Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam (Trang 34)

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu VHLSS 2010 do Tổng cục thống kê Việt Nam thực hiện năm 2010 để trích lọc các thông tin về chi tiêu y tế của NCT và các đặc điểm của hộ gia đình, CSYT và sự hỗ trợ y tế từ bên ngoài. Bộ dữ liệu có tổng cộng 9402 hộ đại diện cho 69,360 hộ được điều tra trên 3,133 xã/phường thuộc 64 tỉnh thành, đại diện cho cả nước, các vùng, khu vực thành thị, nông thôn và tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

Cuộc khảo sát thu thập thông tin theo 4 kỳ, mỗi kỳ một quý từ quý 2 đến quý 4 năm 2010 và một kỳ vào quý 1 năm 2011. Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp được các phỏng vấn viên trực tiếp phỏng vấn chủ hộ và cán bộ chủ chốt của xã có đại bàn khảo sát.

Các thông tin được thu thập chủ yếu trên cơ sở trích xuất từ các mục: Mục 1: Một số đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến đặc điểm hộ gia đình Mục 2: Giáo dục

Mục 3: Y tế và chăm sóc sức khỏe Mục 4: Thu nhập và các khoản trợ cấp Mục 8: Tham gia các chương trình trợ giúp

3.3.2.1 Xử lý dữ liệu thiếu

Sai sót hoặc thiếu dữ liệu trong các quan sát hộ gia đình là vấn đề thường gặp trong các nghiên cứu thực nghiệm. Hai vấn đề gặp trong nghiên cứu này là dữ liệu giá và chi tiêu trống, âm hoặc bằng 0. Có nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề này như phương pháp tạo biến giả, phương pháp thay thế giá trị trung bình, phương pháp nội suy, và phương pháp ngoại suy.

Để khắc phục các vấn đề trên, trong nghiên cứu này sử dụng phương pháp thay thế giá trị trung bình. Dữ liệu của quan sát bị thiếu hoặc lỗi, cụ thể: khi cá nhân trả lời có nhận được tiền lương, tiền công từ công việc chính (mục 4A câu 9) hoặc công việc phụ (mục 4A câu 21) nhưng giá trị trả về (mục 4A câu 11) là trống, được thay thế bởi giá trị trung bình của nam (hoặc nữ) cùng một khu vực địa lý với bằng

cấp chuyên môn tương ứng. Trường hợp này cũng áp dụng tương tự trong việc xử lý missing biến thu nhập từ lương hưu, bảo hiểm xã hội,…trong đề tài.

3.3.2.2 Loại bỏ các quan sát có giá trị dị biệt (quá lớn hoặc quá nhỏ)

Các biến có các quan sát có giá trị dị biệt được loại bỏ dựa theo kết quả phân tích các đồ thị box plot. Các giá trị được loại bỏ là các điểm dị biệt có giá trị nằm ngoài cận trên bên ngoài (UOF) và cận dưới bên ngoài (LOF) của box. Các giá trị giới hạn này được tính như sau:

Cận trên bên ngoài (UOF) = Q3 + 3IQ Cận dưới bên ngoài (LOF) = Q1 – 3IQ Cận trên bên trong (UOF) = Q3 + 1,5IQ Cận dưới bên trong (LOF) = Q1 – 1,5IQ

Các quan sát có giá trị nằm ngoài UOF và LOF được xem là các điểm dị biệt cực mạnh và các quan sát có giá trị nằm ngoài UIF và LIF được gọi là các dị biệt cứng.

Trong đó:

Q1, Q3 lần lượt là các phân vị 25% và 75% IQ = Q3 – Q1 được gọi khoảng bên trong phân vị

Các giá trị dị biệt của các biến như thu nhập của hộ, thu nhập của người cao tuổi, chi tiêu bình quân y tế cho NCT được loại bỏ theo nguyên tắc dị biệt cực mạnh nêu trên. Sau khi lọc bỏ các quan sát này, cuối cùng dữ liệu còn giữ lại 2796 quan sát.

Mục Nguyên tắc trích Tên biến Ý nghĩa

muc1a.dta

Tinh VUNG 6 vùng

m1ac2 GTNCT Giới tính NCT

m1ac5 TUOI Tuổi của NCT, số trẻ nhỏ, số NCT, số người trong độ tuổi lao động

m1ac6 ==2 HNNCT Đang sống vợ/chồng

muc2a1.dta m2ac2a m2ac2b HVNCT Học vấn của NCT muc3a.dta

muc3b.dta

m3c5b m3c6bm3c11 m3c13 m3c14 Y Chi phí KCB ngoại trú, nội trú, mua BHYT, thuốc và dụng cụ y tế

m3c3b CSYT Loại hình cơ sở y tế

m3c9 ==1 | m3c11 > 0 BHYT Có BHYT muc4a5.dta m4ac11 m4ac23

NCTTN

Thu nhập từ tiền công, tiền lương muc4d.dta

m4ac28 (a-e) Thu nhập từ lương hưu, trợ cấp

m4dc2 (105-111) Thu nhập từ tiền tiết kiệm, tiền thuê, đền bù, kiều hối..

muc8.dta m8c2 (a, b, m) HTYTE Hỗ trợ y tế

muc8vayno.dta m8c5 > 0 VAYUD Được vay ưu đãi

ho11.dta

dantoc ==1|dantoc==4 KINHHOA Dân tộc Kinh – Hoa

Ttnt THANHTHI Thành thị

Tsnguoi QMHO Tổng số người trong hộ

ho13.dta Thunhap TNHO Thu nhập của hộ

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp các biến trong mô hình

Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Min Max

Biến phụ thuộc

LnY 5,89 1,10 0,69 7,60

Đặc điểm kinh tế

lnTNHO 10,54 0,86 7,03 12,42

NCTTN 0,52 0,50 0 1

Đặc điểm nhân khẩu

HNNCT 0,59 0,49 0 1 GTNCT 0,43 0,50 0 1 HVNCT 3,38 4,40 0 16 TUOINCT 70,83 8,20 60 98 TLTRE 32,17 1,43 19,59 50 TLNCT 12,83 1,01 0 22,52 QMHO 3,71 1,92 1 15 THANHTHI 0,27 0,45 0 1 VUNG1 0,22 0,41 0 1 VUNG2 0,11 0,32 0 1 VUNG3 0,25 0,44 0 1 VUNG4 0,06 0,24 VUNG5 0,09 0,29 0 1 VUNG6 0,26 0,44 0 1 SOTHEHE 2,11 0,86 1 4 KINHHOA 0,90 0,30 0 1

Đặc điểm điều kiện chăm sóc sức khỏe

BHYT 0,71 0,45 0 1

CSYT1 0,16 0,37 0 1

CSYT2 0,28 0,45 0 1

CSYT3 0,15 0,36 0 1

CSYT4 0,23 0,42 0 1

VAYUD 0,09 0,28 0 1

HTYTE 0,79 0,40 0 1

Nguồn: Tính toán từ bộ dữ liệu VHLSS, n=2796

Tóm tắt chương 3

Chương này tác giả đã tiến hành tóm tắt các mô hình kinh tế chi tiêu hộ gia đình. Từ đó đã lựa chọn được mô hình kinh tế sử dụng cho nghiên cứu này. Bên cạnh đó, thông qua việc lược sơ các kết quả nghiên cứu trước đã lựa chọn được các biến đại diện cho các đặc điểm hộ gia đình phù hợp với khung phân tích đã nêu ở chương 2.

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ DÀNH CHO NGƯỜICAO TUỔI VÀ CHI TIÊU CHO Y TẾ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

Mục đích của chương này tập trung vào mô tả tổng quát thực trạng dân số và NCT tại Việt Nam; đồng thời đi sâu phân tích chi tiêu cho y tế của nhóm đối tượng NCT. Nội dung đi sâu trình bày các phần: (i) sự già hóa dân số; (ii) chi tiêu cho y tế của NCT theo các đặc điểm kinh tế, đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện chăm sóc sức khỏe và sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố tác động đến chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)