Đầu tiên, ta tính toán hệ sốtương quan giữa các biến trong mô hình phân tích, kết quả cho thấy hệ sốtương quan giữa các biến thấp, do đó trong phân tích hồi qui này ta không phải quan tâm đến hiện tượng đa cộng tuyến. Hơn nữa, kết quả cũng cho thấy
tác tương quan âm của biến FDI và Trade với TFPG. Biến Scale và K_intensity có
tương quan dương với biến TFPG.
Bảng 4.3. Hệ sốtương quan giữa các biến trong mô hình
TFPG FDI Trade Scale K_intensity
TFPG 1
FDI -0,062 1
Trade -0,112 -0,087 1
Scale 0,128 -0,056 0,045 1
K_intensity 0,009 -0,055 -0,086 0,228 1
Bảng 4.4 trình bày kết quả hồi qui Random Effect (RE)và Fixed Effect (FE) cho dữ
liệu bảng của 16 ngành trong giai đoạn 2000-2011 ở Việt Nam, sử dụng phần mềm Stata. Biến phụ thuộc của mô hình là TFPG, các biến giải thích bao gồm FDI, Trade, Scale, K_intensity. Kết quả ước lượng sử dụng Random Effect được trình bày từ cột (1) – (3) và Fixed Effect được trình bày từ cột (4) – (6) (Xem thêm Phụ lục 3).
Tác giả thực hiện kiểm định Hausman test để kiểm tra trong hai mô hình phân tích hồi qui Fixed Effect và Random Effect mô hình nào thích hợp hơn. Hausman test kiểm
40
khác nhau. Bởi vì (Prob>chi2 =0.6627 > 0.05) nên ta không bác bỏ H0. Do đó, hệ số ước lượng bởi Fixed Effect và Random Effect là tương tự nhau (xem phụ lục 4).
Mô hình (1) nhằm xem xét tác động của các yếu tố xuất nhập khẩu, qui mô và
cường độ vốn đến tăng trưởng TFP khi bỏqua tác động của FDI. Tiếp theo, ở mô hình (2) ta đưa biến mục tiêu FDI vào trong mô hình. Mô hình này nhằm đánh giá tác động của FDI cùng các yếu tố khác đến tăng trưởng TFP. Cuối cùng, mô hình (3) nhằm mục
đích kiểm chứng lại kết quả thu được khi ta loại bỏ biến không có ý nghĩa thống kê trong mô hình trước đó. Thực hiện tương tự cho mô hình (4), (5) và (6) khi chạy mô hình hồi qui Fixed Effect. Tiếp theo là phần trình bày một số kết quả cụ thể của các mô hình trên.
Cột (1) thể hiện kết quảước lượng TFPG với các biến Trade, Scale và K_intensity. Khi không có sựtác động của FDI, ta nhận thấy rằng, như mong đợi biến Scale có tác
động dương đến TFPG ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả giúp ta khẳng định lại rằng qui mô của ngành thực sự tác động tích cực đến tăng trưởng TFP. Tuy nhiên, trong kết quả hồi qui này biến Trade lại cho kết quảkhông như mong đợi, tác động âm đối với TFPG ở
mức ý nghĩa 1%. Kết quả này có thể là do xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc vào một số ít sản phẩm với giá trị xuất khẩu lớn, chủ yếu là dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp sơ
cấp (gạo, cao su, cà phê, thủy sản) và một số sản phẩm chế tạo với hàm lượng công nghệ thấp hay trung bình như hàng may mặc, giầy dép, điện tử và sản phẩm gỗ. Năm
2010, tất cả 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn hơn 2 tỷ USD nằm trong nhóm này và chiếm 62,1% tổng giá trị xuất khẩu. Tính gộp lại, xuất khẩu dệt may, giày dép, thủy sản và dầu thô đạt 26,3 tỷ USD và chiếm 36,4% tổng xuất khẩu (CIEM và the Asia Foundation, 2011).
Biến K_intensity không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này.
Tiếp theo ta thêm biến mục tiêu FDI vào mô hình ước lượng, kết quả trình bày ở
41
Kết quả chỉ ra rằng khi tỉ lệ vốn FDI trên tổng đầu ra của ngành tăng 10% thì tăng trưởng TFP sẽ giảm 0,27%. Và tương tự như kết quả trên, biến Trade có tác động tiêu cực đến tăng trưởng TFP, khi tỉ lệ xuất nhập khẩu tăng lên 10% thì TFPG giảm 10,49%. Biến Scale có tác động tích cực đến tăng trưởng TFP ở mức ý nghĩa 5% và biến K_intensity không có ý nghĩa thống kê trong mô hình phân tích này.
Bảng 4.4. Kết quả hồi qui cho mô hình tác động của FDI tới TFPG
Biến giải (1) (2) (3) (4) (5) (6)
Thích RE1 RE2 RE3 FE1 FE2 FE3
FDI -0,027*** -0,027** -0, 039** -0, 040** -0,01 -0,011 (0, 017) (0, 016) Trade -0,999*** -1,049*** -1,018*** -0, 468** -0,503** -0,587** -0,355 -0,366 -0,362 (0, 195) (0, 217) (0, 258) Scale 4,379** 4,295** 4,027** 7,468** 9,356** 5,904 -1,98 -2,013 -1,888 -3,194 -3,249 -4,085 K_intensity -1,501 -1,663 -16,05 -15,768 -1,467 -1,416 -16,376 -15,759 Constant -29,571* -26,786 -25,994 -47,382 -60,867* -43,199 -16,295 -16,736 -16,674 -28,314 -30,788 -34,599 Số quan sát 176 176 176 176 176 176 Adj R2 0,499 0,442 0,435 0,069 0,099 0,304 Chú thích: Các dấu *, **, *** thể hiện mức ý nghĩa tương ứng 10%, 5% và 1%. Các kết quả cũng tương tự khi ước lượng Fixed Effect, biến FDI và Trade có tác
42
thì tăng trưởng TFP sẽ giảm 0,39% . Biến Scale có tác động dương lên tăng trưởng TFP và biến K_intensity không có ý nghĩa thống kê.
Tác động tiêu cực của FDI lên tăng trưởng TFP có thể là do những lý do sau. Thứ
nhất có thể là do tác động lấn át của các doanh nghiệp FDI đối với các doanh nghiệp
trong nước và năng lực hấp thu vốn FDI kém của nước tiếp nhận đầu tư. Sự hiện diện của FDI chính là một tác nhân thúc đẩy cạnh tranh và trong nhiều trường hợp tác động này có thể dẫn đến tình trạng giảm sản lượng của doanh nghiệp trong nước (Aitken và Harrison, 1999), và có thể dẫn đến phải rời khỏi thị trường, làm suy giảm nền kinh tế.
Đối với các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi, năng lực của các doanh nghiệp trong nước còn yếu kém thì tác động lấn át hoàn toàn có thể xảy ra. Kết quả của
tác động này cũng đã được kiểm chứng trong nghiên cứu của Djankov và Hoekman (2000) ở nước Cộng Hòa Séc, và Konings (2001) ở Bulgaria, Poland và Romania. Mặt khác, theo Glass và Saggi (1998) mức độ phổ biến và chuyển giao công nghệ còn phụ
thuộc vào khảnăng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước. Ông cho rằng khoảng cách công nghệđóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến và chuyển giao công nghệ, tuy nhiên vai trò của năng lực hấp thu bao gồm vốn con người, cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối cũng đóng vai trò quan trọng trong không những quyết định đầu tư FDI mà còn quyết định đến loại công nghệ sẽ chuyển giao. Cụ thể, nếu khoảng cách công nghệ
lớn, năng lực hấp thụ kém thì các nhà đầu tư sẽ chuyển giao công nghệ chất lượng thấp, khả năng lan tỏa kém. Lập luận này khá phù hợp trong điều kiện ở nước ta khi vấn đề về lao động có kỹ thuật, có tay nghề cao còn rất ít và cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
Nguyên nhân thứ hai theo tác giả cũng khá quan trọng đó là việc chọn lĩnh vực đầu
tư của dòng vốn FDI. Các dòng vốn FDI vào các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng chủ yếu tập trung vào các ngành, lĩnh vực khai thác nguồn tài
43
nguyên thiên nhiên và tận dụng nguồn lao động giá rẻ chứ không mang lại nhiều lợi ích cho tiến bộ công nghệ, nâng cao năng lực quản lý cho nền kinh tế.
Bảng 4.5. TFPG bình quân hàng năm và tổng vốn FDI giai đoạn 2000-2011
Ngành TFPG
(%)
Tổng vốn FDI
(Tỉ USD)
Nông nghiệp và lâm nghiệp 15,5 0,9
Thủy sản 3,3 0,1
Khai khoáng -1,5 9,2
Công nghiệp chế biến, chế tạo 1,0 79,0
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước -6,5 6,0
Xây dựng 4,5 6,4
Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
5,8 1,7
Khách sạn và nhà hàng 13,8 14,3
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc -3,5 5,6
Tài chính, tín dụng 8,1 1,8
Khoa học và công nghệ 1,4 0,3
Kinh doanh bất động sản và dịch vụ tư vấn 21,0 47,9
Giáo dục và đào tạo -0,3 0,3
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội -1,6 1,1
Văn hóa và thể thao 15,5 0,9
Phục vụ cá nhân và cộng đồng 5,9 0,1
Nguồn: Tính toán của tác giả
Theo số liệu từ tổng cục thống kê cho 16 ngành giai đoạn 2000-2011 (Bảng 4.5), tỉ
lệ tổng vốn FDI đăng kí của các ngành Khai khoáng, Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước, Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc và kinh doanh bất động sản chiếm
44
trưởng TFP thì các ngành trên có tốc độ tăng trưởng TFP rất thấp, thậm chí là âm. Cụ
thể là TFPG của ngành Khai khoáng là -1,5%/năm, ngành Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước là -6,5%/năm, ngành Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc là - 3,5%/năm và ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo là 1%/năm. Bên cạnh đó, đầu tư
FDI vào các lĩnh vực được kỳ vọng như Tài chính, tín dụng, Khoa học và công nghệ,
Nông lâm nghiệp còn rất thấp. Do đó, tác động tiêu tiêu cực của FDI lên tăng trưởng
45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Nhiều quốc gia đang phát triển và chuyển đổi trên thế giới trong đó có Việt Nam
cạnh tranh với nhau để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các chính sách khuyến khích hấp dẫn. Với luận điểm được đưa ra là dòng vốn FDI giúp cải thiện nền
kinh tế thông qua việc các doanh nghiệp nội địa thụ hưởng những ảnh hưởng tích cực
về tri thức, công nghệ mà các doanh nghiệp nước ngoài mang lại. Vấn đề ở đây là liệu
dòng vốn FDI có thực tốt cho các nước tiếp nhận đầu tư. Nghiên cứu này đã cho thấy
rằng dòng vốn FDI chưa hẳn là tốt trong trường hợp ở Việt Nam. Nghiên cứu được
thực hiện cho 16 ngành ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2011, nghiên cứu sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính toán tăng trưởng TFP, kết quả cho thấy tăng trưởng TFP khá cao ở các ngành trong lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp, các ngành công nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên có tốc độ tăng trưởng TFP thấp, thậm
chí có một số ngành âm.
Nghiên cứu cũng thực hiện hồi qui dữ liệu bảng nhằm đánh giá tác động của dòng vốn FDI đến tăng trưởng TFP cho các ngành ở Việt Nam. Kết quả khá bất ngờ là dòng vốn FDI có tác động tiêu cực đến tăng trưởng TFP với mức ý nghĩa 1%. Theo kết quả ước lượng thì nếu tỉ lệ vốn FDI trên tổng đầu ra tăng lên 10% thì nó sẽ làm giảm TFP
0,27% -0,39% . Tuy nhiên kết quả cũng được ủng hộ bởi một số nghiên cứu trước kia như Aitken và Harrison (1999), Djankov và Hoekman (2000), Konings (2001). Nghiên cứu cũng đưa ra một số luận luận để giải thích cho tác động tiêu cực này, thứ nhất có
thể là do tác động lấn át của các doanh nghiệp FDI và năng lực hấp thu kém của các
doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân thứ hai có thể là các dòng vốn FDI vào Việt
Nam nói riêng chủ yếu tập trung vào các ngành, lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên và tận dụng nguồn lao động giá rẻ chứ không mang lại nhiều lợi ích cho tiến bộ
46
Qua kết quả nghiên cứu này, tác giả xin đưa ra một số gợi ý chính sách. Thứ nhất
là trong việc tiếp nhận dòng vốn FDI vào Việt Nam, nhà nước phải hết sức thận trọng
lựa chọn cấp phép các dự án đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Phải xem xét thật kỹ các tác động tích cực cũng như tiêu cực của các dự án đến sự phát triển bền vững, lâu dài cho nền kinh tế đất nước. Nhà nước nên có những
chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực tài chính, y tế, giáo dục đào tạo và nông nghiệp. Thứ hai, nhà nước nên tập trung vào việc nâng cao năng lực hấp thu bằng cách đầu tư cho giáo dục đào tạo nhằm tạo ra lực lượng lao động
có trình độ, tay nghề đủ năng lực tiếp thu công nghệ mới. Đồng thời cũng cần phải
nâng cấp cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông.
Bên cạnh những kết quả đạt, nghiên cứu còn những hạn chế cần khắc phục. Thứ
nhất là hạn chế về số liệu. Do chỉ thu thập được số liệu về vốn FDI đăng kí, và vốn FDI đăng kí và FDI giải ngân có tỉ lệ khác nhau giữa các ngành, khác nhau giữa các năm
nên kết quả phân tích chưa hoàn toàn phản ánh đúng thực tế tác động của FDI. Còn về
số liệu xuất nhập khẩu, do sản phẩm khác nhau chịu thuế xuất nhập khẩu khác nhau
nên sử dụng số liệu thuế xuất nhập khẩu cũng chưa phản ánh đúng về hoạt động xuất
nhập khẩu. Để khắc phục hạn chế này, nghiên cứu trong tương lai nên sử dụng dữ liệu
về FDI giải ngân và giá trị xuất, nhập khẩu để phân tích.
Thứ hai, vấn đề nội sinh (nhân quả ngược) giữa FDI và tăng trưởng TFP, có thể
xuất hiện trong mô hình phân tích và chưa được giải quyết. Tăng trưởng TFP cũng có
thể là yếu tố tác động đến quyết định đầu tư FDI. Ở nghiên cứu tiếp theo nên sử dụng
47
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) và Bộ Kế hoạch và Đầu
tư của Việt Nam (MPI) (2012). Báo cáo Đầu tư Công nghiệp Việt Nam 2011.
Trung tâm Năng suất Việt Nam (2011). Báo cáo Năng suất Việt Nam 2010.
Tài liệu tiếng Anh
Ahluwalia, I. J. (1991). Productivity and Growth in Indian Manufacturing. Oxford University Press, New Delhi.
Aitken, B., and A. Harrison (1999). Domestic Firms Benefit from Direct Foreign
Investment? Evidence from Venezuela. American Economic Review, 989(3), 605–618.
Alfaro, L. and S. Kalemli-Ozcan (2008). Foreign Direct Investment, Productivity, and Financial Development: An Empirical Analysis of Complementarities and Channels, Harvard Business School Working Paper No. 08-072.
Arrow, Kenneth J. (1962). The Economic Implications of Learning by Doing. The Review of Economic Studies, Volume 29, Issue 3, 155-123.
Asian Productivity Organization (2004). Total Factor Productivity Growth: Survey report. Published by the Asian Productivity Organization, Japan.
Barrios, S. and Strobl, E. (2002). Foreign Direct Investment and Productivity Spillovers: Evidence from the Spanish Experience. Weltwirtschaftliches Archiv 138:459–81.
Ben Ferrett (2004). Foreign Direct Investment and Productivity Growth: A Survey of Theory. Research paper/Leverhulme Centre for Research on Globalisation and Economic Policy, 2004/15
48
Blomstrom, M., and Wang J.-Y. (1992). Foreign Investment and Technology Transfer: A Simple Model. European Economic Review, 36, 137–155.
Blomström, Magnus, Ari Kokko, and Mario Zejan (1994). Host Country Competition, Labor Skills, and Technology Transfer by Multinationals.
Weltwirtschaftliches Archiv 130:521–33.
Botirjan Baltabaev (2013). FDI and Total Factor Productivity Growth: New Macro Evidence. Monash Economics Working Papers 27-13, Monash University, Department of Economics.
Das, S. (1987). Externalities, and technology transfer through multinational corporations A theoretical analysis. Journal of International Economics, 22,171–182.
Dixit, A. K., and Stiglitz, J. E. (1977). Monopolistic competition and optimum product diversity. American Economic Review, vol. 67, pp. 297-308.
Djankov, S., and B. Hoekman (2000). Foreign Investment and Productivity Growth in Czech Enterprises. World Bank Economic Review, 14(1), 49–64.
Djankov, S., and B. Hoekman (2000). Foreign Investment and Productivity Growth in Czech Enterprises. World Bank Economic Review, 14(1), 49–64.
Ethier, W. J. (1982). National and international returns to scale in the modern theory of international trade. American Economic Review, vol. 72, pp. 389-405.
Findlay, R. (1978). Some Aspects of Technology Transfer and Direct Foreign Investment. American Economic Review, 68(2), 275–279.
Gene M. Grossman and Elhanan Helpman (1994). Endogenous Innovation in the Theory of Growth, Journal of Economic Perspectives. American Economic Association, vol. 8(1), p 23-44.
49
Ghose, A. and Chakraborty, C. (2012). Total Factor Productivity Growth in Pharmaceutical Industry: A Look Using Modern Time Series Approach with Indian Data. The Journal of Industrial Statistics, 1 (2), 250 – 268
Glass, A. J., and Saggi, K. (1998). International Technology Transfer and the