Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long ở trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất quả thanh long tại Thái Nguyên. (Trang 26)

2.9.2.1. Tình hình sản xuất

Sản xuất cây ăn quả để tiêu dùng và xuất khẩu đang là vấn đề quan tâm không chỉ đối với các nhà chuyên môn, mà cả đối với người dân. Trong những năm gần đây, thanh long Việt Nam được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới với số lượng ngày càng tăng đã thúc đẩy nhanh việc phát triển sản xuất và tiêu thụ thanh long. Với 4 tỉnh chủ lực Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và Tây Ninh đã tạo ra một khối lượng nông sản khá lớn cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Bình Thuận là tỉnh đứng đầu cả nước về thanh long cả về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng.

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất thanh long ở Việt Nam trong những năm gần đây Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2003 8022 159,75 128152 2004 8687 160,50 139433 2005 8895 157,43 140034 2006 9535 152,89 145788 2007 11792 151,62 178801 2008 13710 207,05 283873 2009 14595 206,21 300967 2010 16096 215,27 346510 (Nguồn: Cục trồng trọt) [25]

Diện tích: tình hình sản xuất thanh long trên cả nước ta mấy năm gần

khoảng 8.022 ha, trong đó lớn nhất là Bình Thuận với diện tích 5.078 ha, các tỉnh khác chỉ chiếm 2.944 ha. Tuy nhiên, cho tới những năm 2007, 2008, do nhu cầu trên thị trường (cả trong nước và trên thế giới) về trái thanh long nên có rất nhiều vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi bắt đầu nhân rộng mô hình trồng thanh long, chuyển một số diện tích trồng cây khác sang trồng thanh long và diện tích trồng thanh long cả nước năm 2007 đã đạt 11.792 ha. Diện tích thanh long cả nước năm 2009 ước đạt 14.595 ha, tăng so với năm 2008 là 6% (884 ha), năm 2010 diện tích đã tăng lên tới 16.096 ha, tăng so với năm 2009 là 10% (1.501 ha). Trong đó, Bình Thuận đứng đầu cả nước với tổng diện tích trồng lên tới 13.404 ha, kế đến là Tiền Giang với 1.896 ha và sau là Long An: 1.200 ha.

Năng suất: năng suất thanh long nước ta đạt cao nhất năm 2010 là 215,27 tạ/ha, thấp nhất năm 2007 đạt 151,62 tạ/ha. Như vậy, mức tăng năng suất hàng năm không đáng kể, tuy nhiên vẫn có sự biến động qua các năm.

Sản lượng: sản lượng của thanh long cũng tăng lên qua các năm, đặc biệt

đạt cao nhất vào năm 2010 là 346.510 tấn. Như vậy, sau 7 năm (từ 2003 đến 2010), sản lượng thanh long đã tăng tới 270%.

2.9.2.2. Tình hình tiêu thụ

Thanh long Việt Nam đã xuất khẩu tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2013, xuất khẩu của thanh long của Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng rất ấn tượng. Hiện nay, cả nước có 32 tỉnh trồng thanh long với khoảng 25000 ha, sản lượng trên 460 ngàn tấn, đạt kim ngạch khoảng 150 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu (chính ngạch) trái cây tươi đạt 307 triệu USD thì thanh long đã chiếm tới 61,4%.

Thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất hiện nay là thị trường Trung Quốc (đây cũng là thị trường dễ tính nhất trong nhập khẩu thanh long, họ hầu như chưa có các hàng rào kỹ thuật trong nhập khẩu). Ngoài một số thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… thanh long đang từng

bước xâm nhập vào một số thị trường mới là Ấn Độ, New Zealand, Úc, Chi Lê… tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam.

Thông tin từ các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cho thấy, trái thanh long của Việt Nam đang được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Âu và thị trường Mỹ.

Hoa kỳ cũng là thị trường ưa chuộng thanh long. Mới đây, hợp tác xã thanh long ruột đỏ MỹĐức (Trà Vinh) vừa xuất khẩu thành công 1 tấn thanh long sang thị trường Hoa Kỳ với giá bán 24.000 đồng/kg. Hoa Kỳ cũng đã có

đơn đặt hàng với hai tấn thanh long ruột đỏ của Trà Vinh.

Số liệu từ Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu được 1.200 tấn thanh long tươi vào Mỹ với giá tương đối cao. Đầu năm 2014 đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn

đang ráo riết đẩy mạnh gom hàng cung ứng cho đối tác Hoa Kỳ. Điều này đã

đẩy giá thanh long tăng mức kỷ lục 30.000 đồng/kg.

Hiện nay, New Zealand đang thực hiện dự án hỗ trợ phát triển cho Việt Nam khoảng 10 triệu USD/năm. Dự án hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học New Zealand và Việt Nam nhằm tập trung phát triển giống quả thanh long chất lượng cao và cố gắng thương mại hóa để quả thanh long Việt Nam không chỉ chinh phục thị trường New zealand mà cả thị trường quốc tế.

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất quả thanh long tại Thái Nguyên. (Trang 26)