Phương pháp composting (Ủ sinh học)

Một phần của tài liệu Dự báo khối lượng và thành phần CTR phát sinh trên địa bàn thành phố (Trang 26)

Ủ sinh học có thể được coi như quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học tạo môi trường tối ưu đối vơi quá trình. Đây là quá trình sử dụng các hoạt động tự nhiên của vi sinh vật để phân giải các hợp chất hữu cơ có trong rác thải. Chính quá trình trao đổi chất, quá trình tổng hợp tế bào và sinh sản của các vi sinh vật này đã tạo những sản phẩm có giá trị như phân compost.

 Ưu điểm: Phương pháp này có nhiều ưu điểm nhất

- Loại trừ được trên 50% lượng rác thải sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành phần gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

- Sử dụng lại được các chất hữu cơ có trong thành phần của rác thải để chế biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằn sinh thái. Hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học để bảo vệ đất đai.

- Tiết kiệm đất cho chôn lấp chất thải, tăng khả năng chống ô nhiễm môi trường. Cải thiện điều kiện sống cộng đồng. Tạo được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng dân cư xung quanh so với chôn lấp và đốt .

- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm nếu phân loại đầu vào tốt.

- Giá thành tương đối thấp và có thể chấp nhận được.

- Phân loại rác thải có thể tái chế, tái sử dụng.

 Nhược điểm :

- Mức độ tự động của công nghệ chưa cao.

- Việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.

- Nạp liệu thủ công, năng suất kém.

- Phần tinh chế năng suất kém do tự trang tự chế.

- Phần pha trộn và đóng bao thủ công chất lượng không đều.

Một phần của tài liệu Dự báo khối lượng và thành phần CTR phát sinh trên địa bàn thành phố (Trang 26)