2.2.2.1. Hiểu biết về bệnh tiêu chảy
Xảy ra do nhiều nguyên nhân: * Do vi khuẩn
Khi nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, nhiều tác giả đã kết luận rằng trong bất cứ trường hợp nào của bệnh cũng có vai trò tác động của
vi khuẩn. Nhiều tác giả khi nghiên cứu về HCTC đã chứng minh rằng khi gặp những điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hóa sẽ tăng độc lực, phát triển với số lượng lớn và trở thành vi khuẩn có hại và gây bệnh. Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [25], cho rằng một số tác nhân nào đó, trạng thái cân bằng của hệ sinh vật đường tiêu hóa bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loại nào đó sinh sản lên quá nhiều sẽ gây nên hiện tượng loạn khuẩn. Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa đặc biệt là ỉa chảy. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [3] cho biết, khi sức đề kháng giảm E.coli thường xuyên cư trú trong đường ruột của lợn thừa cơ sinh sản rất nhanh và gây nên sự mất cân bằng vi sinh vật đường ruột, gây tiêu chảy.
* Do virus:
Ngoài sự góp mặt của vi khuẩn, người ta cũng chứng minh được rằng virus là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và kết luận một số virus như Rota virus, Parvo virus, Adeno virus, có vai trò nhất định gây tiêu chảy ở lợn, sự xuất hiện của virus gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy thể cấp tính. Theo Begerland (1980) [29] trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị tiêu chảy có rất nhiều loại virus: 20% lợn bệnh phân lập được Rota virus, 11.2% lợn bệnh có virus viêm dạ dày - ruột truyền nhiễm, 2% có Enterovirus.
* Do ký sinh trùng
Ký sinh trừng trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy. Khi ký sinh trùng ngoài việc cướp đi dinh dưỡng của vật chủ, tiết độc tố đầu độc vật chủ, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho quá trình nhiễm trùng. Có
nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra HCTC như sán lá ruột lợn, giun đũa lợn...
Theo Phan Lục, Phạm Văn Khuê (1996) [8] sán lá ruột lợn và giun đầu đũa lợn ký sinh trùng đường tiêu hóa, chúng làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây viêm ruột ỉa chảy.
* Do các nguyên nhân khác - Do thời tiết, khí hậu
Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức kháng của cơ thể gia súc. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột: nóng quá, lạnh quá, mưa, gió, độ ẩm không khí đều là yếu tố tác động trực tiếp đến lợn đặc biệt là lợn con theo mẹ.
Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [4], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng... thay đổi bất thường của điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn yếu.
Theo tác giả Niconki V.V.(1986) [31], Hồ Văn Nam và cs (1997) [12] khi gia súc bị lạnh, ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh.
* Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc nuôi dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong chăn nuôi. Việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của con vật.Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm mộc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và các vitamin cũng là nguyên nhân làm lợn con dễ mắc bệnh. Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với cơ thể động vật, nó đảm bảo quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường.
Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu,... cũng là nguyên nhân làm cho lợn con bị tiêu chảy. Phương thức chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khẩu phần ăn hợp lý sẽ hạn chế bệnh viêm ruột cho lợn con.
Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protit và axitamin không cân đối dẫn đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng, hàm lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng Osglobulin huyết thanh cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm rõ rệt, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây bệnh.
Nếu khẩu phần thức ăn của lợn thiếu khoáng và vitamin cũng là nguyên nhân làm lợn con dễ mắc bệnh. Chất khoáng góp phần tạo tế bào, điều hòa thức ăn đạm và chất béo. Lợn con thiếu khoáng dễ dẫn đến bị còi xương, cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột tăng độc lực và gây bệnh.
Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể động vật, nó đảm bảo cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu một vitamin sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa.
Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, khó tiêu, cho lợn ăn quá nhiều đều là nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở lợn.
* Do stress
Sự thay đổi yếu tố khí hậu thời tiết, mật độ chuồng nuôi, vận chuyển đi xa đều là các tác nhân gây stress quan trọng trong chăn nuôi dẫn đến hậu quả giảm sút sức khỏe vật nuôi và bệnh tật trong đó có tiêu chảy. (Trích theo Đoàn Kim Dung, 2005 [4] ).
Theo Sử An Ninh và cs (1981) [15] Bệnh tiêu chảy lợn con có liên quan đến trạng thái stress. Hầu hết lợn con bị bệnh tiêu chảy có hàm lượng Cholesterrol trong huyết thanh giảm thấp.
* Cơ chế
Khi tác động của từng nguyên nhân khác nhau thì quá trình sinh bệnh khác nhau. Tuy nhiên, cơ thể chịu một quá trình sinh bệnh cũng có những nét đặc trưng. Theo Tạ Thị Vịnh (1996) [27] trong mọi trường hợp, tiêu chảy là phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm loại thải các chất độc ra khỏi đường tiêu hóa mà đặc điểm nhu động ruột mạnh, làm tăng tiết dịch và các chất điện giải, đồng thời làm giảm hấp thu các chất.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước và cs (1982) [17] khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, khả năng tiêu hóa thức ăn kém làm thức ăn tích đọng lại nhiều trong ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn thối rữa phát triển. Đặc biệt quá trình lên men tạo ra nhiều sản phẩm độc (CH2, H2S, SO2) các chất này kích thích làm tăng tính thấm của thành mạch, nước trong lòng mạch rút vào trong ruột làm thức ăn nhão ra, đồng thời nhu động ruột tăng lên để đẩy thức ăn ra ngoài gây hiện tượng ỉa chảy. Sự rối loạn vận chuyển nước và các chất điện giải ở ruột non gây nên tiêu chảy do 2 cơ chế: tiêu chảy xuất tiết và tiêu chảy thẩm thấu.
* Hậu quả của bệnh tiêu chảy
Khi tác động vào cơ thể tùy từng nguyên nhân gây bệnh có quá trình bệnh lý sinh bệnh và gây hậu quả cụ thể. Tuy nhiên khi hiện tượng tiêu chảy xảy ra, cơ thể chịu một quá trình sinh bệnh và hậu quả của nó là làm cho con vật mất nước, mất chất điện giải, trúng độc và suy giảm sức đề kháng.
Mất nước: Ở cơ thể khỏe mạnh nước chiếm khoảng 75% trọng lượng cơ thể, được giữ ở dịch nội bào (50% thể trọng) và ở dịch ngoại bào 25%. Khi bị viêm ruột cơ thể không những không hấp thu được nước do thức ăn nước uống đưa vào mà còn mất nước do tiết dịch. Mặt khác do ruột bị viêm, tính mẫn cảm tăng, nhu động ruột tăng lên nhiều lần. Hơn nữa tổ chức ruột bị tổn thương, niêm mạc ruột tăng tiết kéo theo một lượng nước và chất điện giải với hàng loạt các biến đổi bệnh lý khác. Nếu cơ thể mất 10% nước thì con vật có thể chết.
Triệu chứng - Bệnh tích:
Trên lợn con bị bệnh, lợn con thường nằm tụm lại, run rẩy hoặc nằm một góc, da xung quanh đuôi và hậu môn có dính phân, phân lỏng đến sệt có màu kem và có hiện tượng nôn mửa. Lợn con mất nước do tiêu chảy, mắt lõm vào, da trở nên khô. Trước khi chết có thể thấy lợn con bơi chèo và sùi bọt mép. Trên lợn con sau cai sữa, triệu chứng đầu tiên thấy sụt cân, đi phân nước và mất nước, một vài trường hợp phân có máu hoặc đen như hắc ín hoặc sệt với nhiều màu sắc như xám, trắng, vàng và xanh lá cây. Do đó màu sắc phân không có ý nghĩa nhiều trong chẩn đoán lâm sàng. Có thể thấy lợn con chết với mắt lõm vào và tím xanh ở mõm và móng chân, thỉnh thoảng thấy lợn con nôn và cũng có thấy lợn con chết mà không có triệu chứng.
2.2.2.4. Các biện pháp Phòng
* Các biện pháp phòng
HCTC ở gia súc nói chung và ở lợn nói riêng do rất nhiều nguyên nhân, để phòng chống tiêu chảy phải thực hiện đồng bộ các biện pháp, tác động đến nhiều khâu, nhiều yếu tố như: tác động vào môi trường, đối tượng lợn con và lợn mẹ dựa trên nguyên tắc 3 nên, 3 chống: Nên cho lợn bú sữa đầu, nên chăm sóc lợn mẹ trước khi sinh, nên tập ăn sớm cho lợn con; Chống ẩm, chống bẩn, chống lạnh.
- Phòng tiêu chảy bằng các biện pháp kỹ thuật:
Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật là điều cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khỏe mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [25] trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn, nếu chuồng trại đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, thoáng khí, khô ráo sẽ làm giảm tỷ lệ bệnh đường tiêu hóa ...
- Phòng bệnh bằng thuốc và vacxin
Ở lợn con giai đoạn bú sữa thường có triệu chứng thiếu sắt, do đó lợn con thường bị rối loạn tiêu hóa và ỉa chảy. Hiện nay các công ty thuốc đã sản
xuất ra các chế phẩm như: Dextram-Fe, Ferrumm 10% + B12 ... Để bổ sung cho lợn con, phòng thiếu máu, suy dinh dưỡng, các bệnh đường ruột, tăng sức đề kháng cho lợn con. Việc tiêm phòng vacxin là biện pháp có hiệu quả cao để phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con tạo miễn dịch chủ động cho chúng.
- Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học là môi trường nuôi cấy một vi sinh vật có lợi nào đó khi đưa vào cơ thể có tác dụng bổ sung các vi sinh vật hữu ích, giúp duy trì và lập lại trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa ...
Năm 1992, Vũ Văn Ngữ [14] đã sử dụng chế phẩm vi sinh vật Subcolac để phòng bệnh tiêu chảy, Subcolac là một hợp gồm 3 loại vi khuẩn sống: Bacilus subtilis, Colibacterium và Lactobacilus. Chế phẩm subcolac được đưa vào đường tiêu hóa để cung cấp một số men cần thiết, một số vi khuẩn có ích để lặp lại sự cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột.
Theo Tô Thị Phượng (2006) [18] dùng men vi sinh vật cho lợn uống hoặc ăn có tác dụng giảm tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy, lợn tiêu hóa thứ ăn tốt, giảm mùi hôi chuồng.
2.2.2.5. Điều trị bệnh tiêu chảy
Đề điều trị bệnh tiêu chảy cần điều trị sớm, kịp thời, thực hiện biện pháp điều trị tổng hợp như kết hợp điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng và bổ sung nước, chất điện giải cho gia súc, đồng thời có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Điều trị bệnh tiêu chảy bằng kháng sinh
Theo Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (2001) [6] sử dụng các loại kháng sinh và hóa dược để điều trị chứng tiêu chảy, lập lại sự cân bằng cho tập đoàn vi khuẩn đường ruột, lập lại sự cân bằng nước và điện giải cho kết quả tốt.
Theo Bùi Thị Tho (1996) [26] kháng sinh dùng trong điều trị bệnh cho kết quả rất khác nhau ở các địa phương khác nhau.Tại một địa phương nào đó
nếu một loại kháng sinh nào đó được dùng một thời gian dài thì hiệu lực điều trị sẽ giảm dần theo thời gian.
- Điều trị tiêu chảy bằng chế phẩm sinh học
Để khắc phục những hạn chế của kháng sinh, hiện nay các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu bào chế ra các chế phẩm sinh học từ các vi sinh vật hữu ích. Một số chế phẩm sinh học được dùng để điều trị tiêu chảy cho lợn là:
+ Viên sublitis dùng phòng, trị các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột của gia súc.(Lê Thị Tài và cs, 1968 - 1978) [20].
+ Chế phẩm EM của giáo sư Terruo Higa (Nhật Bản) bào chế để phòng và điều trị tiêu chảy ở lợn.
+ Chế phẩm Subcolac dùng để trị bệnh phân trắng ở lợn con (Vũ Văn Ngữ và cs (1992)) [14].