Mô hình phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở Việt Nam (Trang 36)

Với mục tiêu nghiên cứu là đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tốc độ tăng

trưởng TFP của các ngành ở Việt Nam, sử dụng dữ liệu bảng cho 16 ngành trong giai

đoạn từnăm 2000 đến 2011, tác giả sử dụng mô hình kinh tếlượng như sau:

TFPGit= α + β1FDIit+ β2 Tradeit+ β3 Scaleit+ β4 K_intensityit + εit

Với i kí hiệu cho ngành, t kí hiệu cho năm.

Biến TFPGit là biến phụ thuộc trong mô hình. Biến đại diện cho tốc độtăng trưởng TFP của ngành. Biến FDIit là biến mục tiêu phân tích của mô hình. Các biến còn lại là các biến kiểm soát, trong đó biến Tradeit đại diện cho thương mại quốc tế thể hiện bởi hoạt động xuất nhập khẩu. Và các biến Scaleit, K_intensityit thể hiện đặc tính của ngành.

Định nghĩa các biến:

TFPGit: Là biến phụ thuộc trong mô hình, đại diện cho tăng trưởng TFP, dữ liệu

được tính toán ở trên.

FDIit: Là biến đại diện cho dòng vốn FDI vào các ngành, được đo bằng tỉ lệ dòng vốn FDI đăng kí đầu tư vào ngành và tổng đầu ra của ngành. Vì chỉ thu thập được số

29

thực hiện cần độ trễ về thời gian, tác giả sử dụng số liệu FDI năm t-1 để phân tích tác

động cho năm t.

Tradeit: Là biến đại diện cho thương mại quốc tế, được đo bằng tỉ lệ thuế xuất nhập khẩu ngành và tổng thuế và các khoản phải nộp của ngành.

Scaleit:là biến thể hiện cho qui mô của ngành, được tính bằng logarit tự nhiên tổng giá trị đầu ra của ngành.

K_intensityit: là biến đo cường độ sử dụng vốn trên mỗi lao động của doanh nghiệp, được tính bằng vốn cốđịnh bình quân trên mỗi lao động.

Biến FDIit là biến đại diện cho dòng vốn FDI vào các ngành. Như phần cơ sở lý thuyết ở chương 2, FDI kỳ vọng sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng TFP. Ngoài việc

mang đến nguồn vốn đầu tư lớn, nó còn mang đến cho nước tiếp nhận đầu tư công

nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, giúp phát triển vốn con người, nâng cao kỹnăng lao động. Đây là những nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng TFP. Các doanh nghiệp FDI còn tạo các liên kết ngược-xuôi, tác động cạnh tranh với các doanh nghiệp

trong nước giúp các doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải nâng cao năng suất và chất

lượng để có thể tồn tại và phát triển. Tuy nhiên sự hiện diện của FDI gây nên tác động lấn át có thể dẫn đến tình trạng giảm sản lượng của doanh nghiệp trong nước. Theo như

các mô hình lý thuyết và các nghiên cứu thực hiện trước đây, trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng FDI sẽcó tác động dương lên tăng trưởng TFP.

Tradeit là biến đại diện cho thương mại quốc tế, đặc trưng bởi hoạt động xuất, nhập khẩu. Mở cửa thương mại quốc tế có thể cung cấp cho một quốc gia tiếp cận tốt hơn

với công nghệ phát triển ở nơi khác và tăng cường quá trình bắt kịp công nghệ thông qua việc thích ứng các công nghệ tiên tiến nước ngoài (Keller và Yeaple, 2004). Nhập khẩu máy móc, sản phẩm công nghệ tiên tiến có thể giúp các nhà sản xuất trong nước sản xuất một sản phẩm tốt tương tự với doanh nghiệp FDI với chi phí thấp hơn hoặc phải tạo ra các sản phẩm tốt hơn để cạnh tranh. Do đó, nhập khẩu được kì vọng sẽ tác

30

động đến TFP. Lý thuyết học tập bằng cách thực hành -learning by doing (Arrow, 1962) đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp có thể học tập thông qua làm việc, việc cố gắng giải quyết một vấn đề sẽ giúp rút ra nhiều bài học bổ ích. Ở đây các nhà doanh nghiệp

trong nước sẽ học tập bằng cách xuất khẩu, tham gia vào thị trường xuất khẩu. Khi tham gia vào thị trường quốc tế, các nhà xuất khẩu phải tuân thủ các qui định quốc tế

về chất lượng sản phẩm cũng như các điều kiện giao dịch. Hơn thế nữa, để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài các nhà xuất khẩu phải tìm hiểu về thị trường và nhu cầu khách hàng của nước đó. Từđó, các nhà xuất khẩu trong nước sẽ nhận sựgiúp đỡ của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Các nhà nhập khẩu nước ngoài sẽ chỉ cho cách quản lý qui trình sản xuất sao cho hiệu quả, cách kiểm soát chất lượng đầu ra sản phẩm cũng như huấn luận lao động. Như nhận định của Grossman và Helpman (1991) rằng ” khi sản phẩm nội địa được xuất khẩu, các nhà nhập khẩu nước ngoài có thể đề xuất những cách để

cải tiến qui trình sản xuất”. Mặt khác, sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thịtrường quốc tế sẽ

làm cho các nhà xuất khẩu trong nước sẽ dần lớn mạnh lên. Xuất khẩu cũng giúp làm mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất từđó sẽ tận dụng lợi thế kinh tế theo qui mô giúp nâng cao năng xuất. Nghiên cứu Miller và Upadhyay (2000) với 83 quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng xuất khẩu, đo lường bởi tỷ

trọng xuất khẩu trong GDP, tác động tích cực đến tăng trưởng TFP (ở mức ý nghĩa

1%). Nghiên cứu khác của Jajri (2007) với nền kinh tế Malaysia giai đoạn 1971-2004 chỉ ra rằng mở cửa thương mại quốc tế, đo lường bởi tỉ số của tổng giá trị xuất, nhập khẩu chia cho GDP, có tác động tích cực đến tăng trưởng TFP. Trong nghiên cứu này, biến Tradeitđược kỳ vọng tác động dương lên tăng trưởng TFP.

Biến Scaleit là biến đại diện cho qui mô của ngành. Theo lý thuyết về tính kinh tế

theo qui mô, khi doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất thì sẽ giúp giảm chi phí cố định, tăng hiệu quả sản xuất. Mặt khác, khi mở rộng sản xuất, đồng nghĩa doanh nghiệp

đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Vì vậy, qui mô sản xuất được kỳ

31

lan tỏa của FDI ở Bồ Đào Nha giai đoạn 1996-1998, dữ liệu bảng với 2133 doanh nghiệp, Proença (2002) đã cho thấy qui mô doanh nghiệp, đo bằng tỉ lệ đầu ra của doanh nghiệp chia cho giá trị trung bình của đầu ra của 5 doanh nghiệp lớn nhất cùng

ngành, tác động tích cực đến năng suất lao động. Trong nghiên cứu của Thangavelu, Findlay và Chongvilaivan (2010) cũng cho thấy tác động tích cực (mức ý nghĩa 1%)

của biến qui mô doanh nghiêp, được đo bằng logarit của tổng doanh thu doanh nghiệp, trong nghiên cứu của mình ở Việt Nam giai đoạn 2002-2008.

K_intensityit là biến đo cường độ sử dụng vốn trên 1 lao động của ngành, được tính bằng vốn cốđịnh bình quân trên 1 lao động. Biến này được coi là đại lượng đo tài sản vốn vật chất mà ngành tạo ra trong quá trình đầu tư. Ngành có cường độ vốn cao đồng nghĩa với ngành thâm dụng vốn, và ngành này đầu tư lớn vào trang thiết bị, máy móc và vì vậy nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng TFP. Trong nghiên cứu của Ahluwalia (1991), với các ngành công nghiệp ở Ấn Độđã chỉ ra tác động tiêu cực của biến cường độ vốn lên tăng trưởng TFP và cho rằng ngành công nghiệp có tỷ lệ vốn-

lao động cao hơn là những ngành công nghiệp nặng thuộc khu vực nhà nước, được bảo hộ và quản lý kém làm ảnh hưởng đến năng suất. Trong nghiên cứu của Ghose và Chakraborty (2012) ở Ấn Độgiai đoạn 1973-2004 đã chỉra tác động dương của cường

32

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM

Nội dung chính của chương này là trình bày kết quả tính toán tăng trưởng TFP và kết quả hồi qui, xem xét tác động của dòng vốn FDI lên tăng trưởng TFP cho 16 ngành

ở Việt Nam. Thêm vào đó phần này còn đưa ra phân tích và giải thích về các kết quả thu được. Tuy nhiên, trước khi trình bày kết quả phân tích là phần tổng quan về dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây.

4.1. Tổng quan xu hướng dòng FDI vào Việt Nam

Bằng việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO tháng 12 năm 2006, về

thực tế, Việt Nam đã mở rộng cửa hơn nền kinh tế để có thểđón nhận nguồn vốn nước ngoài chảy vào dồi dào hơn trước. Đến năm 2011 Việt Nam ghi nhận nguồn vốn đăng

ký xấp xỉ 198 tỉ USD về tổng số từhơn 13.600 dự án vốn đầu tư nước ngoài. Tổng số

vốn thực hiện những dự án này lên tới gần 80 tỉ USD. Ngoại trừhai điểm đột biến vào

các năm 1996 và 2008, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã có xu hướng tăng

dần như được thể hiện trên các Hình 4.1 và 4.2. Trong giai đoạn 1988 tới 2010, mức

tăng trưởng hàng năm của vốn nước ngoài được đăng ký và thực hiện ở quanh mức

34%, vượt xa mức tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển nhận vốn đầu tư nước

ngoài khác. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký giai đoạn 2000-2010 cao hơn bốn lần so với thập kỷtrước. Bất chấp khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế trên thế giới,

đăng ký vốn đầu tư nước ngoài năm 2009 và 2010 có dấu hiệu khả quan, gần đạt mức

đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2007, cho thấy dòng vốn đổ vào cao hơn những năm trước. Xu hướng tương tự cũng nhận thấy đối với tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài đăng ký và thực hiện, thu hẹp dần khoảng cách giữa vốn đăng ký

và thực hiện theo thời gian, điều này chỉ ra rằng việc thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là khá khả quan trong những năm gần đây.

Như minh họa trong các Hình 4.1 và 4.2, mức vốn đầu tư nước ngoài vào Việt

33

thế giới năm 2007, các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh lượng vốn đầu tư, và việc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007. Năm 2008 vốn đầu tư nươc ngoài tập trung vào khu vực sử dụng nhiều vốn, như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ với mức đầu tư

trung bình khoảng 52 triệu USD một dự án, chứng tỏ mức hoạt động đầu tư trực tiếp

nước ngoài mạnh mẽhơn rất nhiều so với những năm trước.

Hình 4.1. Xu thế s d án và các dòng vn FDI giai đoạn 2000-2010

34

Cơ cấu thành phần của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến chế tạo và bất động sản. Như được nêu ra trong Bảng 4.1,

đến cuối năm 2011 tổng hai khu vực này chiếm tỷ trọng đến 67% số dự án và 77% tổng số vốn đăng ký. Tuy nhiên, mặc dù có sự khuyến khích của nhà chức trách Việt Nam, vốn FDI vào lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm hầu như không đáng kể. Chỉ riêng ngành chế biến chế tạo đã chiếm phần lớn trong số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (58% tổng số), con số này nêu bật tiềm năng cho liên kết trong và ngoài ngành và hiệu

ứng lan tỏa. Lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng chiếm tỉ lệtương đối cao. Trong bối cảnh tình hình kinh tế liên tục thay đổi ở cảtrong nước và thế giới và thị trường vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thay đổi nhanh chóng, cơ cấu lĩnh vực của vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam những năm gần đây cũng đang dần thay đổi. Theo báo cáo Đầu Tư Công Nghiệp Việt Nam 2011, vốn đầu tư nước ngoài cho ngành chế biến chế tạo dù đạt mức cao nhất về số dự án nhưng không còn chiếm giá trị cao nhất về giá trị vốn đăng ký trên một dự án. Lĩnh vực bất động sản hiện xếp thứ nhất về

giá trị vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trên một dựán, điều này chủ yếu do sựđầu tư

mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch. Xếp sau đó là ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí và ngành Công nghiệp khai thác.

35

Bng 4.1. Vn FDI theo phân ngành kinh tế, tích lũy đến cuối năm 2011

Phân ngành Số dự án

hợp lệ

Tổng vốn đăng kí (USD)

Công nghiệp Chế biến chế tạo 7.987 93.053.036.629

Kinh doanh bất động sản 373 47.002.093.570

Xây dựng 839 12.499.828.279

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 314 11.830.450.512

Thông tin và liên lạc 1.031 8.959.135.817

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí

68 7.397.576.933 Nghệ thuật và dịch vụ giải trí 134 3.636.188.809

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 496 3.218.267.739

Công nghiệp khai thác 70 2.974.765.137

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và

xe có động cơ khác

669 2.066.900.735 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 75 1.321.550.673 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 73 1.015.496.074 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 1.137 982.999.594

Hoạt động dịch vụ khác 115 716.481.106

Cung cấp nước, hoạt động quản lí và xử lí rác thải.

nước thải

27 709.884.540

Giáo dục và đào tạo 152 354.721.448

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 104 187.693.821

Tổng 13.664 197.927.071.416

36

4.2. Kết quả tính toán tăng trưởng TFP

Trong phần này sẽ trình bày một cách chi tiết cách tính tăng trưởng TFP từ mô hình đã trình bày ởchương 3 và số liệu từ nguồn của tổng cục thống kê.

Tốc độ tăng TFP của ngành i, năm t được tính bằng phương pháp hạch toán tăng trưởng: 1 , 1 , , , 1 , 1 , , , 1 , 1 , , 1 , 1 , , , (1 )                  t i t i t i t i t i t i t i t i t i t i t i t i t i t i t i L L L K K K Y Y Y A A A TFPG

Bng 4.2. Tốc độtăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2011.

Ngành ∆L/L ∆K/K ∆Y/Y (1-α) TFPG

Nông nghiệp và lâm nghiệp 0,05 0,06 0,20 0,58 0,16

Thủy sản 0,02 0,08 0,08 0,57 0,03

Khai khoáng 0,03 0,12 0,09 0,07 -0,01

Công nghiệp chế biến, chế tạo 0,10 0,15 0,13 0,45 0,01

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 0,07 0,12 0,04 0,32 -0,06

Xây dựng 0,11 0,21 0,19 0,65 0,05

Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình

0,13 0,16 0,21 0,23 0,06

Khách sạn và nhà hàng 0,12 0,12 0,26 0,54 0,14

Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 0,07 0,15 0,09 0,37 -0,03

Tài chính, tín dụng 0,12 0,20 0,26 0,24 0,08

Khoa học và công nghệ 0,39 1,41 1,22 0,59 0,01

Các hoạt động liên quan đến kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn

0,23 0,30 0,47 0,41 0,21

Giáo dục và đào tạo 0,34 0,42 0,36 0,76 0,00

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 0,28 0,31 0,27 0,69 -0,02

Văn hóa và thể thao 0,11 0,18 0,29 0,62 0,15

Phục vụ cá nhân và cộng đồng 0,13 0,29 0,22 0,75 0,06

37

Số liệu về lao động (Li,t) được sử dụng ở đây là tổng số lao động của ngành i

đến 31 tháng 12 năm t. Tốc độ tăng lao động là tốc độ tăng số lượng lao động hàng

năm của ngành.

Số liệu về vốn (Ki,t) được sử dụng ở đây là số liệu về tổng số nguồn vốn của ngành

i có đến 31 tháng 12 năm t. Tốc độtăng nguồn vốn là tốc độ tăng tổng số nguồn vốn

hàng năm của ngành đã được giảm phát.

Giá trị đầu ra (Yi,t) là tổng của lợi nhuận, thu nhập của người lao động và thuế và các khoản phải nộp của ngành i, năm t. Tốc độ tăng của đầu ra được dùng để tính toán

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng năng suất yếu tố tổng hợp của các ngành ở Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)