2.4.1. Quy trình nuôi gà Cáy Củm
Nuôi gà khâu chuẩn bị hết sức quan trọng đến hiệu quả kinh tế, nếu chuẩn bị tốt sẽ giúp ngăn ngừa dịch bệnh và phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác phòng bệnh như phun sát trùng định kỳ, tiêm phòng vacxin theo quy trình. Kết quả công tác chuẩn bị khi nuôi gà Cáy Củm được trình bày ở bảng 2.2.
Bảng 2.2. Điều kiện chuẩn bị nuôi gà cáy củm
Chỉ tiêu Yêu cầu Ghi chú
Chuồng nuôi úm (SS - 4 tuần tuổi)
Cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông và có rèm che chắn khi trời rét, gió lùa, mưa hắt. Chuồng đảm bảo đúng quy định chung nuôi gà. - Nhiệt độ: 35 - 290
C, ẩm độ là 70 - 80%
- Chuồng úm phun sát trùng định kỳ 1 lần/tuần, quét vôi…
- Máng ăn, uống được ngâm sát trùng thường xuyên hàng ngày.
Chuồng nên làm theo hướng Đông Nam hoặc Nam. Bãi chăn thả (từ trên 4TT trở lên) - Sạch sẽ, đảm bảo đủ rộng cho gà…phải đạt 2 - 3 con/ m2 . Bãi thả được luân phiên và định kỳ phun thuốc sát trùng 1 lần/ tuần hoặc 2 tuần/ 1 lần tùy điều kiện khí hậu.
- Có sào đậu, hố cát, sỏi…. - Bãi thả thoát nước, có bụi cây che nắng.
- Mùa Thu: 20 - 300C
Phải cách ly với khu dân cư, cách xa nguồn nước thải.
- Mùa Đông: 12 - 250
C
Thức ăn tinh
Thức ăn hỗn hợp giai đoạn gà con, bột ngô, cám gạo, bột khoáng, vitamin ADE…
Không cho gà ăn thức ăn đã bị mốc, kém chất lượng
Thức ăn xanh Cho ăn tự do: Cỏ, rau các loại
Rau bổ sung được rửa sạch và có nguồn gốc sạch mầm bệnh
Công tác chuẩn bị để chăn nuôi gà Cáy Củm cũng tương tự chăn nuôi gà thả vườn khác và cũng phải tuân theo theo đúng quy trình. Tuy nhiên, giống gà Cáy Củm vẫn có tính hoang dã hơn, cho nên phải chọn vùng sinh thái phù hợp mới khai thác triệt để được ưu việt và có hiệu quả cao.
Bảng 2.3. Lịch phòng bệnh gà Cáy Củm
Ngày tuổi Tên vaccin Liều lượng Cách dùng
1 - 3 - Phòng E.coli, Salmonella và phòng viêm rốn - Kết hợp Promochick để úm gia cầm. - Phòng bệnh Marek. - 100ml/150 - 200 lít nước. - 1g/ lít nước
- Pha vào nước uống
- Cho uống
- Tiêm dưới màng cánh
5
ND.IB hoặc Lasota lần 1 để phòng bệnh gà rù
(Niucatxơn).
Chia đều theo liều ghi trên mác
Nhỏ mắt, mũi, mồm
7 Chủng đậu. Nhỏ vacxin Gumboro lần 1.
Chia đều theo liều ghi trên mác
Nhỏ mắt, mũi, mồm
11 - 13 Phòng bệnh CRD (hen
gà) Phargentylo-F 10 ml/ 4 lít nước
Pha vào nước uống liên tục 3 ngày.
14 Gumboro lần 2. Chia đều theo liều ghi trên mác
Nhỏ mắt, mũi, mồm
15 H5N1 Chia đều theo liều
ghi trên mác
Tiêm dưới da ở màng cánh
19 ND. IB hoặc Lasota lần 2. Chia đều theo liều ghi trên mác
Nhỏ mắt, mũi, mồm
21 Gumboro lần 3. Chia đều theo liều ghi trên mác
Nhỏ mắt, mũi, mồm
26 - 28 Phòng bệnh cầu trùng
Hacoli Forte. 1g / 1 lít
Pha vào nước uống liên tục 3 ngày.
40 Newcastle. Chia đều theo liều ghi trên mác
Tiêm dưới da ở màng cánh Lịch phòng bệnh tuần thủ theo quy trình cho gà Cáy Củm trong quá trình nuôi dưỡng tại trang trại. Mặt khác khả năng thích nghi của gà Cáy Củm là khá cao, cho nên tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà này là rất thấp.
2.4.2. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm
Bảng 2.4. Kết quả tỷ lệ nuôi sống của gà Cáy Củm 1 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi Tuần tuổi Số lượng con đầu kỳ (Con) Số lượng con cuối kỳ (Con) Tỷ lệ nuôi sống trong tuần (%) Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) 01NT - 1TT 80 80 100,00 100 1 - 2 80 78 97,50 97,50 2 - 3 78 74 94,87 94,87 3 - 4 74 74 100 94,87
4 - 5 74 74 100 94,87
5 - 6 74 70 94,59 94,59
6 - 7 70 70 100 94,59
7 - 8 70 70 100 94,59
Bảng 2.4 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của gà Cáy Củm nuôi là khá cao từ 01 ngày tuổi đến 08 tuần tuổi. Điều này có thể thấy khả năng thích nghị của gà ở điều kiện Thái Nguyên là khá cao. Mặt khác thí nghiệm cũng đã chú trọng trong công tác phòng chống bệnh theo đúng quy trình. Vì vậy kết quả là khá tốt.
2.4.3. Sinh trưởng của gà Cáy Củm
Khối lượng của gia cầm là chỉ tiêu kỹ thuật rất quan trọng được các nhà chăn nuôi luôn luôn quan tâm, vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống, một dòng.
2.4.3.1. Sinh trưởng tích lũy của gà Cáy Củm
Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà thịt đây là chỉ tiêu để xác định năng xuất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu, và khả năng thích nghi của gà với môi trường.
Để theo dõi khối lượng cơ thể của gà qua các tuần tuổi mỗi tuần chúng tôi cân gà vào ngày cuối tuần (cân vào buổi sáng trước khi cho ăn). Kết quả theo dõi được thể hiện ở 2.5.
Bảng 2.5. Sinh trưởng tích lũy của gà Cáy Củm Tuần tuổi Số lượng (Con) Lô thí nghiệm lần 1 (X ±mX) Cv(%) Lô thí nghiệm lần 2 (X ±mX) Cv(%) Sơ sinh 40 30,94 ± 0,77 16,26 29,08 ± 0,71 15,05 01 40 49,03 ± 2,09 26,48 39,53 ± 4,16 18,33 02 39 100,63 ± 3,09 13,03 65,40 ± 1,96 18,96 03 37 173,23 ± 4,14 14,53 115,05 ± 3,34 10,13 04 37 248,23 ± 5,74 14,52 194,88 ± 9,17 29,01 05 37 304,88 ± 7,83 15,72 266,75 ± 9,41 20,18 06 37 373,88 ± 8,44 14,04 324,30 ± 11,10 20,77 07 35 444,68 ± 7,56 10,74 406,80 ± 13,80 21,34 08 35 516,28a ± 8,03 9,76 473,20a ± 14,10 19,35 TB 485,34a ± 6,72 9,25 444,13a ± 10,23 10,72
(Trên cùng hàng ngang số mũ có chữ cái giống nhau thì không có sự
sai khác thống kê với P>0,005)
Bảng 2.5 cho ta thấy, khối lượng cơ thể tăng dần theo tuần tuổi, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm.
Ở các giai đoạn từ 01 tuần tuổi đến 8 tuần tuổi thì lô thí nghiệm lần 2 đều sinh trưởng có chiều hướng thấp hơn nhưng không có sự sai khác rõ rệt với P>0,05. Điều này có thể nói rằng lô thí nghiêm lần 2 mùa Đông, nhiệt độ môi trường thấp hơn và chênh lệch lớn do đó khả năng sinh trưởng có phần chậm hơn. Để thấy rõ hơn sinh trưởng tích lũy của gà tôi biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:
Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm
2.4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Cáy Củm
Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Để đánh giá chính xác tôi tiến hành theo dõi diễn biến tăng khối lượng của cơ thể gà thí nghiệm theo tuần tuổi, trên cơ sở đó tính toán các chỉ tiêu tăng khối lượng tuyệt đối của gà thí nghiệm. Kết quả được thể hiện ở dưới bảng:
Bảng 2.6. Sinh trưởng tuyệt đối của gà Cáy Củm Giai Đoạn (Tuần tuổi) Số lượng
(Con) Lô TN lần 1 (X ±mX) Lô TN lần 2 (X ±mX) 1NT - 01TT 40 2,58 ± 0,27 1,49 ± 0,14 1 - 2 40 7,37 ± 0,51 3,69 ± 0,26 2 - 3 39 10,37 ± 0,54 7,09 ± 0,55 3 - 4 37 10,72 ± 0,83 11,40 ± 1,05 4 - 5 37 8,09 ± 0,89 10,27 ± 1,03 5 - 6 37 9,86 ± 0,75 8,22 ± 0,93 6 - 7 37 10,11 ± 0,80 11,79 ± 0,97 7 - 8 35 10,23 ± 0,51 9,49 ± 0,77 1NT - 8TT 8,67a ± 0,69 7,93a ± 0,65
(Trên cùng hàng ngang số mũ có chữ cái giống nhau thì không có sự
sai khác thống kê với P>0,005)
Bảng 2.6 cho thấy rằng: khối lượng của gà qua các tuần tuổi có sự giao động tăng lên giảm xuống không đều. Điều này cho ta thấy rằng sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh và điều kiện chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của gà.
Ở các giai đoạn 01 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi do được chăm sóc tốt nên tăng trưởng của gà có chiều hướng tăng lên ở cả lô thí ngiệm lần 1và lô thí nghiệm lần 2. Sang tới tuần tuổi thứ 5 và 6, do phương thức nuôi là chăn thả và chưa thích nghi với điều kiện nuôi mới nên tăng trưởng của gà có xu hướng giảm dần ở cả 2 lô. Tuy nhiên, tới giai đoạn 7 - 8 tuần tuổi khối lượng của cả 2 lô gà đều tăng. Điều này có thể do gà đã thích nghi được với môi trường ngoại cảnh.
Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà Cáy Củm
2.4.3. Hiệu quả sử dụng thức ăn gà Cáy Củm từ 1 - 8 tuần tuổi
Bên cạnh đánh giá khả năng sinh trưởng, chúng tôi còn theo dõi hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà giai đoạn 01 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi. Kết quả trình bày ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng khối lượng qua các giai đoạn thí nghiệm (g/con/ngày)
Giai đoạn (Tuần tuổi) Lô TN lần 1 (
X m X ± ) Lô TN lần 2 (X ±mX) 1 2,27 ± 0,03 1,52 ± 0,01 2 1,73 ± 0,09 1,82 ± 0,03 3 2,31 ± 0,01 2,14 ± 0,01 4 2,13 ± 0,02 2,26 ± 0,01 5 2,15 ± 0,05 2,15 ± 0,05 6 1,90 ± 0,05 1,78 ± 0,03 7 1,79 ± 0,04 1,82 ± 0,05
8 1,86 ± 0,08 1,76 ± 0,06
Bình quân 1- 8 TT 2,02 ± 0,07 1,92 ± 0,05
Kết quả bảng 2.7 cho thấy rằng, kết quả tiêu tốn thức ăn lô thí nghiệm lần 1 nhiều hơn lô thí nghiệm lần 2, nhưng sự chênh lệch không lớn lắm. Điều này do mùa vụ nuôi tác động vào khả năng tiêu tốn thức ăn của gà.
2.4.4. Kết quả phòng và trị bệnh cho gà Cáy củm
Bảng 2.8. Kết quả sử dụng vacxin và phòng bệnh cho gà Cáy Củm Ngày tuổi (ngày) Loại thuốc,vaccin Phòng bệnh Số con theo dõi Số con an toàn - Khỏi bệnh Tỷ lệ (%) 1 - 3 Kháng sinh Oracin- pharm E.coli,Salmonella và phòng viêm rốn 80 80 100 5 - 19 Lasota Gà rù 80 80 100
7 Chủng đậu Đậu (bâu) gà 80 80 100
7, 14
và 21 Gumboro Gumboro 80 80 100
11 - 13 CRD Hen suyễn 80 75 93,75
15 H5N1 Cúm gà lần 1 75 75 100
26 - 28 Hacoli Forte Phòng bệnh cầu
trùng 75 75 100
40 Newcastle Gà rù 70 70 100
45 H5N1 Cúm gà lần 2 70 70 100
Quy trình được thực hiện nghiêm ngặt theo bảng 2.8 thì trong thời gian nuôi gà Cáy Củm từ 1 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi hầu như không bị mắc bệnh, một số con chết do chất lượng giống khi đưa vào nuôi là quá kém vẫn chưa mạnh dạn loại bỏ . Mặt khác đây là giống gà có khả năng thích nghi khá cao và vẫn còn tính hoang dã nên tỷ lệ nuôi sống rất tốt.
Bảng 2.8. Kết quả gà Cáy Củm thí nghiệm mắc bệnh giai đoạn 1NT - 8TT
Tên bệnh Số con mắc(con) Tỷ lệ (%) Ghi chú
Cầu trùng 10 12,50 Thường mắc lúc
1 - 2 tuần tuổi
Bạch lỵ 15 18,75
Kết quả bảng 2.8 cho thấy gà thường hay bị mắc bệnh ở giai đoạn gà con từ 1 ngày tuổi đến 02 tuần tuổi. Lúc này, nhiệt độ môi trường thay đổi, sức đề kháng của gà còn kém, chưa thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Do vậy, thường hay bị mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Đặc biệt đối với gà con chăn thả tự nhiên theo mẹ, còn đối với gà con được úm trong thời gian 1 - 2 tuần tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh bạch lỵ và cầu trùng thường giảm đi nhiều. Mặt khác nếu gà được úm sẽ uống thuốc phòng thường xuyên nên hầu như không bị mắc bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Hiệu lực của 2 phác đồ điều trị cho gà Cáy Củm mắc bệnh
Phác đồ điều trị
Số con điều trị
Thời gian khỏi bệnh Tổng số con
khỏi bệnh khỏi trung Thời gian bình (ngày) Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3
Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) Số con (n) Tỷ lệ (%) 1 10 1 10,00 3 30,00 0 0 4 40,00 2 2 15 1 6,67 4 26,67 0 0 5 33,33 2 Từ bảng 2.9 cho thấy, kết quả hai phác đồ điều trị là tương đương nhau. Tuy nhiên ở giai đoạn gà con từ 01 ngày tuổi đên 8 tuần tuổi khi bị bệnh bạch lỵ thường sinh trưởng kém, tỷ lệ chết khá cao. Do dung lượng mẫu theo dõi còn quá ít, chúng tôi đưa ra kết quả chưa được thuyết phục, cần theo dõi dung lượng mẫu nhiều hơn để khẳng định hiệu quả của 2 phác đồ trên. Trong thời gian nuôi do quá trình phòng bệnh chặt chẽ nên sau khi chữa khỏi bệnh
thì không thấy tái phát lại trong các lô gà thí nghiệm.
2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ
2.5.1. Kết luận
Sau quá trình theo dõi, thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho gà Cáy Củm giai đoạn từ 1 đến 8 tuần tuồi. Chúng tôi có kết luận như sau:
- Xây dựng được quy trình phòng trị bệnh cho gà Cáy Củm giai đoạn 01 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi tại Thái Nguyên.
-Tỷ lệ mắc bệnh trung bình của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi dao động từ: 12,5 - 18,75%
-Tỷ lệ chữa khỏi bệnh trung bình qua các tuần tuổi của hai phác đồ là thấp đạt từ 33,33 - 40%
-Tỷ lệ chết trung bình của gà qua các tuần tuổi là 12,5%
-Khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm nhỏ, khối lượng 01 ngày tuổi chỉ có: 29,08 - 30,94 g/con; 01 tuần tuổi đạt khối lượng là: 39,53 - 49,03 g/con…..8 tuần tuổi thì đạt: 473,20 - 516,28 g/con. Khối lượng gà thí nghiệm lần 1 cao hơn một chút so với khối lượng gà thí nghiệm lần 2 ở các tuần tuổi.
2.5.2. Tồn tại
Do điều kiện thời gian thực tập có hạn, nên quy trình chưa lặp lại được nhiều, vì vây chưa có tính đại diện cao.
2.5.3. Đề nghị
* Với công ty:
Tiếp tục tiến hành thử nghiệm với số lượng nhiều hơn, ở các mùa, vụ khác nhau để có được quy trình chăn nuôi, phòng trị bệnh thích hợp và hiệu quả.
Nhà trường và Khoa nên tổ chức cho sinh viên đi thực tập nhiều hơn để sinh viên có điều kiện tiếp xúc với thực tế sản xuất, nâng cao tay nghề, củng cố thêm kiến thức đã học và học hỏi kinh nghiệm trong dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Báo tiền phong, Chuyên mục xã hội với tiêu đề của ngon miền đất, phát hành ngày 2/2/2014.
2. Lê Thanh Hải, Nguyễn Hữu Thỉnh, Lê Hồng Dung (1995), Một số biện pháp nuôi gà thả vườn, Nxb Nông Nghiệp TP Hồ CHí Minh.
3. Nguyễn Duy Hoan (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông
Nghiệp Hà Nội.
4. Dương Mạnh Hùng, (2008), Giáo trình giống vật nuôi, Trường ĐHNL, Thái Nguyên.
5. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn
(1994), Chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 125-137, 148.
6. Phạm Văn Hùng (2004), Hỏi đáp úm gà, gột vịt con, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
7. Lê Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương (1993), Nuôi gà ở gia đình, Nxb
Nông Nghiệp Hà Nội, trang 8-9.
8. Trần Đình Miên (1994), Di truyền học quần thể, Di truyền chọn giống