Phịng bệnh bằng vi sinh

Một phần của tài liệu Giáo trình Phòng trị bệnh cua - MĐ06- Sản xuất giống cua xanh (Trang 38)

Chế phẩm vi sinh là các chế phẩm từ vi sinh vật hữu ích rất đa dạng với nhiều tên thương mại khác nhau. Dựa vào tác dụng chế phẩm vi sinh cĩ thể chia làm 2 nhĩm:

- Nhĩm xử lý mơi trường nước: Gồm một dịng hay một tập đồn vi khuẩn, các men phân hủy hữu cơ và cĩ thể cĩ các chất chiết suất sinh học. Nhĩm chế phẩm này được cho vào bể ương ấu trùng.

- Nhĩm hỗ trợ tiêu hĩa: Gồm một số vi khuẩn và một số men tiêu hĩa giúp cho ấu trùng cua hấp thụ thức ăn tốt hơn, tăng trưởng nhanh hơn, đồng thời phịng ngừa một số bệnh vi khuẩn gây nên trên cơ thể ấu trùng cua. Nhĩm chế phẩm này được trộn vào thức ăn trước khi cho ấu trùng cua ăn.

Sử dụng chế phẩm vi sinh sẽ cĩ ý nghĩa nhiều mặt trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất như:

- Làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn).

- Tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất do ít bị hao hụt trong quá trình ương.

- Giảm chi phí thay nước.

- Giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và hĩa chất trong việc điều trị bệnh.

Do đĩ, sử dụng chế phẩm vi sinh trong quá trình ương ấu trùng là biện pháp mang lại hiệu quả cao nhất, giúp chúng ta thực hiện được mơ hình sản xuất bền vững, điều này đang là mục tiêu hướng tới của các nước cĩ nghề NTTS phát triển.

Trên thị trường cĩ nhiều loại chế phẩm vi sinh sử dụng trong sản xuất giống, mỗi loại vi sinh cĩ thành phần vi sinh, mục đích sử dụng và cách sử dụng khác nhau.

Tùy theo mục đích phịng bệnh mà người nuơi chọn vi sinh và cách dùng cho phù hợp. Ngồi ra, việc lựa chọn loại vi sinh cịn tùy theo từng vùng miền, điều kiện cụ thể.

- Một số chế phẩm sinh học – men vi sinh thường dùng trong sản xuất cua giống hiện nay là: Vibrotech, Apac-PR và Apac-ER...

Bảng 6.2.2: Một số chế phẩm sinh học sử dụng trong sản xuất giống cua STT Chế phẩm sinh học Thành phần Cách sử dụng Liều lượng 1 ZP – 25 . Vi khuẩn cĩ lợi, men tiêu hĩa

Cơng dụng: phịng bệnh đường ruột

Trộn vào thức ăn cho ấu trùng.

Rất tốt cho giai đoạn Z. 0,5-1g/g thức ăn tổng hợp. 2 Vibrotech Vi khuẩn cĩ lợi Bacillus

Cho vào bể ương mỗi ngày. 3 – 4 ml/m3 tùy theo mức độ nhiễm bẩn 3 Bio-Yucca for shrimp Vi khuẩn cĩ lợi

Men phân hủy chất hữu cơ

Cho vào bể ương mỗi ngày.

3-5g/m3

4 Apac – PR

Vi khuẩn cĩ lợi, men vi sinh phân hủy

Cho vào bể ương. 2 giờ sau sử dụng Apac-ER

chất hữu cơ

5 Apac – ER

Vi khuẩn cĩ lợi, men vi sinh phân hủy chất hữu cơ

Cho vào bể ương. Trước khi sử dụng cho 1g vào 2 lít nước sục khí mạnh trong 2 tiếng rồi mới cho vào bể.

1 g/m3

6 Biodream… Vi khuẩn cĩ lợi

3.1. Cho ấu trùng ăn chế phẩm vi sinh

- Trộn chế phẩm vi sinh vào thức ăn của ấu trùng cĩ tác dụng: + Tăng khả năng hấp thu thức ăn của ấu trùng cua.

+ Làm giảm hệ số thức ăn.

+ Phịng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. - Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu

- Cân - Chậu nhỏ - Máy tính

- Thức ăn cho ấu trùng cua - Chế phẩm vi sinh: ZP – 25 - Nước sạch

Hình 6.2.29. Thức ăn cho ấu trùng cua

Bước 2: Tính lượng chế phầm vi sinh trộn vào thức ăn

- Lượng chế phẩm vi sinh cần thiết trộn vào thức ăn phụ thuộc vào: + Lượng thức ăn cho ấu trùng ăn

+ Liều lượng sử dụng: ghi trên bao bì hướng dẫn của nhà sản xuất - Cách tính lượng chế phẩm vi sinh cần trộn vào thức ăn:

Lượng chế phẩm vi sinh trộn vào thức ăn (g) = liều lượng sử dụng (g/g) x lượng thức ăn (g)

Lượng thức ăn tổng hợp cần cung cấp cho một bể ương ấu trùng Zoae là 20g.

Liều lượng chế phẩm vi sinh ZP – 25 trộn vào thức ăn là: 0,5g/g thức ăn tổng hợp (Bảng 6.2.2).

Tính lượng chế phẩm vi sinh ZP – 25 cần trộn vào thức ăn? Cách tính:

Lượng ZP – 25 trộn vào thức ăn là: 0,5g/g x 20g = 10g

Vậy lượng ZP – 25 cần trộn vào thức ăn tổng hợp là 10g.

Bước 3: Thực hiện trộn chế phẩm vi sinh vào thức ăn

- Cân lượng thức ăn cho ấu trùng cua ăn. - Cân lượng vi sinh trộn vào thức ăn.

- Cho chế phẩm vi sinh và thức ăn vào thau nhỏ và trộn đều với nước. - Cà thức ăn qua vợt theo kích cỡ thích hợp với ấu trùng.

- Tạt đều thức ăn vào bể ương ấu trùng.

Hình 6.2.30. Cân thức ăn Hình 6.2.31. Cà thức ăn bằng muỗng

3.2. Cho chế phẩm vi sinh vào bể ương

Khi cho chế phẩm vi sinh vào mơi trường nước ương ấu trùng cua, các vi khuẩn cĩ lợi sẽ sinh sơi và phát triển rất nhanh trong mơi trường nước. Sự hoạt động của các vi khuẩn cĩ lợi sẽ cĩ tác dụng rất tốt cho bể ương như:

- Phân hủy các chất thải, thức ăn dư thừa của ấu trùng, làm giảm sự gia tăng ơ nhiễm nước trong bể ương ấu trùng.

- Giảm hàm lượng các độc tố trong mơi trường nước (NH3, H2S…), do đĩ sẽ làm giảm mùi hơi trong nước, giúp ấu trùng cua phát triển tốt.

- Ức chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn cĩ hại, do đĩ sẽ hạn chế được mầm bệnh phát triển để gây bệnh cho ấu trùng cua.

- Nên cho chế phẩm vi sinh vào bể ương sau khi thay nước. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

- Chế phẩm vi sinh cho vào bể: vibrotech

- Cốc cĩ chia vạch để đong vi sinh hoặc cân đồng hồ 1kg - Xơ nhựa 5 lít

- Ca nhựa

Bước 2: Tính lượng vi sinh cho vào bể

- Lượng vi sinh cần thiết cho vào bể phụ thuộc vào: + Lượng nước trong bể

+ Liều lượng sử dụng: ghi trên bao bì hướng dẫn của nhà sản xuất - Cách tính lượng vi sinh cần cho vào bể:

Lượng vi sinh cho vào bể (g) = lượng nước trong bể (m3

) x liều lượng sử dụng (ml/m3)

Ví dụ:

Bể ương ấu trùng cĩ thể tích nước là 10m3

Liều lượng chế phẩm vi sinh Vibrotech vào bể ương: 3ml/m3 (Bảng 6.2.2).

Tính lượng chế phẩm vi sinh Vibrotech cần cho vào bể ương cua? Cách tính:

Lượng vi sinh Vibrotech cần cho vào bể là: 10m3 x 3ml/m3 = 30ml

Vậy lượng Vibrotech cần cho vào bể là 30ml.

Bước 3: Thực hiện cho chế phẩm vi sinh vào bể

- Đong (hoặc cân) lượng vi sinh đã xác định như ở bước 2 - Cho vi sinh vào xơ nhỏ

- Hịa tan vi sinh với nước sạch

- Dùng ca múc nước vi sinh tạt đều khắp mặt bể.

- Nên cho chế phẩm vi sinh vào bể sau khi thay khoảng 10% nước trong bể mỗi ngày.

- Nếu đã sử dụng kháng sinh (trong trường hợp cho ăn thuốc để điều trị bệnh) thì sau khi ngưng sử dụng kháng sinh nên sử dụng các loại chế phẩm sinh học (cĩ cơng dụng hỗ trợ tiêu hĩa) hoặc các loại men vi sinh trộn vào thức ăn của ấu trùng để khơi phục lại hệ men đường ruột. Nguyên nhân là thuốc kháng sinh đã làm chết hệ men đường ruột trong hệ tiêu hĩa của cua nên sau khi sử dụng kháng sinh cua sẽ cĩ hiện tượng yếu ăn, chậm lớn do kém hấp thụ thức ăn.

- Nên lựa chọn các sản phẩm cĩ nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cĩ nhãn mác, cĩ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

- Khi sử dụng cần đọc kỹ các thơng tin ghi trên bao bì của nhà sản xuất về thành phần vitamin, cơng dụng, cách sử dụng.

Các lỗi thường gặp:

- Nhầm lẫn giữa các loại vi sinh.

- Tính tốn sai lượng vi sinh cho vào bể và trộn vào thức ăn ấu trùng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phòng trị bệnh cua - MĐ06- Sản xuất giống cua xanh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)