sau: NOVA-C COMPLEX, NOVA-ELECTROVIT, NOVA-AMINOLYTES, NOVA VITA PLUS…
BỆNH CÚM GIA CẦM
Cúm gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính, được xếp vào nhóm A là nhóm bệnh lây lan rất nhanh, rất rộng và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất. Vào các tháng cuối năm 2003, tại khu vực châu Á, trước khi dịch xuất hiện tại Việt nam, Nhật Bản và Nam Triều Tiên là hai quốc gia công bố dịch đầu tiên, kế đến dịch xuất hiện tại Thái Lan, Việt Nam. Hiện nay Indonesia, Đài Loan, Campuchia, Lào, Pakistan và cả Trung Quốc cũng công bố dịch. Theo thông báo của Cục Thú Y, hiện nay dịch cúm gà đã xuất hiện trên nhiều tỉnh thành của nước ta làm chết nhiều gia cầm, thủy cầm và dịch cúm gà đang có xu hướng lây lan ra nhiều địa phương khác.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Mầm bệnh do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae, giống Influenza virus type A, thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid. Trên vỏ bọc có hai loại kháng nguyên bề mặt là kháng nguyên H và kháng nguyên N. Kháng nguyên H có 16 subtype đánh số thứ tự từ H1 đến H16 và kháng nguyên N có 9 subtype được đánh số thứ tự từ N1 đến N9. Tuỳ theo chủng virus gây bệnh, ký hiệu của subtype H và N được chỉ định cho chủng virus đó. Thí dụ chủng H5N2 gây dịch cúm gà tại Hồng Kông năm 1997, H7N7 gây dịch cúm gà ở Hà Lan năm 2003. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định chủng gây bệnh là H5N1.
1.2. Sức đề kháng của virus
Virus gây bệnh cúm gà có sức đề kháng tương đối yếu trong điều kiện nhiệt độ cao và độ pH mạnh. Virus dễ dàng bị tiêu diệt bởi nhiệt độ 560 C trong 3 giờ và ở 600C trong 30 phút hay trong môi trường không đẳng trương hoặc khô ráo. Do được bọc bởi lớp vỏ lipid, virus dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất tẩy và các loại thuốc sát trùng. Trong điều kiện môi trường có nhiều chất hữu cơ, virus chỉ bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng thuộc nhóm aldehyde như formol, glutaraldehyde hoặc nhóm Iodine complex. Do đó nhóm thuốc này rất thích hợp cho việc tiêu độc, sát trùng chuồng trại lúc đang có dịch hoặc sát trùng định kỳ lúc có gia cầm, thủy cầm trong chuồng trại để phòng ngừa sự lây lan của bệnh từ nơi khác xâm nhập. Các loại thuốc sát trùng khác cũng có tác dụng diệt virus hữu hiệu với điều kiện phải tẩy uế cho sạch các chất hữu cơ như phân, chất độn chuồng trước khi phun thuốc, các chất này bao gồm phenol, quartenary ammonium, sodium hypochloride, acid loãng và hydroxylamin (Franklin và Laver, 1963).
Virus có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ thấp và trong phân tối thiểu là 3 tháng. Trong nguồn nước virus có thể tồn tại khoảng 4 ngày ở nhiệt độ 220C và trên 30 ngày ở 00C. Đối với chủng virus độc lực cao, nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ cần 1g phân từ gà bệnh có thể chứa đủ lượng virus để gây nhiễm một triệu gà (WHO, 2003).
1.3. Sự lây lan
đây là lần đầu tiên bệnh xuất hiện và được công bố dịch. Động vật cảm thụ đối với bệnh cúm gà bao gồm gia cầm, thuỷ cầm, đà điểu, các loài chim, trong đó gia cầm nhạy cảm với bệnh nhất. Người và một số loài động vật có vú cũng có thể mắc bệnh. Do các loài chim cũng nhạy cảm với bệnh, do đó ngoài sự lây lan do vận chuyển gia cầm, thuỷ cầm và các sản phẩm liên quan, chim hoang được coi là nguy cơ làm tăng nhanh sự lây lan của bệnh từ vùng này sang vùng khác.
Sau khi xâm nhập qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá, virus nhân lên rất nhanh và xuất hiện trong các chất tiết đường hô hấp như nước mắt, nước mũi hoặc nước bọt, từ đó xâm nhập vào các con còn lại trong đàn. Vì vậy chỉ cần một con mắc bệnh, các con khác sẽ bị lây bệnh rất nhanh. Thời gian nung bệnh tùy thuộc vào độc lực của chủng gây bệnh. Đối với chủng độc lực cao như H5 hoặc H7, thời gian nung bệnh thường rất ngắn, trung bình khoảng 3-14 ngày.
Giữa các đàn, sự lây lan thường do vận chuyển, bán chạy gia cầm mắc bệnh. Phân, chất độn chuồng, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, sự xâm nhập của chim vào chuồng tại được coi là nguồn lây nhiễm nghiêm trọng.
Tại nước ta, theo Thông báo của Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn, ổ dịch cúm gà đầu tiên được phát hiện vào tháng 7 năm 2003. Ngành Thú y đã có nhiều nổ lực để dâp dịch nhưng cho đến nay (cuối tháng1/2004) bệnh đã được công bố xảy ra trên 40 tỉnh thành của cả nước, chứng tỏ sự lây lan của bệnh rất nhanh.
Bệnh có khả năng lây sang người, cho đến thời điểm cuối tháng 1 năm 2004 tại nước ta đã có trên 60 ca nghi nhiễm bệnh cúm A trên người đã được ghi nhận, trong đó một vài ca đã cho kết quả dương tính với chủng H5N1.
Theo nhiều tài liệu, Virus gây dịch cúm gà có cấu trúc không ổn định với 8 mảnh ARN, nếu nhiễm cùng lúc với virus gây cúm A trên người có thể sẽ tái tổ hợp với virus gây cúm A trên người thành chủng virus gây bệnh cho người ( Perdue, 2000). Đồng thời, cho đến nay chưa có bằng chứng nào về việc lây truyền bệnh từ người qua người.
1.4. Triệu chứng bệnh
Bệnh có 2 thể: Thể bệnh nhẹ (LPAI) gia cầm thuỷ cầm chỉ xuất hiện triệu chứng xù lông, giảm ăn uống, giảm sản lượng trứng. Thể bệnh nặng (HPAI) có tốc độ lây lan rất nhanh. Ở nước ta đã xác định chủng virus gây bệnh là H5N1. Chủng này thường gây thể bệnh rất nặng trên gia cầm, các triệu chứng xuất hiện thường tập trung trên đường hô hấp, mắt, hệ tim mạch và thần kinh do virus xâm nhập và tấn công gây tổn thương nặng các hệ thống kể trên. Trên một cá thể, các triệu chứng thay đổi tùy thuộc vào các cơ quan bị tổn thương nhiều hay ít, tuy nhiên trong một đàn gia cầm mắc bệnh có thể quan sát thấy các triệu chứng sau đây: