1.Tính đẳng hướng: giá trị của các tính chất không phụ thuộc vào hướng đo. Đặc trưng này xác nhận cấu trúc khác biệt của thủy tinh so với các vật liệu khác.
2. Trạng thái thủy tinh của chất bao giờ cũng chứa một nội năng lớn hơn nội năng của chất đó ở trạng thái tinh thể.
3. Quá trình chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái thủy tinh (rắn) diễn ra trong một khoảng nhiệt độ khá rộng. Khi chuyển từ trạng thái nóng chảy sang rắn, trong các tinh thể có sự tăng nhanh độ nhớt tại nhiệt độ kết tinh và có bước chuyển nhảy vọt sang trạng thái rắn. Ngược lại các khối thủy tinh nóng chảy khi hạ nhiệt độ thì độ nhớt ngày càng tăng và cuối cùng trở thành một khối rắn cơ học.
4. Các tính chất vật lý của thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nóng chảy (lỏng) đến rắn thay đổi liên tục.
Để minh họa, khảo sát sự phụ thuộc thể tích riêng vào nhiệt độ:
-ab: nhiệt độ thấp, tính chất thay đổi tuyến tính theo nhiệt độ. -bc: dạng cong → sự phụ thuộc không tuyến tính vào nhiệt độ. -cd: nhiệt độ cao, tính chất thay đổi tuyến tính theo nhiệt độ. tg: nhiệt độ biến mềm. Khi Tthủy tinh < tg: thủy tinh cứng và giòn. tf: nhiệt độ chảy lỏng.
Các loại thủy tinh kỹ thuật thông thường có tg ≈ 420÷5600C, tf ≈ 680÷7000C.
a b c d t0C tf tg Thể tích riêng
Đối với thủy tinh, vùng nằm giữa tg và tf rất có ý nghĩa và được gọi là vùng thủy tinh hay vùng bất thường. Trong vùng nhiệt độ này thủy tinh tồn tại dưới dạng dẻo. Mỗi loại thủy tinh có một vùng tg – tf khác nhau, dao động từ vài chục đến vài trăm độ.