Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là phương pháp sử dụng nhiệt cung cấp từ dầu, than hay gas để oxi hóa các chất có thể oxy hóa trong rác thải, các chất độc hại sẽ được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không cháy được. Các chất khí được làm sạch hoặc không làm sạch thoát ra ngoài không khí, chất thải rắn được chôn lấp.
Ưu điểm :
Giảm thể tích chất thải: Phương pháp đốt có thể giảm thể tích chất thải tới 70-90%, chủ yếu trong tro xỉ là các chất không cháy đươc trong quá trình đốt. Do đó sau khi đốt tiến hành chôn lấp sẽ đạt hiệu quả cao về nhiều mặt.
- Xử lý triệt để các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải đô thị. Khử được các chất nguy hiểm, giảm độc tính chất thải đem đốt: quá trình gắn liền với nhiệt độ cao nên chất thải nguy hiểm đặc biệt là chất thải y tế chứa nhiều mầm bệnh như vi khuẩn, nấm... hay các bệnh phẩm sẽ được xử lý triệt để. Ngăn ngừa lây lan dịch bệnh cho cộng đồng…
- Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đô thị mà không cần nhiều diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác.
- Xử lý nhanh: Phương pháp đốt cho quá trình xử lý chất thải nhanh hơn các phương pháp khác, ví dụ xử lý sinh học trong quá trình làm phân compost mất 5- 6 tuần, hay quá trình chôn lấp có thể kéo dài 10, 20 tới 50 năm.
- Nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm ít. Quá trình đốt chất thải không phải như quá trình chôn lấp sinh ra nhiều nước rác. quá trình đốt không tạo ra nước thải. Chỉ có tro xỉ có chứa nhiều kim loại không có khả năng cháy, sau đó đem chôn lấp mới gây ra ô nhiễm nước ngầm.
- Đắt tiền, vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao. So với phương pháp chôn lấp (mất khoảng 2 USD/tấn chất thải), phương pháp xử lý sinh học làm phân compost, phương pháp đốt có giá thành cao hơn hẳn bởi công nghệ, thiết bị có giá thành cao. Ví dụ như lò đốt Kusukusu của Nhật Bản đã chào hàng tại Việt Nam thì loại lò MSG 300 với năng suất 7,8 kg/h có giá 3,5 triệu yên (tương đương 460 triệu đồng Việt Nam) hay loại năng suất 190 kg/h có giá 36 triệu yên (4,7 tỷ đồng Việt Nam), chi phí xử lý vận hành cao, có thể từ 30 – 40 USD/tấn chất thải.
- Sinh ra ô nhiễm thứ cấp: Quan trọng nhất là khói lò và bụi. Khói lò có chứa các hợp chất như Dioxin, Furran sinh ra trong quá trình đốt chất thải có chứa Chlorine hữu cơ như bao túi PVC... Ngày nay, để tăng hiệu suất xử lý và hạn chế hình thành Dioxin và Furran, các thế hệ lò đốt mới không ngừng cải tiến như đốt áp suất âm, tăng nhiệt độ buồng đốt thứ cấp lên 11500C. Tuy nhiên với đặc điểm của rác thải Việt Nam như độ ẩm lớn (60-70%), nhiệt trị không cao (700 - 800 kcal, trong khi đó chất thải cần có nhiệt trị tối thiểu 1500 kcal), tỷ lệ chất hữu cơ lớn và đòi hỏi đầu tư lớn. Do đó, việc đốt các chất thải còn lại sau khi tách các phần hữu cơ là hợp lý hơn cả.