Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp tiệt khuẩn đến thể chấthạtvi nang phối hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng alginat phối hợp tinh bột làm chất bảo vệ trong quá trình tạo vi nang chứa lactobacillus acidophilus (Trang 28)

Một trong những yêu cầu quan trọng đối với chế phẩm probiotic là không có vi sinh vật khác cạnh tranh với vi sinh vật probiotic. Vì thế các tá dƣợc sử dụng trong chế phẩm phải đƣợc tiệt khuẩn.Trong quá trình tiệt khuẩn, các yếu tố nhiệt và ẩm có thể tác động đến tá dƣợc. Tinh bột đƣợc khoá luận sử dụng làm tá dƣợc tạo vi nang. Vì vậy, các thí nghiệm dƣới đây nhằm khảo sát ảnh hƣởng của hai phƣơng pháp tiệt khuẩn nhiệt ẩm và Tyndall tới chất lƣợng tinh bột.

 Mục tiêu

Lựa chọn phƣơng pháp tiệt khuẩn đối với tinh bột để quá trình tạo hạt tốt hơn.

 Tiến hành

Chuẩn bị 2 bình nón, cân vào mỗi bình 10g tinh bột và tiệt khuẩn lần lƣợt bằng nhiệt ẩm và bằng phƣơng pháp Tyndall (phƣơng pháp nêu ở mục 2.3.1). Tiến hành tạo hạt với từng loại tinh bột vừa thu đƣợc theo phƣơng pháp đã nêu ở mục 2.3.4 (sử dụng đầu kim truyền 23G và 25G).

Đánh giá sơ bộ độ vô trùng của tinh bột thu được: phân tán 1 g tinh bột vào

10ml nƣớc cất đã đƣợc hấp tiệt trùng. Hút chính xác 0,50ml nƣớc cất dùng làm môi trƣờng phân tán nhỏ lên đĩa thạch. Tiến hành tƣơng tự với hỗn dịch tinh bột trong nƣớc vừa tạo.Ủ đĩa thạch trong tủ 37o

C, CO2 5% trong 48h. Quan sát đĩa thạch.

 Kết quả thu đƣợc thể hiện qua bảng sau

Bảng 3.1.So sánh 2 phƣơng pháp tiệt khuẩn nhiệt ẩm và Tyndall về một số chỉ tiêu

Tiêu chí Nhiệt ẩm Tyndall

Thể chất tinh bột thu đƣợc Đồng nhất trong dịch tạo hạt + ++ Làm tắc đầu kim + - Độ vô trùng (sơ bộ) Đạt Đạt

Hình dạng hạt vi nang Cầu, ít xù xì Cầu, ít xù xì Đƣờng kính

hạt vi nang (mm)

Nhỏ giọt bằng đầu kim 23G 2,14 ± 0,06 2,21 ± 0,05

Nhỏ giọt bằng đầu kim 25G - 1,64 ± 0,07

Hàm ẩm hạt sau đông khô 1,21% 1,17%

Chú thích:

(-) : không quan sát thấy.

(+) : có, ở mức độ vừa phải.

(++) : có, ở mức độ tốt.

 Nhận xét và bàn luận

Tiệt khuẩn bằng phƣơng pháp Tyndall tốn nhiều thời gian, phải trải qua nhiều bƣớc tiến hành hơn so với phƣơng pháp nhiệt ẩm. Tinh bột tiệt khuẩn theo phƣơng pháp Tyndall cho chất lƣợng tốt hơn so với tiệt khuẩn theo phƣơng pháp nhiệt ẩm. Nguyên nhân do trong quá trình tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm, tinh bột tiếp xúc với hơi nƣớc ở nhiệt độ cao sẽ bị hồ hóa một phần[9], dẫn đến hiện tƣợng vón cục làm tắc đầu kim. Trong khi đó, tiệt khuẩn bằng phƣơng pháp Tyndall, tinh bột chỉ tiếp xúc với nhiệt mà không có hơi nƣớc nên giữ đƣợc các tính chất ƣu việt của tinh bột: mịn, trơn…, thuận lợi cho quá trình tạo hạt bằng nhỏ giọt qua đầu kim nhỏ. Nghiên cứu trƣớc đây của tác giả Mai Hƣơng đã tạo đƣợc hạt vi nang khi phối hợp alginat 2% với tinh bột 10% bằng nhỏ giọt qua đầu kim truyền 23G [6], tuy nhiên khi tiệt khuẩn tinh bột bằng nhiệt ẩm, quá trình nhỏ giọt hay bị tắc đầu kim. Trong thí nghiệm này, khi tiệt khuẩn tinh bột theo phƣơng pháp Tyndall, quá trình tạo hạt vi nang bằng nhỏ giọt qua đầu kim 23G đã đƣợc cải thiện, không còn hiện tƣợng tắc đầu kim.

Khi sử dụng đầu kim truyền 25G, việc nhỏ giọt vẫn thuận lợi và tạo đƣợc hạt vi nang có kích thƣớc nhỏ hơn (sau đông khô, đƣờng kính hạt vi nang nhỏ giọt qua đầu kim 23G: 2,21± 0,05mm; qua đầu kim 25G: 1,64± 0,07 mm). Khi kích thƣớc hạt vi nang nhỏ hơn, hạt vi nang dễ dàng đi qua môn vị và phân bố đều trong ruột,

ngoài ra, có thể tiến hành bao bảo vệ vi nang để tăng tác dụng bảo vệ vi sinh vật. Tuy nhiên, kích thƣớc hạt vi nang phối hợp alginat với tinh bột thu đƣợc bằng phƣơng pháp nhỏ giọt (cỡ 1,64– 2,21mm) vẫn lớn hơn so với kích thƣớc hạt vi nang tạo bởi phƣơng pháp nhũ tƣơng hoá (cỡ 0,5 μm – 1 mm) [28].

Các hạt thu đƣợc khi sử dụng hai loại tinh bột trong thí nghiệm sơ bộ cho hình dạng giống nhau và hàm ẩm hạt sau đông khô chênh lệch không đáng kể (hàm ẩm của hạt vi nang phối hợp alginat với tinh bột tiệt khuẩn bằng phƣơng pháp nhiệt ẩm là 1,21% và tiệt khuẩn bằng phƣơng pháp Tyndall là 1,17%), chứng tỏ phƣơng pháp tiệt khuẩn không ảnh hƣởng đến chất lƣợng tinh bột ở hai tiêu chí này. Mặt khác, các thiết bị sử dụng trong phƣơng pháp Tyndall không đòi hỏi phải chịu đƣợc áp lực cao nhƣ thiết bị trong phƣơng pháp nhiệt ẩm, thao tác đơn giản, tinh bột thu đƣợc đều vô trùng. Nhƣ vậy,sử dụng phƣơng pháp Tyndall để tiệt khuẩn có nhiều ƣu điểm hơn so với sử dụng phƣơng pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm.

Trong các thí nghiệm tiếp theo, phƣơng pháp Tyndall đƣợc lựa chọn làm phƣơng pháp tiệt khuẩn chính cho tinh bột vàsử dụng đầu kim truyền 25G để tạo hạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng alginat phối hợp tinh bột làm chất bảo vệ trong quá trình tạo vi nang chứa lactobacillus acidophilus (Trang 28)