- Tạo hỗn hợp bột kép: Bộtkép được trộn theo nguyên tắc đồng lượng, chất
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
3.1. Kết luận
Sau thời gian làm thực nghiệm, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
3.1.1. Đã bào chế được pellet indomethacin TDKD bằng phương pháp bồi dần
trong nồi bao từ bột và bao màng kiểm soát giải phóng có thành phần như sau:
- Bột kép có tỷ lệ: Indomethacin: 60% AvicelpH 101: 30% Lactose: 10%.
- Tá dược dính: Dung dịch HPMC 2 % và PVP 5 % trong ethanol. - Dịch bao màng cho 100 g pellet:
Ethyl cellulose: 3 g Titan dioxyd: 3 g Magnesi stearat: 3 g Talc: 2 g.
Các thành phần trên được pha trong 200 ml ethanol tuyệt đối, khuấy liên tục dịch bao trong 4 giờ.
Tuy nhiên phương pháp này không có độ lặp lại do thiết bị không hoàn 3.1.2. Đã bào chế được pellet INDO TDKD bằng phương pháp đùn- tạo cầu:
- Khảo sát được một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng của indomethacin từ pellet được bào chế theo phương pháp đùn- tạo cầu. - Tối ưu hoá theo mạng thần kinh nhân tạo đã chọn được công thức
pellet INDO TDKD tối ưu có thành phần như sau: chỉnh. Indomethacin: 60g. Avicel: 47,39g. Lactose: 85,57g. HPMC: l,6g. PVP: 3,2g. Tween 80: 2,24g.
Thể tích dung môi là 90ml bao gồm: 36 ml nước cất và 54 ml ethanol
tuyệt đối (tương đương với 60 % ethanol).
Bào chế theo cách tạo HPTR: Hoà (INDO và Tween 80) trong ethanol; hoà tan hoàn toàn (HPMC và PVP) trong nước. Phối hợp 2 dịch trên với nhau và đem khuấy liên tục trong 30 phút, rồi nhào trộn với hỗn hợp tá dược.
3.2. Đề xuất
Vì điều kiện và thời gian không cho phép nên chúng tôi không thể tiếp tục nghiên cứu về pellet mới bào chế theo phương pháp đùn- tạo cầu. Vì vậy chúng tôi có một số đề xuất sau:
- Tiến hành bào chê pellet INDO TDKD theo phương pháp đùn- tạo cầu với quy mô lớn hơn để khẳng định lại kết quả đã đạt được.
- Nghiên cứu độ ổn định của pellet INDO, vì HPTR là dạng kém bền vững [6], nên cần phải nghiên cứu độ ổn định.
- Đóng nang pellet và đem thử khả năng giải phóng INDO từ nang thuốc này.