b. Kết quả tính toán
3.8.1 .Kết quả tính sơ bộ cho mọi nút có khả năng đặt bù
Trước hết ta xét bài toán lựa chọn dung lượng bù tối ưu cho mọi nút có thời gian thu hồi vốn ngắn dưới 2 năm như bảng trên. Đây là phương áp bù cao với phạm vi đặt bù không hạn chế (phân bố rải ra nhiều nút).
Nhận xét:
- Hiệu quả bù nhận được khá cao, với tổng dung lượng bù cần đặt thêm là 900 kVar, và sau 2.02 năm sẽ thu hồi vốn.
Tỉ lệ tổn thất sau bù: (0.154/4.390).100% = 3.5%
Tỉ lệ tổn thất sau bù 3.5 % so với tỉ lệ tổn thất trước bù 3.96 %
Tuy nhiên dung lượng bù phân bố trên khá nhiều nút, theo sơ đồ có vài nút là gần nhau và có các nút dung lượng bù nhỏ do vậy ta giảm bớt các nút bù.
Theo bảng thống kê ta và đặc điểm sơ đồ có thể bỏ bớt dung lượng bù các nút 28;63;72 tập chung bù vào các nút còn lại 30;65;74.
3.8.2. Kết quả tính toán với số nút bù đã đƣợc giảm bớt
Giảm bớt số nút theo lựa chọn trong mục trên ta tính lại dung lượng bù tối ưu. Kết quả nhận được như bảng 3.19.
Hình 3.13. Kết quả bù tối ưu phương án hạn chế số nút(tải tăng 10%)
Kết quả nhận được với dung lượng bù tập trung vào 3 nút (30;60;74) với tổng công suất bù là 780 kVar. Tổn thất điện năng giảm không nhiều so
với phương án bù dàn trải (73.600 MWh/năm so với 83.600 MWh/năm),mức giảm tổn thất công suất sau bù cũng ít hơn (0.156 MWh so với 0.154 MWh).Tuy nhiên phương án bù với các nút hạn chế có lợi thế tổng vốn đầu tư giảm (234 triệu đồng so với 270 triệu đồng) và thời gian thu hồi vốn ít hơn (1.99 năm so với 2.02 năm).
KẾT LUẬN CHUNG
1- Lưới điện phân phối có tỉ lệ tổn thất lớn lại phân bố khắp mọi khu vực, việc áp dụng các biện pháp giảm tổn thất trong LĐPP có ý nghĩa kinh tế cao.
2- Việc nghiên cứu phương pháp tính toán bù tối ưu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong LĐPP là rất cấp thiết. Phương pháp cần đơn giản, thể hiện rõ ràng các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật. Phương pháp tính toán dựa trên khái niệm suất giảm chi phí tổn thất khi đặt bù vào các nút có nhiều ưu điểm và dễ áp dụng vào thực tế.
3- Kết quả tính toán phân tích hiệu quả bù kinh tế cho lưới điện Sông Công cho thấy tuy hiệu quả chưa thực sự cao nhưng tỉ lệ giảm tổn thất và thời gian thu hồi vốn nằm trong khoảng chấp nhận được.
4- So sánh hiệu quả bù kinh tế cho lưới điện Sông Công thời điểm hiện tại và tại thời điểm giả sử tương lai tải tăng 10%,ta nhận thấy việc đặt thiết bị bù cần phải linh hoạt hơn để phù hợp với sự phát triển của tải trong tương lai.Giải pháp là ta có thể đặt các tụ bù có khả năng thay đổi được dung lượng theo ý muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1,PGS.TS Trần Bách,Giáo trình lưới điện,NXB Giáo Dục
2,PGS.TS.Trần Bách,Lưới điện và hệ thống điện tập I.II NXB KH&KT
3,Phan Đăng Khải, Huỳnh Bá Minh,Bù công suất phản kháng lưới cung cấp và phân phối điện,
4,GS.TS.Lã Văn Út,Trần Vinh Tịnh,Ngô Duy Hưng.Xác định vị trí và dung lượng bù tối ưu công suất phản kháng trong mạng điện phân phối. Tạp chí khoa học và công nghệ.1996
5, GS.TS. Lã Văn Út.Tính toán phân tích các chế độ của hệ thống điện
Bài giảng sau đại học( ĐHBKHN,ĐHCN Thái Nguyên,ĐH Mỏ Địa Chất) 6,GS.TS Lã Văn Út,Tăng Thiên Tư,Trần Vinh Tịnh,Đánh giá hiệu quả lắp đặt thiết bị bù trong mạng cung cấp điện.Tạp chí khoa học và công nghệ.1996