PHƢƠNG PHÁP BỐ TRÍ

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra ( đầu cá) bằng enzyme bromelain (Trang 25)

3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định thông số động học enzyme bromelain (Vmax, Km) trên cơ chất phụ phẩm cá tra (đầu cá)

Mục đích: Xác định độ nhạy và tốc độ cực đại của enzyme bromelain trên cơ

chất thịt nạc cá.

Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí với 1 nhân tố.

Cố đinh nhiệt độ, pH tối ưu: pH=6,5, T= 550C

Cố định nồng độ enzyme bromelain (1,5mg), thời gian thủy phân 30 phút Nhân tố A: khối lượng cơ chất (gam)

A1: 0,1g A2: 0,2g A3: 0,5g A4: 0,8g A5: 1g A6: 1,5g A7: 2g A8: 2,5g A9: 3g A10: 3,5g A11: 4g A12: 4,5g A13: 5g A14: 5,5g A15:6g A16: 6,5g A17: 7g A18:7,5g Tổng số nghiệm thức: 18x 1=18 nghiệm thức

Ứng với mỗi nghiệm thức, thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Tổng số mẫu thí nghiệm:18x1x3=54 (mẫu)

Cách tiến hành

Cân nguyên liệu thịt đầu cá và enzyme cho vào bình tam giác, bổ sung thêm dịch đệm phosphate. Ủ ở 550

C trong 30 phút, hút enzyme vào dịch cơ chất, tiếp tục thủy phân trong 30 phút. Sau đó đem lọc để tiến hành phương pháp đo quang phổ.

Hình 3.2 Sơ đồ các bƣớc tiến hành thí nghiệm 1

Chỉ tiêu theo dõi: hàm lượng tyrosin sinh ra

3.3.2 Thí nghiệm 2: xác định tỉ lệ nồng độ enzyme / cơ chất (E/S) thích hợp

Mục đích: Xác định cặp tỉ lệ thích hợp (E/S) nhằm xác định nồng độ cơ chất

tối ưu mà tại đó enzyme vẫn còn khả năng xúc tác. Bố trí thí nghiệm:

Tăng hệ số (1/1,2/1,4/1,5/2) cặp tỉ lệ E/S đã xác định ở thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 được bố trí với 1 nhân tố

Nhân tố B: tỉ lệ mg enzyme/ g cơ chất (E/S)

B1: 1,5/6 B2: 1,8/7,2 B3: 2,1/8,4 B4: 2,25/9 B5: 3/12 Tổng số nghiệm thức: 5x1=5 nghiệm thức

Ứng với mỗi nghiệm thức, thí nghiệm được lặp lại 3 lần Tổng số mẫu thí nghiệm: 5x1x3=15 (mẫu)

Cách tiến hành:

Cân nguyên liệu thịt đầu cá và enzyme cho vào bình tam giác, bổ sung thêm dịch đệm phosphate. Ủ ở 550

C trong 30 phút, sau đó cho enzyme vào dịch cơ chất, tiếp tục thủy phân trong 30 phút. Sau đó đem lọc để tiến hành phương pháp đo quang phổ

Hình 3.3 Sơ đồ các bƣớc tiến hành thí nghiệm 2

Chỉ tiêu theo dõi: hàm lượng tyrosin sinh ra, hàm lượng đạm amin sau thủy phân.

3.3.3 Thí nghiệm 3: xác định thời gian thủy phân tối ƣu

Mục đích: xác định thời gian tối ưu cho phản ứng thủy phân, để hiệu suất đạt

cực đại.

Bố trí thí nghiệm:

Cố định cặp tỉ lệ E/S đã chọn ở thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 được bố trí với 1 nhân tố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân tố C: thời gian thủy phân, chia làm 6 mức độ

C1: 30 phút C2: 60 phút C3: 90 phút C4: 120 phút C5: 180 phút C6: 240 phút

Tổng số nghiệm thức: 6x1=6 (nghiệm thức)

Ứng với mỗi nghiệm thức, thí nghiệm được lặp lại 3 lần Tổng số mẫu thí nghiệm: 6x1x3=18 (mẫu)

Cách tiến hành:

Cân nguyên liệu thịt đầu cá và enzyme cho vào bình tam giác, bổ sung thêm dịch đệm phosphate. Ủ ở 550C trong 30 phút, sau đó cho enzyme đã hoạt hóa vào dịch cơ chất, tiếp tục thủy phân trong 30, 60, 90,…240 phút. Sau đó đem lọc để tiến hành phương pháp đo quang phổ

Hình 3.4 Sơ đồ các bƣớc tiến hành thí nghiệm 3

CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng thủy phân protein từ phụ phẩm cá tra ( đầu cá) bằng enzyme bromelain (Trang 25)