Môi trường lạm phát cao của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tại Việt Nam (Trang 90)

2.1 Diễn biến lạm phát Việt Nam cụ thể qua các thời kỳ như sau:

Thời kỳ 1976-1985, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế tăng trưởng chậm, có năm bị giảm, làm mất cân đối cung cầu (thiếu cung), tiền nhiều hơn hàng.

Thời kỳ 1986-1991, lạm phát phi mã, trong đó 1986-1988 tăng tới 402,1%/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế bị khủng hoảng, tăng trưởng thấp, làm cho thị trường bị thiếu cung, tiền nhiều hơn hàng. Có một nguyên nhân quan trọng là việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với hầu hết những mặt hàng bao cấp hiện vật bằng tem phiếu định lượng trong thời kỳ trước, tạo ra mặt bằng giá chung mới cao hơn nhiều.

Thời kỳ 1992-1995, lạm phát còn cao, nhưng đã thấp hơn nhiều so với các thời kỳ trước. Nguyên nhân chủ yếu do cung đã tăng (tăng trưởng kinh tế 1991- 1995 đạt 8,2%/năm, đặc biệt lương thực vượt nhu cầu trong nước, đã có xuất khẩu với khối lượng lớn; Chính phủ đưa ra phương châm: đối với ngân sách thì thu lấy

mà chi; đối với ngân hàng thì vay lấy mà cho vay-có nghĩa là Nhà nước không phát hành tiền cho bội chi ngân sách và bội chi tiền mặt.

Thời kỳ 1996-2003, được coi là thiểu phát, khi CPI tăng rất thấp (mặc dù năm 1998 tăng cao 9,2% do tác động của khủng hoảng khu vực, với tỷ giá năm 1997 tăng 14,2%, năm 1998 tăng 9,6% và giá lương thực tăng 23,1%, giá thực phẩm tăng8,6%. Nhưng nhìn chung cả thời kỳ này đã có 3 năm, trong đó có 1 năm giảm, 2 năm tăng thấp; giá lương thực, thực phẩm giảm hoặc tăng thấp.

Thời kỳ từ 2004 đến nay, là thời kỳ lạm phát cao trở lại, gần như lặp đi lặp lại, cứ 2 năm tăng cao mới có 1 năm tăng thấp hơn. Năm 2004 tăng 9,5%, năm 2005 tăng 8,4%, thì năm 2006 tăng 6,6%. Năm 2007 tăng 12,63%, năm 2008 tăng 19,89%, thì năm 2009 tăng 6,52%, năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 tăng 18,13%.

Hình tốc độ tăng lạm phát của Việt Nam từ năm 2000 đến 2011:

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

2.2 Các nguyên nhân gây ra lạm phát tại Việt Nam:

Năm 2007-2008 đánh dấu thời điểm lạm phát “phi mã” sau nhiều năm tốc độ lạm phát ở mức “vừa phải”. Nguyên nhân của lạm phát có thể do:

- Chi phí đẩy (do các yếu tố chi phí đầu vào tăng).

- Thiếu hụt cung (khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm năng).

- Cung tiền tăng quá mức (việc tăng tổng phương tiện thanh toán - M2). - Yếu tố tâm lý (lạm phát kỳ vọng).

Phân tích lạm phát ở nước ta các năm gần đây, có đủ các nguyên nhân, vừa là lạm phát chi phí đẩy – do chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, vận tải, kho bãi, năng lượng, tiền lương...) tăng, đẩy giá bán ở đầu ra lên cao; vừa là lạm phát cầu kéo – do nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ tăng cao, kéo theo tăng giá bán của các loại hàng hoá, dịch vụ; vừa là lạm phát kỳ vọng – phát sinh từ các yếu tố tâm lý và đầu cơ. Tuy nhiên, năm 2008 nước ta được coi là “nhập khẩu lạm phát” tức là nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2008 chủ yếu là lạm phát do chi phí đẩy. Ngoài việc giá các yếu tố chi phí đầu vào trên thị trường thế giới tăng cao kỷ lục (dầu thô vượt ngưỡng hơn 147 USD/ thùng, giá phôi thép, thép 830 USD/tấn, gạo hơn 1.000 USD/tấn, phân bón, vải sợi... đều tăng cao) còn do yếu tố nội sinh của nền kinh tế nước ta. Đó là mức tăng trưởng tín dụng cũng bị đẩy lên mức cao, giá điện sinh hoạt và sản xuất tăng, chính phủ tiến hành cải cách tiền lương làm thu nhập dân cư tăng và chi phí của doanh nghiệp tăng cao đã càng làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát.

Hình giá dầu thô thế giới và CPI Việt Nam 0 100 200 300 400 500 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 CPI OIL

Giai đoạn năm 2010 - 2011, tỷ lệ lạm phát cũng đã tăng cao lại như giai đoạn 2007 - 2008. Một lần nữa nguyên nhân của sự gia tăng lạm phát trong giai đoạn này chính là hệ quả của việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn kém hiệu quả, cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động cộng hưởng của các yếu tố tâm lý.

Diễn biến lãi suất và chỉ số CPI Việt Nam 4 8 12 16 80 120 160 200 240 280 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 CPI LS

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu sự truyền dẫn tỷ giá hối đoái lên giá nhập khẩu và giá tiêu dùng tại Việt Nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)