Tổ chức và quản lý thị trường OTC

Một phần của tài liệu Các giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC của Việt Nam (Trang 54)

III. LỰA CHỌN MÔ HÌNH OTC ỞVIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC

2.4.Tổ chức và quản lý thị trường OTC

2. Lựa chọn mô hình OTC ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của một số nước

2.4.Tổ chức và quản lý thị trường OTC

2.4.1. Cơ quan quản lý hành chính Nhà nước

UBCKNN là cơ quan quản lý Nhà nước, chịu trách nhiệm tạo môi trường thể chế, giám sát, quản lý thị trường OTC theo pháp luật, giám sát các đối tượng tham gia thị trường, định hướng và đề ra các chính sách hỗ trợ thị trường, cấp giấy phép cho các tổ chức tham gia thị trường, xử lý tranh chấp và các vi phạm hành chính trên thị trường.

2.4.2. Cơ quan điều hành trực tiếp

Theo kinh nghiệm của các nước thì quản lý thị trường OTC thường được giao cho Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, một tổ chức hoạt động phi lợi nhuận. Hiệp hội đóng vai trò điều tiết, duy trì sự công bằng, ổn định và phát triển bền vững của thị trường thông qua việc định ra những tiêu chuẩn đối với các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động trên thị trường, đồng thời đại diện và bảo vệ quyền lợi cho các hội viên... nhằm không ngừng nâng cao khả năng kinh doanh và hạn chế các rủi ro trong hoạt động trên thị trường.

Tuy nhiên, với điều kiện thực tế ở nước ta lại khác: TTCK mới đi vào hoạt động, các quy tắc, chuẩn mực cũng như pháp luật về TTCK đang được hoàn thiện dần dần, nhất là Hiệp hội kinh doanh chứng khoán lại chưa được thành lập nên giải pháp trước mắt là giao cho Trung tâm quản lý thị trường OTC. Trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm quản lý và vận hành trực tiếp thị trường OTC theo các quy định của UBCKNN và theo pháp luật. Trung tâm

TTGDCK.

Trung tâm này có thể xây dựng và cung cấp dịch vụ điện tử kết nối với các công ty thành viên, cấp đăng ký giao dịch trên thị trường OTC, xác nhận giao dịch giữa các công ty chứng khoán, thực hiện bù trừ giao dịch đa phương cuối ngày giao dịch, theo dõi các biến động giá cả trên thị trường, phát hiện thao túng thị trường để xử lý, công bố thông tin thị trường...

Trung tâm này được tổ chức bao gồm:

- Phòng giao dịch được nối mạng với máy tính và chịu trách nhiệm liên tục nhận thông báo 2 chiều (mua - bán) về giá, khối lượng giao dịch, thiết kế trang báo giá điện tử để cung cấp cho các công ty chứng khoán qua mạng, nhận và cung cấp các thông tin liên quan đến kết quả giao dịch và thanh toán, và các thông tin khác giúp cho việc quản lý thị trường;

- Phòng thanh toán bù trừ giao dịch;

- Phòng quản lý các công ty đăng ký giao dịch; - Phòng quản lý các công ty giao dịch;

- Phòng theo dõi và giám sát thị trường; - Các phòng nghiệp vụ, chức năng khác...

2.4.3. Nội dung quản lý thị trường OTC

- Quản lý giá chứng khoán: Việc quản lý giá nhằm tránh những biến động giá lớn trên thị trường do thao túng hay đầu cơ trên thị trường.

- Định hướng giá cho các nhà đầu tư: Trung tâm quản lý có thể đưa ra mức “giá cơ bản” hàng ngày tương tự như giá tham chiếu trên TTGDCK, và khống chế biên độ dao động theo giá này.

- Quản lý mức thu phí môi giới và phần hưởng chênh lệch giá của các nhà môi giới hay tạo lập thị trường.

như đối với quản lý TTCK tập trung.

- Quản lý chống giao dịch nội gián và thao túng thị trường.

Một phần của tài liệu Các giải pháp hình thành và phát triển thị trường OTC của Việt Nam (Trang 54)