Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường ĐT258 qua xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 39)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Khang Ninh là một xã miền núi cao nằm ở Tây Bắc của huyện Ba Bể cụ thể:

Phía Bắc giáp xã Cao Thượng. Phía Nam giáp xã Quảng Khê. Phía Tây giáp xã Nam Mẫu. Phía Đông giáp xã Cao Trĩ.

Xã Khang Ninh cách thị trấn Chợ Rã 10km, khu vực trung tâm của xã nằm trên trục tỉnh lộ 254 do vậy giao thông của xã tương đối thuận lợi.

4.1.1.2. Cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi

- Cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi... về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng và nhu cầu phát triển kinh tế thị trấn hội, tuy nhiên trong thời gian tới cần nâng cấp, cải tạo khang trang hơn.

Xã có sông Năng chảy qua phần phía bắc, trong đó đoạn cuối của sông trên địa phận xã chảy qua lòng núi tạo thành động Puông. Xã cũng có suối Pác Nghè chảy vào hồ Bản Vài rồi sau đó hợp lưu vào sông Năng

Là một xã vùng núi gồm nhiều thung lũng, sườn đồi dốc uốn lượn, quanh co tạo nên địa hình phức tạp, độ dốc lớn. Khu vực trung tâm xã địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.

4.1.1.4. Khí hậu

Khang Ninh nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Theo số liệu trạm khí tượng thủy văn Bắc Kạn: nhiệt độ trung bình 220c nhiệt độ thấp nhất 20c nhiệt độ cao nhất 390c.

Lượng mưa trung bình từ 1.300 - 1.500 mm, tập trung vào tháng 7, 8, 9 do mưa nhiều, lượng mưa lớn tập trung nên hay gây ngập úng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Mùa đông vào các tháng 12, tháng 1 năm sau có những đợt rét đậm, đôi khi có sương muối gây nhiều trở ngại cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ chiêm xuân.

Với đặc điểm khí hậu như trên, trong quy hoạch bố trí sử dụng đất cần lợi dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ trong năm ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời để hạn chế rửa trôi xói mòn đất trong mùa mưa và hạn chế bốc hơi nước vật lý trong mùa khô làm chai cứng đất, cần bố trí hệ thống cây trồng có độ che phủ quanh năm, giữđất, giữ nước tốt, có như vậy mới đảm bảo sử dụng đất bền vững.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất

Đất đai xã Khang Ninh có 2 loại đất chính:

*Đất thủy thành:

- Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm, thành phần cơ giới nặng, có khả năng giữ nước, giữ màu mỡ tốt thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Đậu đỗ, lúa, ngô, cây thực phẩm, cây ăn quả…

- Đất phù sa ngòi suối, thành phần cơ giới nhẹ, hạt thô, địa hình bậc thang, càng xa bờ thành phần cơ giới càng nặng thích hợp với nhiều loại cây trồng.

- Đất vàng đỏ trên đá phiến thạch sét, xen kẽ với đất sa thạch và một số loại đất khác. Đất hình thành và phát triển tại chỗ (địa thành) trên nền đá mẹ phiến thạch sét, đất có màu vàng, nâu vàng thành phần cơ giới nặng. Hướng sử dụng: Vùng đất có độ dày trên 100cm độ dốc dưới 200 nên sử dụng vào trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, cây ăn quả, không phát triển cây lâm nghiệp.

b. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Xã Khang Ninh có hệ thống sông, suối, ao, hồ tương đối dày và phân bốđều ở các thôn trong toàn xã, chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Tuy nhiên nguồn nước cung cấp chưa đều do lượng mưa phân bố theo mùa, nên trữ lượng nước không ổn định, mùa khô gây hạn nên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Nước ngầm: Xã chưa có khảo sát, điều tra đầy đủ về trữ lượng cũng như chất lượng nước ngầm.

Nhìn chung nguồn cung cấp nước chủ yếu vẫn là nước mặt

c. Tài nguyên rừng

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, Khang Ninh có 3.475,26 ha đất lâm nghiệp chiếm 78,37 % diện tích tự nhiên trong đó chủ yếu là đất rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Rừng tự nhiên ở các thôn chủ yếu là rừng tái sinh diện tích không đáng kể nên trữ lượng gỗ nhỏ. Ngoài ra tài nguyên rừng rất đa dạng, phong phú gồm phức hệđộng thực vật trong đó có nhiều loại động thực vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Từ khi thành lập Vườn quốc gia đến nay công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng đã được tăng cường. Theo ý kiến cảu người dân đã có nhiều loại động vật quý hiếm trở lại sinh sống như: Phượng hoàng đất, khỉ, hươu…

Tính đến hết tháng 5 năm 2010 toàn xã có 4.064 khẩu và 916 hộ, gồm các dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông. Trên địa bàn xã hầu như không có làng nghề truyền thống, xã có một phần diện tích của khu bảo tồn quốc gia Ba Bể thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nâng cấp cải tạo tuyến đường ĐT258 qua xã Khang Ninh - huyện Ba Bể - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 39)