05 2 Đỏ da 13 3,34 3 Kích ứng da nhẹ ( Cảm giác nóng nhẹ ở da) 4 1,03
4 Dị ứng( ngứa ,đỏ da, phát ban) 0 0
5 Phù nề 0 0
Nhận xét:
Khi sử dụng các thuốc bôi các ADR xảy ra Nhưng thường nhẹ và có xu hướng trong 2 ngày đàu đến ngày tiếp theo các tác dụng phụ này biến mất, hiếm khi phải dừng thuốc . Nhiều nhất là hiện tượng đỏ da vùng da tiếp xúc với thuốc (3,34 %). Còn tác dụng gây dị ứng ( ngứa , đỏ da, phát ban) hiếm, không gặp.
3.3.3. Tỷ lệ các tác dụng không mong muốn gặp ra ở các nhóm thuốc bôi:
Bảng 3.14. Tỷ lệ ADR xảy ra ở các nhóm thuốc bôi
Tác dụng không mong muốn Clotrimazol (n=200) Terbinafin (n =150) Cipclopiro -xolamin (n=16) Ketoconazol (n =19) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ % Ngứa 6 3,0 2 1,33 1 6,25 0 0 Đỏ da 6 3,0 6 4,0 0 0 1 5,26 Kích ứng da 3 1,5 1 0,67 0 0 0 0
Nhận xét:
Các nhóm thuốc tác dụng tại chỗ đều có xảy ra các tác dụng không mong muốn nhưng tỷ lệ không cao nhiều nhất là Clotrimazol 1% là 7,5% chủ yếu là ngứa, đỏ da hiện tượng này chỉ xảy ra trong 2,3 ngày đầu rồi sau không xuất hiện nữa còn hiện tượng dị ứng ngứa ,đỏ da phát ban thì không gặp
3.3.4.Các ADR thường xảy ra khi sử dụng thuốc tác dụng toàn thân ( n =265):
Các ADR gặp trong thời gian điều trị người bệnh tại bệnh viện thường được bệnh nhân than phiền với bác sĩ thường xảy ra lúc bắt đầu điều trị:
Bảng 3.15. Các ADR thường gặp khi bệnh nhân sử dụng thuốc tác dụng toàn thân
STT Tác dụng không mong muốn Số lượng Tỷ lệ % 1 Toàn thân ( mệt mỏi , chán ăn …) 18 6,8
2 Đau đầu , chóng mặt 5 1,9
3 Rối loạn tiêu hóa ( buồn nôn, đau bụng , khó tiêu, đầy hơi..)
11 4,15
4 Suy chức năng gan mật 0 0
5 Phát ban 1 0,38
6 Rối loạn hệ hô hấp ( viêm mũi , nhiễm trùng hô hấp..)
0 0
Nhận xét:
Các tác dụng không mong muốn của thuốc chống nấm có tác dụng toàn thân xảy ra đặc biệt là tình trạng mệt mỏi, chán ăn khi sử dụng thuốc uống 5,3%ngoài ra còn tình trạng đầy hơi, khó tiêu chiếm 3%. Trong đó các tác dụng như rối loạn hệ hô hấp, suy chức năng gan mật theo cảnh báo của nhà sản xuất thì không gặp.
3.3.5.Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc chống nấm có tác dụng toàn thân:
Tại bệnh viện Da liễu Hà Nội các thuốc kháng nấm có tác dụng toàn thân thường được sử dụng chỉ có 2 nhóm chính . Đó là ketoconazol và itraconazol
Bảng 3.16. Tỷ lệ ADR xảy ra ở các nhóm thuốc uốngtrong điều trị nấm da
Biểu hiện Ketoconazol( n= 41) Itraconazol( n= 224) Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Toàn thân,mệt mỏi 5 12,2 13 5,8
Đầy hơi, đau bụng 2 4,9 6 2,7
Buồn nôn 1 2,4 2 0,9
Đau đầu 02 6,7 03 1,3
Nhận xét :
Khi sử dụng thuốc uống tác dụng không mong muốn thường hay gặp nhất là hiện tượng mệt mỏi khó chịu ở Ketokonazol là 12,2% còn Itraconazol là 5,8%. Đau đầu 6,7% ở Ketokonazol, 1,3% ở Itraconazol. Ngoài ra còn các hiện tượng đầy hơi đau bụng, buồn nôn…
CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN - KẾT LUẬN &KIẾN NGHỊ
4.1. Bàn luận
4.1.1. Tình hình bệnh nấm da và đặc điểm lâm sàng:
4.1.1.1 Tỷ lệ nhiễm nấm da
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, đặc biệt là mùa hè nhiệt độ nóng, độ ẩm cao cộng với điều kiện vệ sinh không tốt là một trong những điều kiện cho nấm phát triển đặc biệt là nấm da.Theo nghiên cứu của chúng tôi trong thời gian một năm cho thấy bệnh nấm da nói chung xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất là vào các tháng 6, tháng 7, tháng 8 là những tháng mùa hè chiếm tỷ lệ (34,1%) . Tỷ lệ này phù hợp với một số nghiên cứu về nấm da theo nghiên cứu của Nguyễn Lê Hoa về nấm da đầu mùa hè là (36,1%). Còn các tháng 8, tháng 9, tháng 10 bệnh giảm dần do mùa thu khi hậu bắt đầu dịu dần thì tỷ lệ bệnh ít hơn (27,6%) còn theo kết quả của Nguyễn Lê Hoa là (15,4%) có sự khác biệt này có thể do khí nóng, ẩm của mùa thu lại dịu về ban tối ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt, vệ sinh hàng ngày dẫn đến tỷ lệ nấm da nói chung về mùa thu vẫn nhiều. Mùa Đông và mùa Xuân tỷ lệ mắc bệnh ít hơn (17,4%- 20,9%) đặc biệt là tháng 1 tỷ lệ bệnh chỉ có 5,1% có thể do khí hậu lạnh không thuận lợi cho nấm phát triển [8].
Trong những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nấm (+) thì theo kết quả nghiên cứu bệnh nhân mắc bệnh nấm khác như: nấm lưỡi, nấm vùng sinh dục… chiếm tỷ lệ rất nhỏ(4%) còn lại chiếm đa số là bệnh nhân nấm da( 96%) điều này phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện Da liễu( theo biểu 3.1) .
4.1.1.2. Bệnh nhân mắc bệnh nấm da theo tuổi:
Trong nghiên cứu này số liệu được chúng tôi lấy thời gian từ tháng 6/2011đến tháng 12/2011. Bệnh nấm da có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Có thể gặp ở trẻ em (6,2%) đến cả ngườii già >60 tuổi (4,1%) trong số bệnh nhân mắc bệnh nấm da. Tỷ lệ nấm da ở mỗi lứa tuổi có khác nhau.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 70,7% nấm da thường xảy ra ở tầm tuổi từ 13 - 40 . Trong đó tuổi từ 21 -30 chiếm tỷ lệ cao nhất 37,5%. Tỷ lệ này ít hơn theo nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu Trung ương thì bệnh nhân nấm da từ 20 - 29 là trên ( 50% ) với đối tượng chủ yếu là học sinh và sinh viên. Có thể sự khác biệt về số liệu do thời gian nghiên cứu chưa đủ nhiều (của Bệnh viện Da liễu Trung ương là số liệu 3 năm), trong đề tài điều tra này bệnh nhân đến với Bệnh viện Trung ương lượng đến từ tỉnh thành, còn tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội thì bệnh nhân chủ yếu địa bàn ở khu vực xung quanh Hà Nội. Tiếp đến là lứa tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao là 31 – 40 tuổi chiếm (19,3%). Tuổi trung bình mắc bệnh là(27,3%). Bệnh ít gặp dần các tuổi lớn hơn và đặc biệt > 60 tuổi tỷ lệ mắc bệnh nấm da chỉ còn (4,1%) tỷ lệ này có thể do một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình gây bệnh của nấm như lượng Lipid bề mặt da là chuỗi acid béo trung gian được sản xuất từ tuyến bã có khả năng ức chế sự phát triển của nấm[8].
Lý do giải thích tại sao bệnh nấm da thường gặp nhiều ở độ tuổi từ 13 - 40 tuổi có thể do ở độ tuổi này việc hoạt động thể lực nhiều hơn ra nhiều mồ hôi làm pH da thay đổi, lại ở điều kiện khí hậu nóng ẩm, thói quen, điều kiện vệ sinh tắm giặt kém (là những yếu tố thuận lợi phát triển nấm trên da). Ở tuổi này việc hoạt động sinh sống tập thể cũng diễn ra nhiều hơn. Ở trẻ em < 72 tháng tuổi thì số trẻ dưới 1 tuổi chiếm 21/24 do thời tiết nóng ẩm, thói quen đóng bỉm gây ẩm ướt là môi trường lý tưởng để nấm da phát triển [ 9]
Điều này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Basak Yalcin và tác giả Buxton PK là tuổi tác có vai trò trong bệnh nấm
4.1.1.3. Tỷ lệ mắc bệnh theo giới tính:
Theo nghiên cứu của chúng tôi tại Bệnh viện Da liễu Hà Nội tỷ lệ chung cho các thể bệnh nấm da thì nam giới mắc bệnh nấm da chiếm tỷ lệ cao hơn (61%), ở nữ giới( 31%).
Nhưng trong từng thể bệnh thì tỷ lệ này lại có sự thay đổi. Trong bệnh nấm kẽ và nấm móng tỷ lệ ở nữ giới ( 64% - 57,1%) lại cao hơn so với nam giới (36% - 42,9%) có thể do nữ làm công việc thường xuyên tiếp xúc với nước nhiều hơn là một trong các yếu tố thuận lợi cho nấm kẽ và nấm móng. Còn trong khi đó ở thể nấm thân và nấm lang ben tỷ lệ nam giới lại rất cao (62,8%; 67,4%). Còn nữ giới chỉ là (37,2%; 32,6%). Lý do thói quen tắm giặt, vệ sinh thường xuyên nên nữ giới ít mắc hơn. Các tỷ lệ giữa nam và nữ cao hơn ở so với nghiên cứu của Nguyễn Lê Hoa (nam 58,8% - nữ: 41,2%).
Tỷ lệ nam, nữ tùy theo thể bệnh nấm da, vị trí bị bệnh của cơ thể mà thay đổi theo giới tính. Chứng tỏ bệnh nấm da phụ thuộc nhiều vào công việc, thói quen, vệ sinh, điều kiện sinh hoạt hàng ngày.Kết quả tên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Dương Văn Khiêm, Nguyễn Khắc Viện trên đối tượng là học viên trường cao đẳng quân sự về bệnh nấm da theo các tác giả tình trạng tắm ngay sau luyện tập thì số lần tắm càng nhiều thì càng giảm tỷ mắc bệnh da trong đó là nấm da. Việc ứ đọng mồ hôi lâu làm Ure biến thành ammoniac gây kiềm hóa da(pH 6,5-7) là môi trường phù hợp cho vi khuẩn và nấm phát triển [6],[7].
Theo nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ Trong bệnh nấm da trong tổng số bệnh nhân đến khám da tại khoa Khám bệnh của Bệnh viện Da liễu Hà Nội 4,94%. So sánh với số liệu nghiên cứu mới đây nhất tại Bệnh viện Da liễu Trung ương thì bệnh nhân
được chẩn đoán nấm da chiếm 6,3% tổng số bệnh da điều trị tại Bệnh viện. Cũng như một nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh da của các học viên trường Cao đẳng quân sự Quân đoàn 4 thì bệnh nấm da chiếm 6,4% trong tổng số bệnh da. Có thể do đối tượng bệnh đến khám tại bệnh viện Da liễu Trung ương và trường cao đẳng quân sự là học sinh, sinh viên tuổi trong khoảng 13 - 40 tuổi là theo nghiên cứu là có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (bảng 3.2). Còn theo thống kê chung tỷ lệ mắc bệnh nấm da so với các bệnh da ở Việt Nam là từ 5 - 15% tùy thuộc vùng miền, đối tượng nghiên cứu.
Tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán nấm da ở Bệnh viện Da liễu Hà Nội không cao so với các kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Da liễu Trung ương. Có thể do nghiên cứu chưa đủ nhiều, khoảng thời gian ngắn. Đối tượng bệnh nhân ở Bệnh viện Da liễu Trung ương là rộng bao gồm các tỉnh thành, trong khi đó Bệnh viện Da liễu Hà Nội là phần lớn dân cư Hà Nội và các vùng lân cận. Trong khi đó, theo nghiên cứu của Nguyễn Lê Hoa: tỷ lệ nhiễm nấm da đầu ở nông thôn ( 61,6%) chiếm tỷ lệ cao hơn thành thị (38,4%) cũng là một nguyên nhân có sự khác nhau trong tỷ lệ mắc bệnh nấm da . Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành tại phòng khám Bệnh viện Da liễu Hà Nội chứ không phải đề tài mang tính chất điều tra cơ bản. Nên kết quả nghiên cứu chỉ có tính chất đánh giá tình hình tại phòng khám Bệnh viện Da liễu Hà Nội chứ chưa nói được tính chính xác về tỷ lệ chung. Bệnh nấm da tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng thường triệu chứng cơ năng ngứa nhiều, nếu không được điều trị đúng thương tổn nấm có thể lan tỏa nặng thêm và có thể thêm bệnh da khác, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tốn kém ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
4.1.1.4. Tỷ lệ bệnh nấm da theo thể bệnh.
Bệnh nấm da là bệnh thường gặp do nhiều chủng loại nấm khác nhau gây nên ở các vùng da khác nhau trên cơ thể. Nhưng hay gặp nhất là một số loại nấm gây ra các
thể : nấm thân (điển hình là nấm gây bệnh hắc lào), nấm móng, nấm tóc, lang ben, nấm kẽ.
Theo nghiên cứu của chúng tôi trong tổng số 389 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nấm (+) và được chẩn đoán nấm da thì trong đó tỷ lệ nấm thân cao nhất chiếm 78,2%, tiếp đến là Lang ben 11,8%, nấm móng 6,4%, nấm kẽ là 3,6% còn nấm tóc 0%.
Theo tỷ lệ nghiên cứu thì nấm thân (nấm hắc lào) là bệnh do nấm thuộc nhóm Dematophytes hay gặp nhất là hai loại Tryphophyton và Epidermophyton [5]. Khí hậu nóng ẩm, ra mồ hôi nhiều mà ít tắm giặt, bơi lội trong vùng nước bẩn , điều kiện vệ sinh hạn chế, ngủ chung dùng chung quần áo… là một trong những yếu tố thuận lợi cho nấm thân phát triển. Vì vậy mà giải thích tại sao tỷ lệ nấm thân (bệnh hắc lào) lại có tỷ lệ cao(78,2%) như vậy. Việc sử dụng thuốc kháng sinh, Costicoit không đúng, kéo dài càng làm cho bệnh phát triển.
- Trong khi đó lang ben là bệnh do nấm men Pityrosporum ovale gây ra.
Lang ben thường có 2 dạng: màu trắng và màu đen. Bệnh lang ben phụ thuộc khá nhiều vào việc vệ sinh da, sức đề kháng và độ pH của da và cả độ ẩm của da. Bệnh lang ben có lây nhưng khó lây, cho nên có thể giải thích một số trường hợp trong một gia đình có người mắc bệnh lang ben nhưng người khác lại không mắc. Khác với bệnh nấm thân(hắc lào) bệnh lang ben thường gặp ở tuổi thanh, thiếu niên. Trong nghiên cứu tỷ lệ gặp trong nhóm bệnh nấm da là 11,8% đứng sau bệnh nấm thân (hắc lào). - Nấm móng do các loài Trichophyton hoặc Microsporum gây ra. Nguyên nhân gây bệnh do bệnh nhân là những người tiếp xúc với nước thường xuyên. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác nhưng ít và hầu như không lây từ người này sang người khác, tỷ lệ gặp (6,4%).
- Nấm kẽ nguyên nhân do nấm Epidermophyton, Trychophyton hay còn do nấm
Candida albicans. Bệnh thường gặp ở những người do nghề nghiệp phải tiếp xúc với
nước nhiều giờ liên tục, nhiều ngày như nông dân, người làm việc cống rãnh, vận động viên bơi lội nên ít gặp hơn trong nghiên cứu của chúng tôi (3,6%).
4.1.1.5. Tỷ lệ mắc bệnh nấm da có kèm theo một bệnh da khác.
Trong bệnh nấm da triệu chứng xuất hiện đầu tiên chủ yếu là ngứa. Đó là một trong những dấu hiệu đầu tiên làm bệnh nhân rất khó chịu, gãi làm lây lan mầm bệnh, đồng thời nếu giữ vệ sinh kém còn làm nhiễm trùng da gây mưng mủ, lở loét… Vì vậy, người ta thấy hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi làm nhiễm trùng viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và gây ảnh hưởng đến sức khỏe (TS Nguyễn Thu Hiền - SK&ĐS).
Theo nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.4)thì tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh nấm da có kèm theo một bệnh da khác chiếm tỷ lệ nhỏ 5,4% còn lại là 94,6%. Trong tổng số 389 bệnh nhân mắc bệnh nấm da thì có 21 người bệnh nấm da mà có kèm theo một bệnh da khác.
4.1.1.6. Vị trí tổn thương
Với các vị trí bị bệnh chủ yếu lưng (76,9%), ngực (71,2%) tỷ lệ này cũng gần tương tự nghiên cứu của các BS Hoàng Văn Minh, Bùi Văn Đức, Phan Anh Tuấn, Võ Quang Đinh( bộ môn Da liễu - Địa học y dược TP HCM) với tỷ lệ nấm ở ngực (75,1%)và ở lưng là( 85,2%). Trong khi đó các vị trí tổn thương tại chân tay, cổ, bụng tỷ lệ bị bệnh ít hơn, ít nhất là ở vùng bụng có 14,1%. Các vị trí lưng, ngực là những vị trí hay ra mồ hôi nhiều , gây ẩm ướt cộng với điều kiện nóng là những vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển thành bệnh .
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy bệnh nhân khi bị mắc bệnh với biểu hiện ban đầu ngứa, khó chịu các biểu hiện ban đầu cũng chưa rõ ràng nên số bệnh nhân đến với
bệnh viện thời gian sớm trước 2 tuần rất ít (2,9%) còn thời gian mắc bệnh trên 4 tuần là nhiều (68,6%). Khi đó bệnh mới biểu hiện rõ ràng gây phiền toái cho bệnh nhân. Đặc biệt đối với nhiệt độ nóng nực mùa hè, mồ hôi ra nhiều gây bức bối, ngứa nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì bệnh nhân mới chú ý và đến khám. Vì nấm da là bệnh không nguy hiểm, biểu hiện lúc đầu là ngứa ngáy, khó chịu vì vậy bệnh nhân nhiều khi ngại đi khám nên tự chữa bằng cách nghe người mách hoặc tự ý ra nhà thuốc