Hoá công nhân

Một phần của tài liệu Vấn đề trí thức hóa công nhân doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 65)

sở thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thứ nhất, đào tạo phải gắn với nhu cầu của xã hội và sản xuất, đáp ứng đòi hỏi của kinh tế thị trường, sự nghiệp CNH, HĐH, gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Thái Nguyên phải xây dựng một hệ thống các nhà trường và cơ sở đào tạo phù hợp với cơ cấu hợp lý cho cả ba bậc đào tạo là trung cấp, cao đẳng và đại học. Có chính sách quan tâm đối với các trường, các trung tâm đào tạo những ngành nghề mũi nhọn; ưu tiên bậc đào tạo cao đẳng nghề. Thực hiện xã hội hoá giáo dục đào tạo, đa dạng các bậc học, ngành nghề đào

tạo. Thực hiện phối kết hợp giữa các trường của địa phương với trường của Bộ, giữa doanh nghiệp với các nhà trường và trung tâm tạo nghề của các huyện, tạo ra một mạng lưới rộng khắp trong việc đào tạo nghề cho công nhân đáp ứng yêu cầu sản xuất của DNNN và nền kinh tế quốc dân.

Thứ hai, đổi mới hệ thống giáo dục trên cơ sở đào tạo phải gắn với sử dụng và phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động. Mục tiêu đào tạo phải rõ ràng, trong đó tập trung chủ yếu vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có sức khoẻ, trí tuệ, khả năng sáng tạo và hội nhập; trung thành với mục tiêu và lý tưởng cộng sản “Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kĩ năng nghề nghiệp, quan tâm đến hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ. Xây dựng đội ngũ công nhân lành nghề, các chuyên gia và nhà khoa học, nhà văn hoá, nhà kinh doanh và nhà quản lý” [7, tr.202].

Thứ ba, Thái Nguyên cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp và đội ngũ giáo viên bảo đảm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nhất là đào tạo nghề. Xây dựng thêm các cơ sở dạy nghề tại các địa phương nơi tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất; đầu tư trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, thiết thực để đảm bảo cho việc dạy lý thuyết và thực hành. Liên kết với một số trường có uy tín với hệ thống trang thiết bị dạy học hiện đại của Bộ, ngành trên địa bàn trong dạy học thực hành. Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giảng viên trong tất cả các cấp đào tạo, có lộ trình nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên không chỉ giỏi lý thuyết mà cả về chuyên môn và nghề nghiệp; huy động các chuyên gia kỹ thuật, công nhân lành nghề tham gia xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, cũng như giảng dạy cho công nhân.

Thứ tư, có định hướng chính sách đào tạo đội ngũ lao động nói chung và công nhân trong các DNNN nói riêng ở Thái Nguyên. Để tránh lãng phí trong đào tạo, sử dụng, chính sách đào tạo phát triển đội ngũ công nhân có chất lượng cao phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng của thị trường lao động tỉnh,

chủ động lấy “cầu” lao động làm tâm trục. Trả lời các câu hỏi: đào tạo như thế nào?, đào tạo ngành nghề gì?, đào tạo cấp trình độ nào phải do “cầu” lao động của các doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên chính sách đào tạo phải bám sát thực tiễn và có những điều chỉnh hợp lý để “sản phẩm” của quá trình đào tạo đáp ứng tốt mọi nhu cầu sử dụng. Công nhân có khả năng tiếp cận và làm chủ trang thiết bị, dây truyền sản xuất hiện đại, thích ứng nhanh với môi trường làm việc, năng động và sáng tạo. Tạo điều kiện gửi một số sinh viên, giáo viên giỏi, thợ lành nghề, cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành…đi đào tạo bổ xung, nâng cao ở trong và ngoài nước để họ có điều kiện tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Cần quy định chặt chẽ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các trường, các trung tâm đào tạo, người học và các doanh nghiệp về việc tuyển chọn, đào tạo và sử dụng để tránh tình trạng sau khi đào tạo người học không về làm việc tại nơi cử đi, gây thất thoát tài chính và ảnh hưởng đến việc sắp xếp lại sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ năm, tiếp tục đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo nghề cho công nhân theo phương châm: toàn diện, cơ bản, vừa sức, thiết thực, phù hợp cho từng đối tượng, đáp ứng yêu cầu trước mắt và cả lâu dài của sự nghiệp CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức. Trong đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo cần coi trọng “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”, coi trọng rèn luyện động tác thực hành cho người học để sau khi ra trường họ đảm đương công việc được ngay. Nền giáo dục phải gắn chặt, bám sát hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước. Tạo điều kiện để mọi người có học tập suốt đời, phát triển kỹ năng nghề nghiệp liên tục. Như vậy, trí thức hoá công nhân nói chung và công nhân trong các DNNN ở Thái Nguyên nói riêng chỉ có thể thực hiện thành công khi đổi mới giáo dục và đào tạo. Có như vậy, đội ngũ công nhân sẽ vững vàng về trình độ tri thức, trình độ chuyên môn, tay nghề; tự tin hơn về bản lĩnh chính trị và đủ

sức vượt qua mọi khó khăn thách thức, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình đối với Thái Nguyên và đất nước.

2.2.2.2. Thu hút được sự quan tâm và tham gia có trách nhiệm của đội ngũ tri thức

Trí thức là một tầng lớp trong xã hội, là một bộ phận thuộc cơ cấu xã hội - giai cấp nhất định. Thời nào cũng vậy, trí thức là trí tuệ là tinh tuý của dân tộc. Một đất nước thịnh hay suy người ta có thể nhìn từ chính lực lượng này. Cùng với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức thì đội ngũ trí thức cũng sẽ có sự vận động, biến đổi. Tầng lớp trí thức ở nước ta những năm qua đã tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về thành phần xuất thân, chuyên sâu các lĩnh vực, ngành nghề nghiên cứu. Để nâng cao dân trí, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ mới, hỗ trợ khả năng tham gia sáng tạo của công nhân trong lao động, sản xuất luôn luôn đòi hỏi phải có sự tham gia của đội ngũ tri thức “muốn phát triển văn hoá thì phải cần thầy giáo, muốn phát triển kĩ nghệ thì phải cần các kĩ sư…” [35, tr.32-33]. Với lợi thế là trung tâm kinh tế văn hoá của khu Việt Bắc, tỉnh Thái Nguyên tập trung trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề. Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức càng đòi hỏi phải có sự tham gia đông đảo của đội ngũ trí thức vào quá trình trí thức hoá công nhân, thậm chí rất cần một bộ phận trí thức gia nhập hàng ngũ công nhân để GCCN có đủ năng lực thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.

Ngay từ khi còn ở Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của tầng lớp trí thức đối với sự nghiệp cách mạng, từ đó đưa ra những chính sách để thu hút đội ngũ này kể cả trong và ngoài nước. Hiện nay, trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, Hội nghị Trung ương 7 khoá IX cũng chỉ rõ “có cơ chế cụ thể phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ xứng đáng các tài năng; mở rộng dân chủ, khuyến khích sáng tạo, phát minh, sáng kiến và bảo vệ sở hữu trí tuệ. Có chính sách động viên các nhà khoa học, kể cả những người đã nghỉ hưu và những người đang sinh sống ở nước ngoài tham gia các chương trình kinh tế -

xã hội của quốc gia và xây dựng đường lối chính sách, pháp luật. Đẩy mạnh phát triển Đảng và nâng cao chất lượng công tác chính trị tư tưởng đối với trí thức và sinh viên” [9, tr.16-17]. Để thu hút tầng lớp trí thức tham gia ngày càng nhiều hơn nữa và có hiệu quả hơn nữa vào quá trình trí thức hoá công nhân ở nước ta nói chung và công nhân trong các DNNN ở Thái Nguyên nói riêng, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, phải có chiến lược thu hút nhân tài từ khâu phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ sao cho phát huy có hiệu quả nhất tài năng sáng tạo của các nhà trí thức. Việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cần được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mọi lừa tuổi, lĩnh vực, ngành nghề, ở mọi địa phương trong và ngoàì tỉnh. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải theo nguyên tắc chung kết hợp với đào tạo cá biệt; trên cơ sở năng lực và sở trường của cá nhân mà đưa ra mô hình, nội dung chương trình phù hợp. Làm tốt những bước trên sẽ giúp cho tỉnh xây dựng được đội ngũ trí thức ngày càng hùng hậu. Có chính sách sử dụng, đãi ngộ xứng đáng, bảo đảm lợi ích, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các tài năng trí thức. Động viên họ hăng say trong lao động sáng tạo đóng góp ngày càng nhiều vào quá trình trí thức hoá công nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng phải

Một phần của tài liệu Vấn đề trí thức hóa công nhân doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay (Trang 65)