Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hồng Việt - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2013. (Trang 31)

* Tài nguyên đất

Theo báo cáo tài nguyên đất đai huyện Hòa An năm 2001(theo phương pháp phân loại định lượng quốc tế FAO - UNESCO) trên địa bàn xã Hồng VIệt có những loại đất như sau:

- Đất phù sa trung tính ít chua cơ giới nhẹ (Pe-a): 105,67 ha chiếm 9,75% diện tích tự nhiên, chủ yếu phân bố tại các xóm ven sông: Vò Rài, Nà Tẻng, Nà Ky, Vò Ấu, Mã Quan… rất phù hợp với các loại cây lương thực và rau, màu ngắn ngày hàng năm.

- Đất phù sa trung tính ít chua điển hình (Pe-h): 121,63ha, chiếm 11,22% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc các cánh đồng ven sông như: Vò Rài, Nà Tẻng, Nà Ky, Vò Ấu, Nà Vài, Đoỏng Chỉa, Nà Mè… loại đất này thường

có địa hình tương đối bằng và có điều kiện tưới tiêu thuận lợi do đó rất phù hợp với việc trồng lúa nước.

- Đất phù sa trung tính ít chua đá lẫn sâu (Pe-Sk2 ): 76,66 ha, chiếm 7,07% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc theo thung lung Vỏ Ngả thuộc khu vực các xóm: Bản Nưa, Nà Vàn, Nà Giưởng, Bản Giàng… Do phân bố

trên nền địa hình tương đối bằng và có điều kiện tưới vì vậy loại đất này phù hợp với việc trồng lúa nước.

- Đất xám Feralít điển hình (Xf - h): 254,25 ha, chiếm 23,45% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu dọc theo dải đồi thấp Khau DÙng, Mã Quan có độ

dốc trung bình từ cấp 2 đến cấp 5 vì vậy thích hợp với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp.

- Đất xám Feralít đá rất sâu (Xf - đ3): 35,83 ha chiếm 3,31% diện tích tự

nhiên, phân bố rải rác ở cấp độ dốc từ cấp 4 đến cấp 6, phù hợp với các loại cây lâm nghiệp.

- Đất xám loang lổ Glây yếu (Xl - đ3): 87,14 ha, chiếm 8,04% diện tích tự nhiên phân bố chủ yếu ở các nền địa hình khe lạch nhỏ, phù hợp với điều kiện trồng lúa nước.

- Đất nâu đá sâu (Rch - đ1): 60,7 ha, chiếm 5,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình thung lung ven núi đá như: Bản Nưa, Nà Giưởng, Lũng Hoài, Roỏng Tém, Lũng Phầy… Nhìn chung do loại đất này thường phân bốở những nơi có địa hình vàn cao, khả năng giữ nước kém do

đó phù hợp với các loại cây trồng can như: Ngô, đỗ tương, cây ăn quả…

Ngoài các loại đất kể trên diện tích sông suối và núi đá có 342,12 ha, chiế 31,56% diện tích tự nhiên của xã.

*Tài nguyên nước.

Xã Hồng Việt có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, ngoài hai sông chính là sông Bằng và sông Dẻ Rào xã còn có nhiều nhánh suối nhỏ ở khu vực Lam Sơn và Mã Quan. Ngay cả trên khu vực đá là những nơi rất hiếm khi có nguồn nước nhưng tại Roỏng Tém vẫn có nguồn nước suối ngầm Tốc Rù. Nhìn chung các nguồn nước tự nhiên trên địa bàn xã khá dồi dào đủ cung cấp cho đời sống nhân dân. Sông Bằng Giang chảy qua xã ngoài việc cung cấp nước còn đem lại nhiều nguồn lợi đáng kể khác như: Thủy sản, khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng và giao thông đường thủy…

*Tài nguyên rng.

Xã Hồng Việt thuộc khu vực xã vùng đồng của huyện Hoà An có tổng diện tích tự nhiên không lớn vì vậy diện tích đất rừng của xã không nhiều. Theo số liệu kiểm kê hiện nay xã có 402,2 ha đất lâm nghiệp chiếm 37,1% diện tích tự nhiên trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên phòng hộ gồm rừng núi

đất và rừng trên núi đá. Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là các loại cây tái sinh như Sau Sua, Dẻ Gai… ngoài ra còn các loại cây đặc sản như Xạ Diến, Mác Nhùng, Mác Mật. Thảm thực vật rừng trồng thường là Thông, Keo Lai, Sa Mộc, và các loại tre trúc. Nguồn thu nhập kinh tế từ rừng hiện nay chiếm tỷ trong chưa đáng kể so với tổng thu nhập chung của xã.

*Tài nguyên khoáng sn.

Xã Hồng Việt có mỏ quặng Photphorit thuộc khu vực núi Lam Sơn trước đây đã được nhà máy phốt phát Lam Sơn khai thác để chế biến làm phân bón. Hiện nay khu mỏ đang được giao cho doanh nghiệp Quang Minh khai thác chế biến phân vi sinh với diện tích thuê đất là 4,27 ha. Ngoài ra còn có đá vôi và cát sỏ làm vật liệu xây dựng với số lượng khá dồi dào đủ cung cấp vật liệu xây dựng trong xã và bán ra ngoài thị trường.

*Tài nguyên nhân văn.

Xã Hồng Việt hiện nay có 5 dân tộc cùng sinh sống, đó là: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh. Người Tày, Nùng, Kinh sinh sống tập trung ở khu vực vùng đồng còn người Mông, Dao chủ yếu phân bố khu vực núi đá Lam Sơn. Các dân tộc trên địa bàn xã hiện nay còn gìn giữ nhiều phong tục tập quán mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Lịch sử truyền thống văn hóa của xã rất phong phú và đa dạng. Trong đó khu Lam Sơn trước đây là khu căn cứ cách mạng nổi tiếng thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi người trở về Pác Bó - Cao Bằng. Ngày nay xã Hồng Việt vẫn nổi tiếng là nơi có nhiều điểm di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đẹp như:

- Thành cổ Khắc Thiệu: Nằm trên núi Khắc Thiệu thuộc xóm Mã Quan là nơi đồn trú của tướng quan Bế Khắc Thiệu khởi nghĩa chống giặc Minh vào thế kỷ XV.

- Đền Giang Động: Thuộc xóm Dẻ Đoóng được xây dựng từ thế kỷ XV. - Đền Phúc Tăng: Thuộc xóm Bản Nưa được xây dựng vào thế kỷ XVIII. - Động Ngườm Bốc: Thuộc xóm Bản Nưa là di tích của người Cổ cư trú, cũng tại đây tháng 10/1950 chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị tổng kết chiến dịch biên giới.

- Hang Bó Hoài: Thuộc khu vực Lũng Hoài, hang nằm trên thành cổ nhà Mạc là nơi in báo Việt Nam độc lập và trụ sở cơ quan liên tỉnh ủy Cao Bắc Lạng thời kỳ 1942 - 1945.

- Nhà ông Mã Văn Hản và hang Vàn Lầu: Thuộc Lũng Hoài là nơi chủ

tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tháng 3/1945.

- Hang Bó Ghép và hang Tốc Rù: Thuộc khu vực Lũng Hoài là nơi in báo Cờ Đỏ của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng những năm 1932 - 1935.

- Hang Bó Tháy: Thuộc Lũng Hoài là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc và mở lớp huấn luyện chính trị tháng 3/1942.

- Hang Lũng Sa: Thuộc khu vực xóm Lũng Phầy là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc từ tháng 5-8/1942.

- Hang Kéo Lứng: Thuộc khu vực xóm Bản Nưa là nơi Hoàng Đình Giong tổ chức họp chi bộ (2/1932) và bàn kế hoạch triển khai hội cứu quốc Việt Minh (1/1942).

- Hang Ngườm Khuông: Thuộc khu vực xóm Nà Giưởng là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc 4/1945.

- Hang Pác Tẻng: Thuộc khu vực xóm Bản Nưa là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc 5/1945.

Nhìn chung, xã Hồng Việt có rất nhiều điểm di tích lịch sử văn hóa, các

điểm di tích hiện nay đã được Nhà nước xếp hạng và được gìn giữ bảo vệ

nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hồng Việt - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2013. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)