Tiết2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

Một phần của tài liệu Gián án giao an HKI (Trang 35 - 39)

- GDBVMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên

Tiết2: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA

I.MỤC TIÊU:

- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở BT1) và đặt câu với một từ tìm được ở BT1 (BT2).

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài học.

- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3). - Vận dụng để làm tốt các bài tập.

II.CHUẨN BỊ:

- Bảng phụ hoặc phiếu phô tô nội dung bài tập 1 và bài tập 3.

- Một vài trang từ điển được phô tô.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH1.Ổn định: 1.Ổn định:

2. Bài cũ:

- Kiểm tra HS các nội dung:

+ Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ. + Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Cho ví dụ.

+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ.

- Nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới:

* Giới thiệu bài.

* Hướng dẫn HS luyện tập: Bài1: Tìm các từ đồng nghĩa a. chỉ màu xanh b. chỉ màu đỏ c. chỉ màu trắng d. chỉ màu đen Bài

2: Đặt câu với một từ em vừa chọn ở bài tập 1.

- GV giao việc: các em chọn một từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.

Bài3:

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên giao việc:

+Đọc lại đoạn văn.

+Dùng viết chì gạch những từ cho trong ngoặc đơn mà theo em là sai, chỉ giữ lại từ theo em là đúng.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS trình bày kết quả.

- Hát

- HS lần lượt trả lời.

* Cặp đôi

+ Xanh biếc, xanh um, xanh lam, xanh lè,... + Đỏ tươi, đỏ thắm, đỏ đắn, đỏ au, đỏ chót, đỏ bừng, đỏ lè,...

+Trắng tinh, trắng hếu, trắng trẻo, trắng xoá, trắng dã, trắng loá, trắng ngà, ....

+ Đen thui, đen đen, đen sì, đèn ngòm, đen láy, đen đủi,...

* Cá nhân:

Ví dụ: Vườn cải xanh mướt.

Đôi má em bé đỏ lựng vì nóng. Cánh hoa bưởi trắng ngần. ...

Cậu bé da đen trùi trũi vì phơi nắng gió ngoài đồng.

Mặt trời đỏ ối từ từ khuất sau dãy núi.

* Nhóm bàn

-HS đọc yêu cầu, đọc đoạn văn “Cá hồi vượt thác”. Cả lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân hoặc nhóm.

- Các cá nhân trình bày hoặc đại diện nhóm lên trình bày: Các từ đúng cần để lại lần lượt là: Điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang,

- GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng và hỏi: + Vì sao em chọn từ “hối hả” để điền?

Giáo dục: “Sự lựa chọn từ đồng nghĩa trong

khi nói hoặc viết sẽ làm cho ý diễn đạt được chính xác hơn.”

-Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn với những từ thích hợp.

4. Củng cố:

- Nội dung được luyện tập?

5. Dặn dò:

- Về xem lại bài, chuẩn bị bài mới.

hối hả.

+ Vì “cuống quýt, cuống cuồng” còn có ý lo sợ, mất bình tĩnh mà trong trường hợp này không mang ý đó nên...

- 1HS đọc.

- Nhận xét tiết học

ĐỊA LÝ

Tiết 1 VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA

I. MỤC TIÊU:

- Mô tả sơ lược được vị trí địa lý và giới hạn nước Việt Nam. - Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam: khoảng 330000 km2 - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ (lược đồ).

- Giáo dục lòng yêu quí đất nước.

II. CHUẨN BỊ:

- Các hình của bài trong SGK được phóng lớn. - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Quả địa cầu.

- Lược đồ khung (tương tự hình 1 trong SGK)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định: 2. Bài cũ:

- Kiểm tra SGK, đồ dùng học tập và hường dẫn phương pháp học môn địa lý

3. Bài mới:

* Giới thiệu: Tiết địa lí đầu tiên của lớp 5 sẽ giúp các em tìm hiẻu những nét sơ lược về vị trí, giới hạn, hình dạng đất nước thân yêu của chúng ta.

Hoạt động 1: Vị trí địa lý và giới hạn

* Mục tiêu: HS mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn nước VN.

- Y/c HS quan sát hình 1 và hãy cho biết:

+ Đất nước Việt Nam bao gồm những bộ phận nào?

+ Chỉ phần đất liền Việt Nam

+ Phần đất liền nước ta giáp nhũng nước nào? + Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta?

+ Tên biển là gì?

+ Kể tên 1 số đảo, quần đảo nước ta.

@ Giảng: Đất nước ta bao gồm phần đất liền, biển, đảo và quần đảo ngoài ra còn có vùng trời bao trùm lãnh thổ nước ta.

- Y/c HS lên chỉ lãnh thổ nước ta.

+ Vị trí nước ta có thuận lợi gì cho việc giao lưu với các nước khác?

Kết luận: VN nằm trên bán đảo Đông Dương,

thuộc khu vực ĐNA. Nước ta là một bộ phận của châu Á có vùng biển thông với đại dương nên có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu với các nước bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.

Hoạt động 2: Hình dạng và diện tích

* Mục tiêu: Ghi nhớ diện tích phần đất liền VN, chỉ được phần đất liền VN trên bản đồ (lược đồ). - Y/c HS quan sát hình 2 và bảng số liệu để thảo luận:

1/ Phần đất liền nước ta có những đặc điểm gì?

-Hát

- Học sinh nghe hướng dẫn - Học sinh nghe

* Thảo luận cặp đôi

+ Bao gồm phần đất liền, biển, đảo, quần đảo.

+ 1 vài HS chỉ vào bản đồ.

+ Giáp Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. + Phía đông, nam và tây nam.

+ Biển Đông.

+ Đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.

- 1,2 HS lên chỉ bản đồ, quả địa cầu. + Có vùng biển thông với đại dương.

* Thảo luận cặp đôi

2/ Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu ki-lô-mét?

3/ Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu ki-lô-mét? 4/ Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu ki-lô-mét vuông?

Hoạt động 3:

* Mục tiêu: HS biết nước ta có diện tích lớn hoặc nhỏ hơn những nước nào trong khu vực.

- Y/c HS đọc thầm bảng số liệu và cho biết những nước nào có diện tích lớn hơn và nhỏ hơn nước ta?

Kết luận: Phần đất liền nước ta hẹp ngang, chạy

dài theo chiều Bắc – Nam với đường bờ biển cong như hình chữ S. Chiều dài từ Bắc vào Nam khoảng 1650 km và nơi hẹp nhất chưa đầy 50 km.

Hoạt động 4: Chơi “Tiếp sức”

* Mục tiêu: Biết 1 số địa danh trên đất nước ta. - GV treo 2 bản đồ trống lên bảng ( như hình 1)

4. Củng cố:

- Y/c HS nêu ghi nhớ.

Một phần của tài liệu Gián án giao an HKI (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w