0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tình hình nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở lợn con trong và ngoà

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON SAU CAI SỮA (21-60 NGÀY TUỔI) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA 2 LOẠI THUỐC AMPICOLI 10% VÀ NORFACOLI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH, TẠI TRẠI LỢN HÙNG CHI, XÃ LƯƠNG SƠN, TP. THÁI NGUYÊN. (Trang 35 -35 )

2.3.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Để tìm ra biện pháp phòng và trị bệnh bệnh tiêu chảy phù hợp với điều kiện trong nước. Từ 1959 đến nay các nhà khoa học nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu để xác định nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp phòng trị khác nhau. Khi độ ẩm tăng cao và nhiệt độ hạ thấp thì bệnh tiêu chảy xảy ra nhiều hơn. Do sự điều tiết thân nhiệt kém, lợn con phải có quá trình hưng phấn thần kinh để chống lại các tác nhân thường xuyên tác động vào cơ thể, do đó làm cho lợn con suy sụp và sinh bệnh đường tiêu hóa.

Tác giả Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung [9] trong cuốn “Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị”: Bệnh tiêu chảy (Coli Bacillois) là một bệnh hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc điểm là viêm dạ dày - ruột, ỉa chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu ở lợn con là E.coli, nhiều loại Salmonella và đóng vai trò phụ là Proteus,

Streptococeus. Bệnh xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và trong suốt thời kỳ bú mẹ.

Theo một số nhà nghiên cứu, lợn con do thiếu các nguyên tố khoáng vi lượng như: Fe, Cu, I, nhất là Fe, Cu nên bị thiếu máu dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý của cơ thể, sức đề kháng giảm, sinh trưởng chậm, dễ mắc bệnh, nhất là bệnh tiêu chảy ở lợn con.

Cũng có ý kiến cho rằng: Do bộ máy tiêu hóa của lợn con thiếu HCl tự do làm cho men Tripsin và men Pepsin không được hoạt hóa, do đó làm giảm quá trình tiêu hóa, Protein còn lại bị vi khuẩn gây thối phân hủy lên men gây ra bệnh bệnh tiêu chảy.

Như vậy tiêu chảy là do môi trường nuôi dưỡng, điều kiện vệ sinh chuồng trại kém, do các tác nhân stress có hại tác động lên cơ thể lợn con làm giảm sức đề kháng, khi ấy tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại ở đường tiêu hóa phát triển gây bội nhiễm.

Các tác giả Phạm Khắc Hiếu và Ngọc Anh (1977) [1] khuyên nên dùng Chlorramphenicol, Nitrofuratan và Neomycin để điều trị bệnh, vì các thuốc này có tác dụng mạnh với E.coli.

Bệnh tiêu chảy ở lợn con khá phổ biến ở nước ta. Bệnh xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc nhưng thường tập trung vào vụ Đông xuân nhất là sau những trận mưa lớn, vào những ngày độ ẩm cao và khi thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường. [Trịnh Văn Thịnh (1977, 1978) [25], Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [21], Sử An Ninh (1981, 1991, 1992) [15] [16], Hồ Văn Nam (1982) [12]. Bệnh tiêu chảy xảy ra với mọi hình thức chăn nuôi khác nhau, nhưng nhiều nhất là chăn nuôi nái tập trung và chăn nuôi lạc hậu. Chú trọng tạo ra tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp với đặc điểm sinh lý lợn con, chăm sóc nuôi dưỡng đúng quy trình kỹ thuật thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy thấp.

Các tác giả Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Quang Tuyên (1993) [19], cho biết: Bộ máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh, song khả năng chống đỡ bệnh của đường ruột và dạ dày là rất yếu. Do đó cần vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống và áp dụng các phương pháp kỹ thuật phòng chống bệnh đường tiêu hóa cho lợn.

Những ngày đầu trong bộ máy tiêu hóa của lợn con hầu như không có axit HCl tự do, do đó khả năng tiêu hóa sữa mẹ kém, làm giảm khả năng phòng chống bệnh tật của lợn con. Vì vậy khi gặp các tác nhân có hại như vi khuẩn hay yếu tố stress tác động vào cơ thể thì sẽ tác động trực tiếp đến bộ máy tiêu hóa gây bội nhiễm và kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, tăng cường nhu động làm xuất hiện 3 trạng thái rối loạn:

+ Rối loạn chức năng tiêu hóa, hấp thu

+ Rối loạn sự cân bằng khu hệ vi sinh vật đường ruột

+ Rối loạn sự cân bằng nước và chất điện giải do bị tiêu chảy quá nhiều Lợn con trong tình trạng nhiễm độc, trụy tim mạch mà chết. Những con được chữa khỏi sẽ sinh trưởng kém, còi cọc, chậm lớn. Để phòng bệnh tiêu chảy ở lợn con người ta đưa ra nhiều phương pháp:

Có thể phòng bệnh bằng cách tạo điền kiện nuôi dưỡng, chăm sóc lợn mẹ trong thời gian mang thai một cách tối ưu để lợn con sinh ra có khối lượng sơ sinh cao, sức sống tốt, có sức chống đỡ bệnh tật tốt. Cần tạo cho lợn con từ sơ sinh đến cai sữa có điều kiện sống tương đối ổn định và phù hợp với đặc điểm sinh lý của chúng như: Chuồng trại luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tránh gió lùa, mưa hắt làm ẩm nền chuồng, tập cho lợn con ăn sớm và vận động tắm nắng đều đặn. Ngoài ra có thể bổ sung khoáng và VTM trực tiếp cho lợn con làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu.

Tác giả Lê Thị Tài, Đoàn Kim Dung (2000) [20] nghiên cứu về: “Chế phẩm sinh học để điều trị bệnh tiêu chảy của lợn ở một số tỉnh miền núi phía

Bắc” cho thấy: Để điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con, ngoài kháng sinh đặc hiệu với vi khuẩn đường ruột (Trimazol, Chlorramphenicol, Berberin) có hiệu quả điều trị 75 - 80%, chúng ta nên phối hợp các chế phẩm sinh học sẽ tăng hiệu quả điều trị và tăng tỷ lệ khỏi bệnh 89,5 - 90%, con vật mau hồi phục, đảm bảo chất lượng và số lượng con giống.

2.3.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Bệnh tiêu chảy ở lợn con là một trong những bệnh phổ biến gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi lợn đặc biệt là lợn nái sinh sản. Bệnh xảy ra quanh năm và ở khắp mọi nơi. Chính vì thế các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh cũng như các biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Nhiệt độ, độ ẩm là những tác nhân quan trọng tác động vào cơ thể động vật gây ra cơ chế bệnh lý, nghĩa là sự thích ứng giữa cơ thể động vật và ngoại cảnh không còn, từ đó mà phát sinh bệnh. Bản chất của vấn đề này là do rối loạn vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận (Hypothalamus, Hypophyis, Hypernephra).

Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy là do vệ sinh chuồng trại kém, thức ăn thiếu dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý không tốt. Ở Tiệp Khắc các nhà khoa học cũng nghiên cứu và đưa ra biện pháp phòng bệnh phân trắng lợn con bằng cách tiêm Dextran-Fe cho lợn con kết hợp bổ sung chế phẩm vi sinh cho kết quả phòng trị cao.

Một số nhà nghiên cứu ở Anh kết luận: Nguyên nhân gây bệnh do E. Coli, vì khi họ xác định 30 ổ lợn con 2 tuần tuổi bị bệnh tiêu chảy đều có E. Coli.

Tại Đức một số nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra biện pháp phòng bệnh tiêu chảy lợn con như: Sưởi ấm cho lợn con, tiêm Dextran-Fe, tiêm vacxin E. Coli cho lợn mẹ trước khi đẻ 10-15 ngày cho kết quả tốt.

Như vậy qua các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở trên chúng ta thấy nổi lên 2 khía cạnh:

+ Thứ nhất: Nguyên nhân gây bệnh là do điều kiện vệ sinh kém, chế độ dinh dưỡng không đảm bảo tiêu chuẩn và do tác động của các yếu tố stress lên cơ thê lợn con và gây bệnh. Trong trường hợp này người ta đưa ra biện pháp phòng bệnh bằng cách nuôi dưỡng lợn mẹ trong thời gian mang thai với đầy đủ chất dinh dưỡng, sưởi ấm cho lợn con sao cho nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài thích hợp với đặc điểm sinh lý cơ thể chúng, giữ gìn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, bổ sung khoáng, VTM trực tiếp cho lợn con…

+ Thứ hai: Bệnh do E. Coli gây ra. Các nhà nghiên cứu dựa vào đó đưa ra các biện pháp phòng bệnh bằng cách tiêm vacxin E. Coli cho lợn mẹ trước khi đẻ 10-15 ngày, bổ sung chế phẩm vi sinh vật, tập cho lợn con ăn sớm.

Một phần của tài liệu TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON SAU CAI SỮA (21-60 NGÀY TUỔI) VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA 2 LOẠI THUỐC AMPICOLI 10% VÀ NORFACOLI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH, TẠI TRẠI LỢN HÙNG CHI, XÃ LƯƠNG SƠN, TP. THÁI NGUYÊN. (Trang 35 -35 )

×