Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hồng Việt giai đoạn 2010-

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hồng Việt - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2013. (Trang 29)

2013

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Hồng Việt nằm ở phía Tây của huyện Hòa An, cách trung tâm huyện lý 1 km theo tuyến đường liên xã Hồng Việt- Hoàng Tung và có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc: Giáp xa Bình Long và thị trấn Nước Hai. - Phía Nam: Giáp xã Hoàng Tung.

- Phía Đông: Giáp xã Bế Triều.

- Phía Tây: Giáp xã Minh Tâm huyện Nguyên Bình.

Xã Hồng Việt có sông Dẻ Rào chảy qua xã theo hướng Tây- Đông ở phía Bắc và có sông Bằng Giang chảy theo hướng Bắc- Nam ở phía Đông, hai sông này gặp nhau tạo thành ngã ba sông tại khi Hoằng Bó vừa là ranh giới tự

nhiên vừa là nguồn cung cấp nước dồi dào, đồng thời tạo nên cảnh quan đẹp với dải đất phù sa ven sông màu mỡ. Vì vậy việc quy hoạch sử dụng đất đai của xã chủ yếu là tập trung vào quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp có hiệu quả, quy hoạch sử dụng đất khu dân cư nông thôn hợp lý, xây dựng cơ sở

hạ tầng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Xã Hồng Việt có nền địa hình bán sơn địa, độ cao trung bình từ 200- 600m so với mực nước biển có thể chia thành 3 dạng địa hình chủ yếu.

- Dạng thung lung bằng: Tập trung ở phía Bắc xã là khu vực cánh

đồng phù sa ven sông màu mỡ có độ cao trung bình 200m so với mực nước biển, dạng địa hình này chiếm khoảng 28% diện tích tự nhiên của xã phân bố chủ yếu ở các khu vực xóm Nà Ky, Vò Rài, Nà Tẻng, Vò Ấu, Đỏong Chỉa, Nà Mè…

- Dạng địa hình đồi núi đất: Có độ cao trung bình 250m so với mực nước biển, phân bố theo dạng đồi thoải kéo dài từ trung tâm xuống phía Nam xã, từ

khu vực Khau Dùng đến đồi Khắc Thiệu. Dạng địa hình này chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên của xã.

- Dạng địa hình núi đá: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam của xã thuộc dãy núi Lam Sơn có độ cao từ 300 - 600m so với mực nước biển. Dạng địa hình này chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên của xã, chủ yếu là các dải núi đá xen kẽ một vài thung lung nhỏ hẹp có khả năng sản xuất nông nghiệp như Lũng Hoài, Rỏong Tém, Lũng Phầy…

Đặc điểm địa hình của xã có hướng thoải dần từ Tây Nam sang Đông Bắc và có sự phân hóa khá rõ rệt 3 dạng địa hình khác nhau mang lại ưu thế đa dạng trong khai thác sử dụng đất. Trong đó cần trú trọng nâng cao hiệu quả

sử dụng đất đối với sản xuất nông lâm nghiệp, đặc biệt là ở các khu vực có địa hình bằng phẳng, đất phù sa ven sông…

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Hồng Việt chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu lục địa nhiệt đới gió mùa: Mùa đông lạnh - khô, mùa hè nóng - ẩm. Những đặc trưng chính của chếđộ khí hậu thời tiết là:

- Chế độ nhiệt: Nền nhiệt độ trung bình năm 20 - 22°C, trong năm có 3 tháng (12, 1, 2) có nhiệt độ trung bình dưới 15°C. Trong đó tháng 1 có nhiệt

độ thấp nhất tuyệt đối - 3°. Mùa khô thường kéo dài từ tháng 10 năm trước

đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình 26,2°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 38°C (tháng 5). Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm chênh lệch trung bình 7°C, chênh lệch giữa ngày và đêm cũng khá lớn 6,8°C (tháng 12). Tổng tích ôn cả năm 7.890°C. Trong đó:

+ Vụđông xuân (tháng 10 - 4): 3.138°C + Vụ hè thu (tháng 5 - 9): 4.752°C.

- Chếđộ mưa - ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm đo được từ 1.500 - 1.800mm, nhưng lượng mưa phân bố không đều, trong năm mưa thường tập trung từ tháng 4 - 9 chiếm 80% lượng mưa cả năm và thường có mưa lớn vào khoảng tháng 7 -8. Về mùa khô (tháng 10 - 4) tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm.

+ Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 1.020mm, riêng về mùa khô lượng bốc hơi lớn hơn nhiều so với lượng mưa nên thường xảy ra hạn hán ảnh hưởng đến cây trồng vụđông xuân.

+ Độ ẩm tương đối bình quân năm là 80%, giữa các tháng trong năm thường biến thiên từ 75% - 85%. Về mùa khô, nhất là từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau độ ẩm không khí thường rất thấp có lúc chỉ đạt khoảng 30% ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của cây trồng, vật nuôi.

- Chế độ gió: Mùa hè thường có gió đông nam, mùa đông có gió mùa

đông bắc (từ tháng 9 - 3). Đây là loại gió lạnh, có khi hình thành băng giá. - Các chếđộ khí hậu đặc biệt:

+ Sương muối: Thường xuất hiện vào khoảng tháng 12 - 01.

+ Gió lốc, mưa đá: Thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 hàng năm gây thiệt hại cho cây trồng, nhà cửa đặc biệt là ngô, thuốc lá và rau.

4.1.1.4. Thủy văn

Xã Hồng Việt có sông Dẻ Rào chảy qua từ hướng bắc và sông Bằng Giang ở phía Đông với lưu lượng dòng chảy Qmax = 1.879m³/s, Qmin = 7,43m³/s. Do có sự chênh lệch lớn về lưu lượng dòng chảy giữa mùa mưa và mùa khô nên hai sông này thường gây ra tình trạng lũ lụt và xói lở đất đai ở

các xóm ven sông như: Vò Rài, Nà Tẻng, Nà Ky, Mã Quan… Nhưng đồng thời cũng góp phần bồi đắp phù sa cho các cánh đồng ven sông thêm màu mỡ.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Hồng Việt - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2010-2013. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)