- Là chất giặt tốt cho nhiều loại vải.
3. Quy trình nhuộm 1 Nguyên liệu
3.2.2. 3 Nhuộm vải cotton
Sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính, nhuộm ở 60 ÷ 800C.
Màu và chất trợ cho trước, sau đó cho muối, tiếp theo cho soda, thời gian cho hóa chất cách nhau 5 ÷ 10 phút. Quậy tan từ từ không bị loang. Cho muối là Na2SO4 để tạo môi trường chất điện li cho vải cotton liên kết cộng hóa trị với xơ sợi, cho soda để tạo môi trường kiềm xúc tác cho phản ứng xảy ra. Sau khi cho hóa chất xong thì tiến hành nâng độ nhuộm lên 60 ÷ 80 trong khoảng thời gian 30 ÷ 60 phút tùy hàng đậm hay nhạt. Sau khi nhuộm xong thì tiến hành hạ độ và xả bỏ. Sau đó dùng axit để trung hòa hết lượng kiềm và giặt nóng để loại bỏ lượng thuốc nhuộm dư.
Tùy thuộc vào hệ phẩm nhuộm và tuỳ vào bản chất của sợi vài mà ta sử dụng nhiệt độ nhuộm thích hợp, thuốc nhuộm hoạt tính thông thường nhuộm ở 600C, một số phẩm đặt biệt nhuộm ở 700C và 800C.
Quá trình nhuộm xảy ra theo 2 bước:
Bước 1: Nhuộm trong môi trường trung tính có chất điện ly. Ở giai đoạn này, thuốc nhuộm hoạt tính có ái lực với xơ cellulose nên chúng di chuyển từ dung dịch vào xơ, mục đích của giai đoạn này là cho thuốc nhuộm hấp thụ tối đa lên xơ và phân bố đều trong xơ.
Bước 2: Nhuộm tiếp trong môi trường kiềm. Đây là giai đoạn gắn màu và xảy ra phản ứng hóa học giữa xơ và thuốc nhuộm, thuốc nhuộm liên kết với xơ bằng liên kết cộng hóa trị. Sau khi nhuộm xong, ta phải trung hòa và giặt. Trung hòa mục đích là dùng acid acetic hàm lượng thấp trung hòa hết lượng kiềm còn trong vải và thiết bị sau khi nhuộm.
Trong dung dịch, thuốc nhuộm hoạt tính tham gia đồng thời 2 phản ứng là phản ứng với xơ sợi và phản ứng thủy phân. Thông thường thuốc nhuộm chỉ tác dụng với xơ khoảng 60 ÷ 80% lượng thuốc nhuộm. Do đó cần phải loại bỏ lượng thuốc nhuộm dư bám trên bề mặt vải để bảo đảm độ bền màu.
Tùy theo nồng độ màu mà ta sử dụng lượng chất giặt khác nhau.