CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU.

Một phần của tài liệu Tài liệu giao án lớp 5 tuần 25 (Trang 41 - 44)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS về sưu tầm tranh về Bác Hồ.

B. Bài mới.1. Giới thiệu bài. 1. Giới thiệu bài. 2. Lên lớp:

*/ Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ.

- GV yêu cầu HS xem mục một SGK. H: Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở đâu? H: Nêu những tác phẩm nổi tiếng của ông?

*/ Hoạt động 2 : Xem tranh Bác Hồ đi công tác.

- GV giới thiệu các tranh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ và đặt câu hỏi.

H: Hình ảnh chính trong bức tranh là gì?

H: Dáng vẻ của từng nhân vật trong tranh NTN?

H: Màu sắc trong tranh NTN?

*/ Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét chung tiết học. - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu ý kiến. 3. Củng cố, dặn dò. - Sưu tầm một số dòng chữ in hoa nét thanh, nét đậm ở trong sách báo.

- Hs lắng nghe. - HS nhận xét. - HS trả lời:

+ Hoạ sĩ Nguyễn Thụ quê ở xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. + Tác phẩm nổi tiếng của ông : Dân quân, Đấu vật, Làng ven núi, Mùa đông ...

+ Hình Bác Hồ và anh bảo vệ. + Bác Hồ ung dung thư thái...

+ Màu sắc trong tranh hài hoà, trầm ấm.

VÌ MUÔN DÂN

I. Mục đích yêu cầu

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa : Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.

- Giáo dục học sinh biết đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ nhau trong học tập.

II. Đ ồ dùng dạy - học :

- Tranh minh họa truyện trong SGK.

- Bảng lớp viết những từ ngữ được chú giải sau truyện ở SGV.

- Giấy khổ to vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện.

III. Các hoạt động dạy - học :

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.

- GV cùng HS nhận xét và ghi điểm cho từng HS.

2. Dạy bài mới:

- Giới thiệu bài : Tiết kể chuyện hôm nay, các em cùng nghe kể lại câu chuyện về Trần Hưng Đạo. Đây là một câu chuyện có thật trong lịch sử nước ta. Trần Hưng Đạo là anh hùng dân tộc có công giúp các vua nhà Trần ba lần đánh tan ba cuộc xâm lược của giặc Nguyên - Mông. Không chỉ vậy Trần Hưng đạo còn có một tính cách đẹp, đáng học tập và trân trọng. Tính cách đó là gì? Các em cùng nghe cô kể chuyện.

HĐ1 : GV kể chuyện :

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK. - GV kể lần 1 : Giọng kể thong thả, chậm rãi.

- HS nghe, GV kể xong, giải nghĩa một số từ khó đã ghi trên bảng lớp :

Dán tờ giấy vẽ lược đồ quan hệ gia tộc giữa các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ, giới thiệu tên 3 nhân vật: Trần Quốc Tuấn và Trần Quang Khải là anh em họ : Trần Quốc Tuấn là con ông bác, Trần Quang Khải là con ông chú. Trần Nhân Tông là cháu gọi Trần

- 2 hs lên bảng trả lời câu hỏi

- Lắng nghe

- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.

- Đọc chú giải SGK : tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, Sát Thát.

Quang Khải là chú.

- GV kể lần 2 : GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to treo trên bảng lớp. HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh.

- GV kể lần 3:

HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

*Kể chuyện trong nhóm.

- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.

- Gọi HS phát biểu. GV kết luận, ghi nhanh lên bảng.

- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.

- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.

* Thi kể chuyện trước lớp:

- GV cho HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

- GV nhận xét, cho điểm HS kể tốt. - Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.

* Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

- GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình. Sau đó GV chốt lại:

+ Câu chuyện kể về ai?

+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?

- Lắng nghe

+ Tranh 1: Cha của Trần Quốc Tuấn trước khi qua đời dặn con phải dành lại ngôi vua. Trần Quốc Tuấn không cho điều đó là phải, nhưng thương cha nên gật đầu.

+ Tranh 2 : Năm 1284, giặc Nguyên sang xâm lược nước ta.

+ Tranh 3 : Trần Quốc Tuấn mời ông Trần Quang Khải xuống thuyền của mình ở bến Đông để cùng nhau bàn kế đánh giặc.

+ Tranh 4 : Trần Quốc Tuấn tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải, khéo léo cởi bỏ mâu thuẩn gia tộc.

+ Tranh 5 : Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các vị bô lão từ mọi miền đất nước. + Tranh 6 : Cả nước đoàn kết một lòng nên giặc Nguyên mới bị đánh tan. - Kể chuyện theo nhóm 4

- HS trao đổi với nhau về ý ngfhĩa câu chuyện.

- HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.

- Hs thi kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:

HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình

+ Câu chuyện kể về Trần Hưng Đạo. + Câu chuyện giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, hoà thuận của dân tộc ta

+ Câu chuyện có ý nghĩa gì?

+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thãnh ngữ nào nói về truyền thống của dân tộc?

3. Củng cố.

- GV hỏi : + Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân”?

- Giáo dục hs noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước.

4. Dặn dò

- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

- GV nhận xét tiết học.

* Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.

- HS thi đua phát biểu. Ví dụ :

+ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. + Máu chảy ruột mềm

+ Môi hở răng lạnh.

+ Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. + Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ. + Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. - Hs suy nghĩ, trả lời

ÂM NHẠC

ÔN TẬP BÀI HÁT : MÀU XANH QUÊ HƯƠNG TĐN SỐ 7 TĐN SỐ 7

I. MỤC TIÊU

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của bài Màu xanh quê hương. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- HS noiư có điều kiện biết đọc bài TĐN số 7. II. CHUẨN BỊ

- GV : Nhạc cụ, đĩa băng, máy nghe - HS : Nhạc cụ gõ …

Một phần của tài liệu Tài liệu giao án lớp 5 tuần 25 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w