Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất quả thanh long tại Thái Nguyên. (Trang 29)

3.1.1. Đối tượng nghiên cu

3.1.1.1. Đối tượng

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên giống thanh long ruột đỏ Đài Loan, có

độ tuổi 3 năm tuổi, trồng tại vườn thanh long ruột đỏ ở xã Lương Sơn - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

3.1.1.2. Vật liệu Chế phẩm: - Chế phẩm VSL1 - Chế phẩm Ethephon - Dung dịch KNO3 - Chế phẩm phân bón lá VSL2 - Chế phẩm phân bón lá VSL3

- Chế phẩm Năm Sao nuôi trái 20 - 0 - 20 + TE -Chế phẩm Tin Super Bor

Dụng cụ: - Thước kẹp panme - Thước mét - Cân - Kéo… 3.1.2. Phm vi nghiên cu

- Địa điểm nghiên cứu: các nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi vườn thanh long ruột đỏ ở xã Lương Sơn - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian nghiên cứu: thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu từ tháng 7 năm 2013 - tháng 1 năm 2014.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lí ra hoa đến khả năng ra hoa, đậu quả, năng suất và phẩm chất của thanh long ruột đỏ trái vụ.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng đậu quả, năng suất và phẩm chất của quả thanh long ruột đỏ chính vụ.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Các thí nghim

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm xử lí ra hoa

đến khả năng ra hoa, đậu quả trái vụ của thanh long ruột đỏ. * Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm gồm có 4 công thức, mỗi công thức 6 trụ thanh long, với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại là 2 trụ, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Tổng số cành trụ thí nghiệm là 24 trụ. + Công thức 1: không xử lý ( đ/c) + Công thức 2: sử dụng chế phẩm KNO3 + Công thức 3: sử dụng chế phẩm Ethephon + Công thức 4: sử dụng dung dịch VSL1 - Sơ đồ thí nghiệm: Nhắc lại 1 CT1 CT3 CT4 CT2 Nhắc lại 2 CT4 CT2 CT1 CT3 Nhắc lại 3 CT3 CT4 CT2 CT1

* Quy trình kỹ thuật

- Thời gian tiến hành: 09/11/2013 - Chọn cây: cây 3 năm tuổi, xanh tốt.

- Bón phân: sau khi thu hoạch lứa cuối cùng -Cách xử lý:

+ Phun thuốc dưỡng để mắt nở to và đồng đều

Cách pha: 100gram KNO3 + 20cc VSL2 + 8 lít nước.

+ Xử lý chế phẩm: bóc mắt thanh long đã nở to và chấm thuốc theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của phân bón lá đến khả năng đậu quả, năng suất và phẩm chất của quả thanh long ruột đỏ.

* Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm gồm có 5 công thức, mỗi công thức phun trên 6 trụ thanh long, với 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 2 trụ. Tổng số trụ thí nghiệm là 30 trụ. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh.

+ Công thức 1: không phun (đ/c)

+ Công thức 2: sử dụng chế phẩm phân bón lá VSL2 + Công thức 3: sử dụng chế phẩm phân bón lá VSL3.

+ Công thức 4: sử dụng chế phẩm Năm Sao nuôi trái 20 - 0 - 20 + TE + Công thức 5: sử dụng chế phẩm Tin Super Bor.

- Sơ đồ thí nghiệm: Nhắc lại 1 CT1 CT 2 CT 4 CT 5 CT 3 Nhắc lại 2 CT2 CT 3 CT 5 CT 4 CT 1 Nhắc lại 3 CT3 CT1 CT 2 CT5 CT 4 *Quy trình kỹ thuật - Thời gian tiến hành: 12/9/2013

- Cách xử lý: Xử lý 3 lần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số lần Thời điểm Giải thích

Lần 1 Trước khi bông nở 3-4 ngày Sau khi ra nụđược 23 - 25 ngày

Lần 2 Sau khi rụng râu Quả nhỏ bằng quả cau

Lần 3 Khi quả chín được 1/3 Vỏ quả bắt đầu chuyển màu đỏ.

- Cách pha: pha thuốc vào bình phun sương cầm tay, chỉnh vòi phun hợp lý để ướt đều thuốc lên nụ hoa và quả. Pha đúng tỷ lệ ghi trên bao bì sản phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất quả thanh long tại Thái Nguyên. (Trang 29)