Các nguồn phát công suất phản kháng

Một phần của tài liệu Phân tích, tính toán chế độ của lưới phân phối và giải bài toán bù tối ưu (Trang 52)

Khả năng phát CSPK của các nhà máy điện rất hạn chế do cosφdm của máy phát từ 0,8 đến 0,85 và cao hơn nữa. Vì lý do kinh tế người ta không chế tạo các máy phát có khả năng phát nhiều CSPK cho phụ tải. Các máy phát chỉ đảm đương một phần nhu cầu CSPK của phụ tải, phần còn lại do các thiết bị bù đảm trách ( máy bù đồng bộ và tụ điện)

1. Máy bù

Máy bù đồng bộ là một loại động cơ đồng bộ làm việc ở chế độ không tải. Do không có phụ tải trên trục nên máy bù đồng bộ được chế tạo gọn nhẹ và rẻ hơn so với động cơ đồng bộ cùng công suất. Ở chế độ quá kích thích máy bù sản xuất ra CSPK cung cấp cho mạng, còn ở chế độ thiếu kích thích máy bù tiêu thụ CSPK của mạng. Vì vậy ngoài công dụng bù CSPK máy bù còn là thiết bị rất tốt để điều chỉnh điện áp, nó thường được đặt ở những điểm cần điều chỉnh điện áp trong LĐPP.

2. Tụ điện

Tụ điện là loại thiết bị điện tĩnh, làm việc với dòng điện vượt trước điện áp, do đó nó có thể sinh ra CSPK cung cấp cho mạng. Tụ điện được chế tạo thành từng đơn vị nhỏ, vì thế có thể tùy theo sự phát triển của phụ tải trong

quá trình sản xuất mà chúng ta ghép dần tụ điện vào mạng, khiến hiệu suất sử dụng cao và không phải bỏ nhiều vốn đầu tư ngay một lúc.

CSPK do tụ điện phát ra được tính theo biểu thức sau: QC = U2.2 f.C.10-9 kVAr

Trong đó: - U là điện áp, đơn vị là kV - f là tần số có đơn vị là HZ - C là điện dung có đơn vị là F

Thực tế, người ta có thể dùng tụ điện để thực hiện bù dọc và bù ngang. Bù dọc thường sử dụng cho lưới truyền tải. Đối với LĐPP khi thực hiện bù CSPK người ta thường dùng tụ điện tĩnh mắc song song với đường dây để cung cấp CSPK, hay dòng điện nhằm chống lại thành phần lệch pha của dòng điện yêu cầu do tải cảm. Nghĩa là bù ngang làm thay đổi đặc tính của một tải cảm do nó phát ra dòng điện sớm pha chống lại thành phần chậm pha của dòng tải phản kháng tại điểm đặt tụ bù. Khi thực hiện bù ngang trên đường dây, thì độ lớn của dòng điện nguồn có thể giảm đi, hệ số công suất được cải thiện và do đó sụt áp giữa nơi phát và nơi nhận cũng giảm theo. Vì vậy đối với LĐPP, sử dụng phương thức bù ngang bằng tụ điện tĩnh để bù CSPK trực tiếp cho phụ tải.

3.3 Hiện trạng nguồn và lƣới điện chi nhánh điện Sông Công.

3.3.1 Các nguồn cung cấp điện.

Hiện các phụ tải điện của thị xã Sông Công được cấp điện từ hệ thống điện miền Bắc qua các trạmbiến áp sau:

Trạm 110kV Loại máy Strạm, MVA Lộ cấp Gò Đầm (E6.3) Máy T1-25-110/22/6kV 98,5 672 -> 680; 471 -> 478. 373, 375, 376 Máy T2-63-110/35/22kV Máy T3-10,5-35/6,3kV Bảng 3.1. Hiện trạng nguồn cấp

3.3.2 Lƣới điện trung áp và các trạm biến áp.

Lưới điện của thị xã Sông Công bao gồm 4 cấp điện áp: 35, 22, 10, 6kV. Lưới 35kV bao gồm3 xuất tuyến (373, 375, 376), lưới 22kV bao gồm8 xuất tuyến (471 -> 478), lưới 10kV bao gồm 3 xuất tuyến (971->973), lưới 6kV bao gồm 9 xuất tuyến (672 -> 680). Các đường dây 10kV, 35kV có dạng mạch hình tia có sự liên thông với các lộ khác. Các đường dây 6kV, 22kV có dạng mạch vòng kín vận hành hở.

Một phần của tài liệu Phân tích, tính toán chế độ của lưới phân phối và giải bài toán bù tối ưu (Trang 52)