Thức hoá công nhân

Một phần của tài liệu Vấn đề trí thức hóa công nhân doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 70)

góp của họ, tránh tình trạng cào bằng hay vì lý do này hay lý do khác mà làm thui chột tài năng hoặc gây ra tình trạng “chảy máu chất xám”.

Thứ hai, có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để trí thức được tiếp cận, nghiên cứu, học tập các thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật công nghệ thế giới. Trên cơ sở năng lực, sở trường của cá nhân để xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo nâng cao đối với đội ngũ trí thức trẻ tại các cơ sở đào tạo trong nước và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ chính trị, kiến thức chuyên môn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Thứ ba, khuyến khích tự do sáng tạo phát minh, sáng chế trong nghiên cứu, thực nghiệm của trí thức. Tạo môi trường thuận lợi để trí thức hợp tác với công nhân áp dụng thành quả nghiên cứu của mình và ứng dụng những công nghệ tiên tiến thế giới vào sản xuất góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và góp phần thúc đẩy quá trình trí thức hoá công nhân.

Thứ tư, tạo môi trường thuận lợi để trí thức tham gia vào hoạt động chính trị - xã hội, coi trọng công tác bồi dưỡng phát triển Đảng trong đội ngũ trí thức. Tăng cường củng cố khối liên minh công - nông - trí dưới sự lãnh đạo của Đảng để phát huy ngày càng cao vị trí vai trò của trí thức đối với sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước. Nếu tập hợp được họ trong các tổ chức chính trị - xã hội thì sẽ động viên ngày càng đông đảo đội ngũ trí thức tham gia vào quá trình trí thức hoá công nhân. Thực hiện tốt các biện pháp trên là đã hướng giáo dục và đào tạo cũng như thu hút sự tham gia của đội ngũ trí thức vào quá trình trí thức hoá công nhân. Góp phần tích cực xây dựng GCCN Việt Nam nói chung và công nhân trong các DNNN ở Thái Nguyên nói riêng lớn mạnh về số lượng và có chất lượng cao. Tuy nhiên, để đẩy mạnh trí thức hoá công nhân phải có những chính sách công cụ tác động nhằm thúc đẩy giáo dục và đào tạo cũng như thu hút đội ngũ trí thức tham gia. Với đội ngũ trí thức bên cạnh phẩm chất chính trị, đạo đức tốt cần có chuyên môn giỏi, và kiến thức tổng hợp. Trí thức không chỉ biết nghiên cứu sáng tạo, mà còn phải biết quản lý, ứng dụng kết quả nghiên cứu đó vào thực tiễn sản xuất thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

2.2.3. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong quá trình trí thức hoá công nhân

Hiện nay trong các DNNN ở Thái Nguyên đều có tổ chức Đảng, bộ máy quản lý, công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ v.v. Vì vậy, phát

huy vai trò của các tổ chức này được xem là một lợi thế của các DNNN và là giải pháp quan trọng góp phần đẩy mạnh trí thức hoá công nhân. Cụ thể:

Một là, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong thực hiện trí thức hoá công nhân. Đảng là chủ thể lãnh đạo xây dựng GCCN; GCCN là cơ sở chính trị - xã hội của Đảng. Trí tuệ của Đảng được xây dựng trên cơ sở trí tuệ của GCCN; cho nên, trí thức hoá công nhân cũng là nâng cao trí tuệ của Đảng. Trong các DNNN tổ chức Đảng có vai trò quyết định đến hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ việc cụ thể hoá chủ trương CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức của Đảng đến triển khai tổ chức thực hiện tại doanh nghiệp của mình. Với các DNNN còn giữ vai trò chủ đạo định hướng nền kinh tế thị trường XHCN, cho nên nâng cao trí tuệ của Đảng phải được thực hiện thường xuyên thông qua trí thức hoá đội ngũ công nhân. Trong các DNNN, nếu tổ chức Đảng phát huy tốt vị trí, vai trò sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, GCCN không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng; còn ngược lại, các tổ chức Đảng yếu kém, thiếu tính đoàn kết thì hậu quả là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, công nhân thất nghiệp và dẫn đến phá sản. Với vai trò là chủ thể lãnh đạo và xây dựng GCCN, Đảng phải chủ động lãnh đạo thực hiện đẩy mạnh quá trình trí thức hoá công nhân. Muốn vậy, Đảng phải lãnh đạo tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân ngày càng hiện đại. Coi trọng công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, kiên quyết đấu tranh chống lại biểu hiện quan liêu, thoái hoá, biến chất, sa đoạ về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, xa rời quần chúng. Quan tâm đến công tác phát triển Đảng viên mới trong đội ngũ công nhân của doanh nghiệp. Chủ động triển khai đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại DNNN theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức nhằm tạo cơ sở, nền tảng thúc đẩy nhanh quá trình trí thức hoá công nhân. Xây dựng hệ thống các biện pháp lãnh đạo, trong đó quan tâm đến quy hoạch xây dựng đội ngũ công nhân gắn với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và phát triển kinh tế

- xã hội của Thái Nguyên và đất nước. Tập trung nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, ý thức chính trị của đội ngũ công nhân đáp ứng với yêu cầu hiện đại hoá của doanh nghiệp. Chủ động lãnh đạo việc cử cán bộ, công nhân lao động đi đào tạo lại, đào tạo nâng cao trong và ngoài nước. Quan tâm chăm lo đến việc làm, thu nhập, đời sống của đội ngũ công nhân. Động viên kịp thời đối với các trường hợp cán bộ, công nhân lao động đi học tập nâng cao trình độ học vấn chuyên môn nghề nghiệp.

Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý doanh nghiệp trong đẩy mạnh trí thức hoá công nhân. Bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm hội đồng quản trị doanh nghiệp, đội ngũ cán bộ chủ chốt từ cấp trưởng phòng, quản đốc phân xưởng lên đến giám đốc. Là tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, có nhiệm vụ cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thành cơ chế, chính sách, quy định và triển khai tổ chức hiện thực trong sản xuất, đời sống của doanh nghiệp. Là tổ chức quyết định trực tiếp đến chất lượng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ doanh nghiệp với trình độ trí tuệ cao, năng lực quản lý kinh doanh tốt, kết hợp với đội ngũ công nhân lành nghề sẽ là động lực chủ yếu thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, trí thức hoá công nhân là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà đội ngũ cán bộ doanh nghiệp cần phải quan tâm triển khai thực hiện đồng thời quán triệt tốt một số vấn đề sau:

Bộ máy quản lý doanh nghiệp trước hết cần phải tự hoàn thiện mình. Cơ cấu gọn nhẹ, thích ứng nhanh trước sự tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Cán bộ doanh nghiệp có phẩm chất đạo đức, trình độ trí tuệ cao và năng lực quản lý sản xuất kinh doanh giỏi. Cơ chế quản lý, hoạt động hiệu quả. Đội ngũ cán bộ chủ chốt phải thường xuyên được đào tạo bổ sung, nâng cao nhằm đáp ứng đòi hỏi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn.

Trên cơ sở nắm chắc tổ chức biên chế của doanh nghiệp và nhu cầu của từng vị trí trong quy trình sản xuất kinh doanh mà hàng năm Hội đồng Quản trị doanh nghiệp chỉ đạo xây dựng kế hoạch tuyển chọn bổ sung, cử công nhân đi đào tạo lại và đào tạo nâng cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.

Quan tâm chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, cụ thể hoá thành văn bản quy định của doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện về thời gian, bảo đảm lợi ích khi công nhân tham gia các lớp học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn tay nghề. Đồng thời phải triển khai tổ chức thực hiện trên thực tế.

Trước mắt, trên cơ sở sắp xếp, bố trí lại sản xuất trong doanh nghiệp cần chủ động mở các lớp học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công nhân hoặc có kế hoạch phối hợp chặt chẽ các trung tâm đào tạo nghề, các trường của địa phương và trung ương để đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Ba là, phát huy hiệu quả hoạt động của Công đoàn cơ sở trong việc thúc đẩy trí thức hoá công nhân. Trí thức hoá công nhân là nhu cầu chính đáng, là quyền lợi của người công nhân vừa thể hiện trách nhiệm nghĩa vụ của công nhân đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức chính trị trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Trong các DNNN ở tỉnh Thái Nguyên, hoạt động của công đoàn cơ sở góp phần quan trọng, trực tiếp đẩy mạnh trí thức hoá công nhân. Để thực hiện tốt vị trí, vai trò của công đoàn cơ sở cần tập trung làm tốt mấy vấn đề sau:

Công đoàn phải xác định đúng vị trí, vai trò của mình là cơ quan tham mưu, đề xuất cho tổ chức Đảng, tổ chức quản lý doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền và lợi ích của công nhân; thường xuyên đổi mới tổ chức và hoạt động, tuyên truyền, vận động lôi cuốn, thu hút đông đảo công nhân ra nhập tổ chức Công đoàn và tự giác tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức.

Hưởng ứng các hoạt động do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên phát động; căn cứ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà công đoàn đẩy mạnh các phong trào thi đua như: “Lao động giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” và tổ chức mới nhiều phong trào khác… Bảo đảm các phong trào đi vào chiều sâu, tạo ra không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp, động viên tinh thần hăng hái tham gia lao động sản xuất và sáng tạo của công nhân. Thông qua đó, huy động tối đa trí tuệ của họ trong cải tiến công cụ, sáng tạo trong lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Xây dựng tình đoàn kết giữa các công đoàn viên của tổ chức Công đoàn cơ sở, làm tốt công tác động viên mọi người yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp. Với tình cảm giai cấp, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong lao động và học tập. Khuyến khích công nhân tranh thủ học ngoài giờ để nâng cao trình độ mọi mặt cho bản thân, làm lợi cho doanh nghiệp.

Trên cơ sở chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực hiện có của công nhân để công đoàn tham mưu, đề xuất với cấp uỷ Đảng và thủ trưởng trong việc cử cán bộ, công nhân đi học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp nhằm đáp ứng từng vị trí trong dây truyền sản xuất. Tổ chức công đoàn phối kết hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tổ chức các lớp học văn hoá, ngoại ngữ, tin học… ngoài giờ và mời giáo viên hoặc động viên những đoàn viên công đoàn có trình độ, khả năng tham gia giảng dạy.

Công đoàn đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công nhân trước những quan điểm tuyệt đối hoá việc tuyển chọn mới công nhân có trình độ cao, sa thải hoặc cho nghỉ chờ chế độ đối với công nhân trình độ thấp mà không thực hiện chủ trương đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho họ.

2.2.4. Xây dựng hệ thống chính sách xã hội tạo động lực đẩy mạnh trí thức hoá công nhân trí thức hoá công nhân

Hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội đối với đội ngũ công nhân trong các DNNN ở Thái Nguyên là nhóm giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến đẩy mạnh quá trình trí thức hoá công nhân. Hệ thống chính sách xã hội sẽ tác động vào mọi đối tượng mà chủ yếu là đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và từng công nhân để họ ngày càng có ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình mà tích cực, chủ động tham gia vào quá trình trí thức hoá công nhân.

Chính sách xã hội đối với GCCN gồm ba chính sách lớn là chính sách việc làm, chính sách tiền lương và chính sách an sinh xã hội.

Chính sách việc làm và tiền lương là vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của công nhân, là vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội nhạy cảm và là một trong những yếu tố quan trong tác động đến trí thức hoá công nhân. Không thể có một đội ngũ công nhân lớn mạnh, có trình độ học vấn, chuyên môn tay nghề cao khi mà việc làm của họ thiếu hoặc không ổn định, thu nhập thấp đời sống vật chất, tinh thần kém. Do vậy để đẩy mạnh trí thức hoá công nhân cần tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích, động viên sản xuất nhằm bảo đảm việc làm ổn định, tăng thu nhập cho công nhân. Trong thời gian vừa qua thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp, tổ chức lại và nâng cao hiệu quả DNNN của Đảng, Nhà nước ta; các DNNN ở Thái Nguyên đã giảm nhiều về số lượng doanh nghiệp và công nhân. Tình trạng công nhân mất việc làm, cho nghỉ hưu sớm và một bộ phận dôi dư chờ việc nghỉ không lương diễn ra khá phổ biến. Lương thấp, thu nhập không ổn định dẫn đến đời sống của công nhân còn nhiều khó khăn, và thường rơi vào các trường hợp công nhân có trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp thấp. Điều này đã tạo ra mâu thuẫn giữa vị thế của DNNN trong nền kinh tế với phát triển đội ngũ công nhân cả về số lượng và chất lượng; nhất là, ảnh hưởng trực

tiếp đến quá trình trí thức hoá công nhân. Để giải quyết những mâu thuẫn trên cần tập trung làm tốt các biện pháp sau:

Một là, tập trung xây dựng, hoàn thiện các chủ trương, chính sách, pháp luật để đẩy mạnh CNH, HĐH bên cạnh những ngành nghề truyền thống có uy tín cần phát triển thêm ngành nghề mới trong các DNNN tạo nhiều cơ hội việc làm cho công nhân. Thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ như chính sách ưu tiên vốn, thuế, bao tiêu sản phẩm và công nghệ qua đó tạo ra nhiều nghề mới và nhiều việc làm mới đáp ứng được nhu cầu lao động, thu nhập của công nhân đang đặt ra hiện nay.

Hai là, tạo mọi điều kiện để người lao động có việc làm mới ổn định và có thu nhập ổn định. Vấn đề đặt ra hàng đầu hiện nay là nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghề nghiệp và khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến của công nhân. Cho nên Đảng, Nhà nước phải có hệ thống chính sách và pháp luật cụ thể, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh chế độ hợp đồng lao động theo tinh thần Bộ luật Lao động và Nghị quyết 198/CP theo hướng chú ý nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc nâng cao tri thức toàn diện cho công nhân lao động. Với những người lao động bị mất việc làm nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện các chế độ khác. Triển khai nghiêm túc chế độ bảo hiểm thất nghiệp, để khi công nhân bị mất việc có điều kiện học nghề mới và có việc làm mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 khoá IX “bổ sung cơ chế, chính sách đối với người lao động dôi dư trong sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước… Lao động dôi dư được doanh nghiệp tạo điều kiện đào tạo lại hoặc nghỉ việc hưởng nguyên

Một phần của tài liệu Vấn đề trí thức hóa công nhân doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)