Kho nguyên liệu

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP QUY TRÌNH sản XUẤT hạt điều NHÂN (Trang 34)

CHƯƠNG 3 QUY ĐỊNH VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC TRONG XÍ NGHIỆP

3.1. Kho nguyên liệu

Yêu cầu vệ sinh:

- Kho chứa phải sạch sẽ, thoáng mát, không côn trùng gây hại hoặc các loài gặm nhấm.

- Nguyên liệu phải chất thành cây palet.

3.2. Phân cỡ

Yêu cầu vệ sinh:

- Sàn nhà khu vực phân cỡ phải được vệ sinh sạch rác và bụi.

Trách nhiệm:

- Thực hiện: công nhân, tổ trưởng.

- Kiểm tra:

+ QĐXN: mỗi lần nhập kho. + CBCQ: 1 lần/1 tuần.

Tần suất: cuối ngày làm việc.

3.3. Hấp điều

Yêu cầu vệ sinh:

- Nồi hấp phải vệ sinh, dung cụ ra hàng hấp để gọn gàng.

- Sàn nhà khu vực hấp dọn vệ sinh sạch sẽ.

- Công nhân mang đầy đủ bảo hộ lao động.

Trách nhiệm:

- Thực hiện: công nhân, tổ trưởng.

- Kiểm tra:

+ QĐXN: 1 lần/1 tuần.

+ Cán bộ chuyên quản (CBCQ): 1 lần/1 tháng.

Tần suất: cuối ngày.

3.4. Sấy nhân

Yêu cầu vệ sinh:

- Mâm sấy, xe sấy và khu vực sấy phải sạch sẽ gọn gàng.

Trách nhiệm:

- Thực hiện: công nhân, tổ trưởng.

- Kiểm tra:

+ QĐXN: 1 lần/1 tuần. + CBCQ: 1 lần/1 tháng.

Tần suất: hàng ngày.

3.5. Tách nhân

Yêu cầu vệ sinh:

- Máy tách nhân sau khi xong việc phải thu dọn nguyên liệu, máy phải sạch sẽ.

- Sàn nhà khu vực tách nhân thoáng mát, dọn vệ sinh, thu gom vỏ để đúng nơi quy định.

Tần suất: cuối ngày làm việc.

3.6. Bóc vỏ lụa bằng máy

Yêu cầu vệ sinh:

- Nhà xưởng phải vệ sinh sạch sẽ sau mỗi ngày làm việc.

- Máy bóc vỏ lụa được vệ sinh sạch sẽ.

-Dụng cụ sản xuất phải thu dọn gọn gàng, ngăn nắp, để đúng khu vực quy định.

- Công nhân mang đầy đủ bảo hộ lao động.

Trách nhiệm:

- Thực hiện: công nhân, tổ trưởng, KCS.

- Kiểm tra:

+ QĐXN: 1 lần/1 tuần. + CBCQ: 1lần/1 tháng.

Tần suất: thực hiện hàng ngày.

3.7. Phân loại sản phẩm

Yêu cầu vệ sinh:

- Bàn, rổ, cân, khay đựng phải lau chùi sạch sẽ, thu dọn ngăn nắp, để đúng nơi quy định.

- Nhà xưởng phải sạch sẽ khô thoáng.

- Thiết bị điện được trang bị đầy đủ ánh sáng, thoáng mát.

- Công nhân mang đầy đủ bảo hộ lao động.

Trách nhiệm:

- Thực hiện: công nhân, KCS.

- Kiểm tra:

+ QĐXN: 1 lần/1 tuần. + CBCQ: 1 lần/1 tháng.

Tần suất: hàng ngày.

3.8. Bóc lụa thủ công, gọt sót lụa và phân loại thô

Yêu cầu vệ sinh:

-Dụng cụ sản xuất vệ sinh sạch sẽ, thu dọn gọn gàng, ngăn nắp, để đúng khu vực quy định sau mỗi ngày sản xuất.

- Thiết bị điện phải trang bị đầy đủ ánh sáng, thoáng mát.

- Nhà xưởng sạch sẽ, khô thoáng.

- Công nhân mang đầy đủ bảo hộ lao động.

Trách nhiệm:

- Thực hiện: công nhân, tổ trưởng.

- Kiểm tra:

+ QĐXN: 1 lần/1 tuần. + CBCQ: 1 lần/1 tháng.

Tần suất: hàng ngày.

3.9. Lưu kho

Yêu cầu vệ sinh:

- Kho thành phẩm phải sạch sẽ, khô thoáng, không côn trùng, sâu mọt gây hại.

- Khay phải nguyên, sạch.

- Palet khô, sạch, không sâu mọt.

- Thành phẩm được xếp theo từng loại, đúng nơi quy định.

Trách nhiệm: - Thực hiện: thủ kho. - Kiểm tra: + QĐXN: 1 lần/1 tuần. + CBCQ: 1 lần/1 tháng.Tần suất: hàng ngày. 3.10. Đóng thùng, đóng bao, tịnh khay

Yêu cầu vệ sinh:

- Khay/thùng/bao phải sạch sẽ, gọn gàng, không bụi bẩn.

- Khu vực tịnh sạch sẽ, khô thoáng, không sâu mọt, côn trùng và các loài gặm nhấm.

Trách nhiệm:

- Thực hiên: công nhân, thủ kho.

- Kiểm tra: + QĐXN: 1 lần/1 tuần. + CBCQ: 1 lần/1 tháng.

KẾT LUẬN

Ngành điều hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, trước hết là việc quá phụ thuộc vào lao động thủ công nên nguồn lực lao động đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Ngoài khó khăn cơ bản về công nghệ và nhân công thì việc giá nguyên liệu đầu vào, xăng dầu tăng cao, làm tăng chi phí đầu vào trong khi giá điều giảm dẫn đến giá xuất khẩu thấp hơn so với giá sản xuất cũng đang là vấn đề khó khăn chính đối với ngành điều.

Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Tiêu chuẩn Việt Nam đối với hạt điều chỉ mới áp dụng cho nguyên liệu đầu vào chứ chưa phù hợp với sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn quốc tế.

Việc điều hành phát triển và thu mua nguyên liệu còn nhiều bất cập, đôi khi còn thiếu hụt nguyên liệu. Sản phẩm phần lớn xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm, hạn chế trong xúc tiến thương mại nên thị trường chưa được mở rộng.

Một số định hướng phát triển dành cho xí nghiệp:

- Không nên phụ thuộc quá nhiều vào lao động thủ công, cần tổ chức lại sản xuất, đầu tư thêm công nghệ.

- Chú trọng nhiều đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đến tiêu chuẩn và hệ thống chất lượng trong sản xuất và chế biến điều.

- Nên áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế HACCP, GMP, ISO, đầu tư xây dựng thương hiệu ngành điều và thương hiệu xí nghiệp trở thành thương hiệu mạnh và uy tín cả trong và ngoài nước.

- Xây dựng thương hiệu và quảng bá tiếp thị rộng rãi trên các mạng truyền thông, internet để được nhiều người biết đến, nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn trong tương lai.

- Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, quan tâm đến thị trường nội địa, một thị trường còn khá nhiều tiềm năng.

- Phải xây dựng chiến lược phát triển bền vững đặc biệt chú trọng phát triển vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiên thụ.

1.Nguyễn Văn Tân (2010). Giáo trình mô đun thu hoạch và bảo quản điều. Trường Cao đẳng Công Nghệ và Kinh Tế Bảo Lộc.

2.Hiệp hội Điều Việt Nam (2012). Quy cách hạt điều nhân AFI – 1/2012.

3.Trần Công Khanh (2012). Báo cáo định hướng nghiên cứu điều.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập tốt NGHIỆP QUY TRÌNH sản XUẤT hạt điều NHÂN (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w