Kết quả thống kê về chi tiêu y tế, chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam phân theo tuổi của Nguyễn Việt Cường (2013) cho thấy có mối quan hệ dương giữa số lần KCB (cả nội trú, lẫn ngoại trú) theo tuổi của người đi KCB. Theo đó, NCT có số lần KCB nội trú và ngoại trú cao hơn hẳn nhóm trong độ tuổi lao động [Phụ lục 5.6 và phụ lục 5.7]. Tuy nhiên xét về mức chi tiêu bình quân một lần KCB (đặc biệt là KCB ngoại trú) thì nhóm người trong độ tuổi lao động lại có mức chi tiêu cao hơn hẳn các nhóm còn lại [Phụ lục 5.8 và phụ lục 5.9].
5.2.2.1 Nhóm đặc điểm nhân khẩu
Mức chi tiêu cho y tế của NCT cũng có sự khác biệt giữa các khu vực, vùng địa lý nơi NCT sinh sống. Mức chi tiêu cho y tế bình quân không phân biệt giới tính của NCT ở khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 670,6 nghìn đồng và 537,9 nghìn đồng/người. Sự chênh lệch 132,7 nghìn đồng giữa hai khu vực là có ý nghĩa thống kê 1% [phụ lục 5.10].
Bảng 5.5: Mức chi tiêu cho y tế bình quân của NCT, ĐVT: nghìn đồng/người 6 VÙNG
Đồng Bằng Sông Hồng 559,9
Trung du va miền núi phía bắc 435,9
Bắc Trung bộ & Duyên hải Miền trung 545,4
Tây Nguyên 514,2
Đông Nam Bộ 699,3
ĐB Sông Cửu Long 643,0
KHU VỰC
Thành thị 670,6
Nông thôn 537,9
Cả nước 574,1
Nếu phân theo 6 vùng địa lý, bảng 5.5 cho thấy mức chi tiêu y tế cho NCT bình quân tập trung cao nhất ở vùng Đông Nam bộ, kế tiếp là đồng bằng Sông Cửu Long, và đồng bằng Sông Hồng. Kết quả kiểm định phương sai giữa các vùng [Phụ lục 5.11] với vùng 1 (đồng bằng Sông Hồng) được chọn làm cơ sở so sánh đã khẳng định kết quả trên (mức ý nghĩa 1%). Tuy nhiên sự khác biệt giữa Đồng bằng Sông Hồng với các vùng Bắc trung bộ & duyên hải miền trung, và vùng Tây Nguyên không có ý nghĩa thống kê (lớn hơn mức 5%).
Mức chi tiêu cho y tế bình quân không có sự khác biệt theo giới tính của NCT. Mức chi tiêu bình quân của NCT nữ là 579,3 nghìn đồng và ở NCT nam là 567,3 nghìn đồng. Sự chênh lệch 12 nghìn đồng/người theo kết quả kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình giữa 2 nhóm (ttest) ở mức ý nghĩa 5% đã bác bỏ giả thiết khác biệt này [Phụ lục 5.12]. Như vậy, kết quả thống kê ban đầu cho thấy giới tính của NCT không ảnh hưởng rõ ràng đến mức chi tiêu cho y tế của NCT, tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần thiết phải ước lượng mô hình phân tích trong sự tác động qua lại giữa các biến.
Khác với giới tính, tình trạng hôn nhân của NCT có mối quan hệ với mức chi tiêu y tế bình quân cho NCT. Cụ thể, đối với các trường hợp NCT đang sống cùng nhau (ông sống với bà, hoặc bà sống với ông) thì có mức chi tiêu thấp hơn so với các trường hợp còn lại (độc thân, góa, ly dị…). Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê ở mức 5% [Phụ lục 5.13]. Mức chi tiêu bình quân năm cho y tế của NCT trong hai trường hợp này lần lượt là 599,2 nghìn/người và 556,7 nghìn/đồng.
Kết quả khảo sát TCTK (2011) cho thấy dân tộc Kinh – Hoa là nhóm dân tộc có mức chi tiêu cho y tế nói chung là cao nhất nước. Trong phạm vi nghiên cứu chi tiêu y tế cho nhóm NCT, kết quả cũng xác nhận điều này. Với mức chi tiêu y tế bình quân là 591,6 nghìn đồng/người nhóm dân tộc Kinh – Hoa chi tiêu nhiều hơn 171,8 nghìn đồng/người so với các nhóm dân tộc khác (mức ý nghĩa 5%) [phụ lục 5.14].
Mối quan hệ giữa mức chi tiêu bình quân năm cho y tế của NCT và học vấn của NCT được thể hiện ở bảng 5.6 như sau:
Bảng 5.6: Mức chi y tế bình quân theo số năm đi học của NCT
Số năm đi học (năm) Mức chi y tế bình quân (nghìn đồng/người) Chưa đi học 571,3 5 năm 578,8 9 năm 534,8 12 năm 640,8 15 năm 523,9 16 năm 782,9 Cả nước 574,1
Nguồn: Tính toán từ bộ dữ liệu VHLSS, n=2796
Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm học vấn của NCT cho thấy có sự chênh lệch về mức chi bình quân cho y tế của NCT, tuy nhiên, đi sâu phân tích cụ thể ở từng cặp nhóm thì kết quả phân tích chưa có ý nghĩa thống kê nhiều [Phụ lục 5.15].
5.2.2.2 Nhóm đặc điểm thu nhập
Các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước phát triển cho thấy phần lớn các dịch vụ chi tiêu cho y tế của người dân là một hàng hóa thông thường (Nguyen, L et al, 2009); Baltagi and Moscone, 2010; Magazzino C. and Mele M., 2012) điều đó có nghĩa một sự tăng trong thu nhập của người dân sẽ dẫn đến một sự tăng nhỏ hơn trong tổng chi tiêu cho y tế của họ. Theo số liệu khảo sát, thu nhập của hộ tăng (từ nhóm phân vị thu nhập thứ 1 đến nhóm phân vị thu nhập thứ 5) thì mức chi tiêu bình quân cho y tế của NCT cũng tăng dần [Phụ lục 5.16].
Bảng 5.7: Độ co dãn của chi tiêu y tế cho NCT theo thu nhập của hộ
Bình quân (nghìn đồng) Thay đổi (nghìn đồng) Độ co dãn theo thu nhập Thu nhập hộ Chi tiêu y tế NCT Thu nhập hộ Chi tiêu y tế NCT Nhóm 1 11569,5 458,9
Nhóm 2 25411,9 553,4 -13842,4 -94,5 0,17
Nhóm 3 41617,1 587,2 -16205,2 -33,8 0,10
Nhóm 4 63729,2 617,8 -22112,1 -30,6 0,10
Nhóm 5 119653,6 654,0 -55924,4 -36,2 0,07
Độ co dãn của chi tiêu y tế NCT theo thu nhập của hộ 0,11
Nguồn: Tính toán từ bộ dữ liệu VHLSS, n=2796
Kết quả tính toán độ co dãn của chi tiêu y tế cho NCT theo các nhóm thu nhập được trình bày ở bảng 5.7. Theo đó, với độ co dãn theo thu nhâp khá nhỏ (0,11) có thể xem dịch vụ chi tiêu y tế cho NCT là một hàng hóa thiết yếu của các hộ gia đình Việt Nam.
5.2.2.3 Nhóm đặc điểm cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe
Chi tiêu y tế bình quân ở nhóm NCT không có BHYT cao hơn so với nhóm có BHYT. Mức chi tiêu y tế trung bình cho hai nhóm này lần lượt là 580 và 559 nghìn đồng/người. Tuy nhiên, kết quả phân tích sự khác biệt giữa hai nhóm này lại cho thấy không có sự khác biệt về chi tiêu y tế cho NCT ở hai nhóm có và không có sử dụng BHYT [Phụ lục 5.17].
Kết quả khám số lượt KCB ở các cơ sở y tế của NCT được trình bày ở bảng 5.8. Theo đó % số NCT có chi tiêu cho y tế, chăm sóc sức khỏe mà chưa từng đến bất kì một cơ sở y tế nào tại thời điểm khảo sát là 17,2%. Chi tiêu y tế của NCT trong trường hợp này có thể là các chi tiêu thuốc và dụng cụ y tế. Số lượt NCT tham gia KCB ở nhóm bệnh viện quận/huyện và các bệnh viện tư nhân chiếm chiếm tỉ lệ cao trong so với các loại hình cơ sở y tế khác. Ngoài ra, các nhóm cơ sở y tế khác nhau thì có chi tiêu cho y tế của NCT cũng khác nhau [Phụ lục 5.18].
Bảng 5.8: Số lượt KCB ở các cơ sở y tế của NCT
Tiêu chí Tần suất % Tích lũy (%)
Không có KCB 481 17,2 17,2
Bệnh viện cấp 3 430 15,4 55,6
Bệnh viện cấp 2 785 28,1 83,7
Bệnh viện cấp 1 456 16,3 100
Cả nước 2.796 100
Nguồn: Tính toán từ bộ dữ liệu VHLSS, n=2796 5.2.2.4 Nhóm đặc điểm hỗ trợ từ bên ngoài.
NCT ở các hộ có nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài có xu hướng được chi tiêu cho y tế bình quân cao hơn so với nhóm NCT trong các hộ không có nhận được sự hỗ trợ này. Kết quả phân tích sự khác biệt về mức chi tiêu y tế bình quân giữa hai nhóm này [phụ lục 5.19] cho thấy nhóm NCT nhận được sự hỗ trợ y tế từ bên ngoài chi tiêu nhiều hơn so với nhóm NCT không được sự trợ giúp là 142,9 nghìn đồng/người. Kết quả có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
Tuy nhiên, ở khía cạnh hộ được vay tín dụng ưu đãi thì chưa có đủ bằng chứng cho thấy sự khác biệt giữa việc hộ được vay tín dụng ưu đãi có chi tiêu cho y tế của NCT cao hơn so với hộ không được nhận khoản vay ưu đãi này hay không [phụ lục 5.20].