Nhuộm vải PES

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH DỆT NHUỘM (Trang 28)

- Là chất giặt tốt cho nhiều loại vải.

3. Quy trình nhuộm 1 Nguyên liệu

3.2.1.3. Nhuộm vải PES

Sử dụng thuốc nhuộm phân tán, nhuộm ở 1300C, áp suất 3 ÷ 4 kg/cm2, trọng lượng vải là khoảng 450 kg cho một mẻ nhuộm, dung tỉ 1:10.

Dung tỉ là tỉ lệ giữa lượng thuốc nhuộm tính bằng lít và khối lượng vật liệu nhuộm tính bằng 1 kg (hoặc lượng dung dịch tính bằng mililít và khối lượng vật liệu tính bằng 1 gam). Kí hiệu là LR hay M.

Sau khi cho vải vào máy jet, bắt đầu cho chất trợ (chất đều màu, acid axetic, theo lượng đã tính toán) vào bể để khuấy và cho từ từ vào máy trong 10

phút. Tiếp đó cho màu (thuốc nhuộm) vào và khuấy tương tự trong 10 phút. Cho từ từ để chất trợ và màu được hòa tan đều, thấm ngấm tốt vào vải và đặc biệt là tránh bị loang màu khi cho đồng loạt vào. Tiến hành nhuộm, nâng nhiệt độ lên 1300C trong 30’ (đây chỉ là ví dụ minh họa còn tùy theo loại vải và màu cần nhuộm mà nhuộm ở nhiệt độ và thời gian khác nhau). Khi kết thúc quá trình nhuộm thì hạ nhiệt độ xuống còn lại 800C đối với vải màu nhạt, khoảng 950C đối với các màu đậm, xả bỏ và lấy vải ra.

Dung dịch nhuộm thông thường đặt ở pH = 4,5 ÷ 5,5 mang tính axit yếu để đảm bảo trung hòa kiềm dư.

Dung dịch phân tán của thuốc nhuộm được cho vào bể nhuộm ở 50 ÷ 600C. Nhiệt độ dung dịch nhuộm sau đó nâng lên 120 đến 1300C. Tốc độ gia nhiệt thông thường khoảng 10C/phút. Tùy màu sắc mà nhuộm ở nhiệt độ 120 ÷ 1300C trong 30 ÷ 60 phút.

Sau khi nhuộm, vải được giặt. Đối với các màu nhạt, giặt loại bỏ phần thuốc nhuộm dư. Còn đối với màu đậm, đem giặt khử ngoài loại bỏ thuốc nhuộm dư còn để kiểm chứng được độ bền ma sát, độ bền giặt. Giặt khử trong môi trường kiềm ở 800C x 20 phút với NaOH và Hydrosunfit, trong môi trường axit ở 900C x 20 phút với MC2000 và 160.

Vải nhuộm xong được Phòng thí nghiệm kiểm tra mẫu và sau đó đi qua khâu hoàn tất.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH DỆT NHUỘM (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w