Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình phòng trị bệnh và ch ăm sóc, nuôi dưỡng cho gà Cáy Củm giai đoạn 1 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi tại Thái Nguyên (Trang 34)

2.3.4.1. Phương pháp điu tra và theo dõi các ch tiêu

- Điều tra thu thập thông tin từ cán bộ kỹ thuật của cơ sở.

- Trực tiếp theo dõi sự sinh trưởng của gà trong thời gian thực tập, ghi chép số liệu cẩn thận theo tường chỉ tiêu, sử lý số liệu theo thống kê.

+ Quy trình nuôi dưỡng chăm sóc

- Điều kiện chuẩn bị:

* Dụng cụ và chuồng nuôi

Trước khi đưa gà vào nuôi cần phải chuẩn bị mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như: rèm che, cót quây, chụp sưởi, máng ăn, máng uống, chất độn chuồng, tiêu độc khử trùng và chọn người nuôi.

- Chuồng trại: chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi phải được cọ rửa sạch sẽ, để chống chuồng trước khi đưa gà vào nuôi 10 - 15 ngày. Tường và nền được sát trùng bằng Biocid - 30%,(Chú ý phun phải kéo rèm che, đóng cửa sau 5 - 8h mới mở của để tăng tác dụng diệt khuẩn).

- Máng ăn: hai tuần đầu tiên có thể dùng máng tròn (gallon) gồm phần đáy và thân nắp gắn vào nhau làm bằng nhựa, thể tích máng uồng tùy theo tuổi gà.

- Chụp sưởi: gà con sau khi nở ra chưa có khả năng điều tiết thân nhiệt do đó phải có hệ thống chụp sưởi để cung cấp nhiệt độ cho gà cho đến khi chúng có khả năng tự điều tiết được thân nhiệt phù hợp với nhệt độ môi trường, có thể dùng dây mayso, bóng điện tùy theo số lượng gà con.

- Rèm che: dùng vải bạt che bên ngoài chuồng để giữ nhiệt độ chuồng nuôi và tránh gió lùa hoặc mưa hắt vào chuồng.

- Quây gà: trong thời gian úm, để tập chung nguồn nhiệt tránh gió lùa sử dụng cót ép, tấm nhựa làm quây úm với chiều cao 50 - 60 cm, mỗi quây úm có đường kính 2,0 - 2,5m. Quây này dùng để úm gà con trong 14 ngày đầu, mỗi quây như vậy có thể úm tối đa từ 200 - 250 gà. Sau đó tùy theo kích thước và tốc độ phát triển của gà ta nới dần quây úm cho rộng.

- Độn chuồng: chất độn chuồng phải có khả năng hút ẩm, có thể dùng trấu khô đã được phun sát trùng bằng formol 2%. Chất độn chuồng phải đảm bảo có độ dày tối thiểu là 10cm và được bổ sung thêm men vi sinh làm đệm lót cho gà, giúp giảm mùi hôi chuồng trại và tăng sức đề kháng cho gà.

* Nhiệt độ, ẩm độ và thông thoáng:

Hai tuần đầu tiên gà con không tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn hảo, do đó các bệnh về đường hô hấp, hệ tiêu hóa dễ phát sinh khi ẩm độ môi trường lên cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng của gà.

Bảng 2.1. Yêu cầu nhiệt độ và ẩm độ: Ngày tuổi Nhiệt độ tại

chụp sưởi 00 C Nhiệt độ tại chuồng nuôi 00 C Ẩm độ tương đối (%) 0 - 3 38 28 - 29 60 - 70 4 - 7 35 28 8 - 14 32 28 15 - 21 29 25 - 28 22 - 24 28 25 - 28 25 - 28 28 22 - 25 29 - 35 26 21 - 22

Sau 35 ngày tuổi 18 - 21

(Mạng: hoinongdanhatinh.vn) * Nước uống

Nước là nhu cầu đầu tiên của gà khi mới xuất chuồng. Cần cung cấp nước sạch, tốt nhất là pha thêm 5g đường Glucose và 1g Vitamin C/lít nước cho những ngày đầu, nước uống cho gà không được lạnh tốt nhất là hơi ấm 18 - 210C. Vị trí đặt máng uống phải bố trí cho gà dễ tiếp cận và không bị máng ăn che khuất.

* Thức ăn và kỹ thuật cho ăn

Trong chăn nuôi gia cầm chăn thả lấy thịt, việc chăm sóc, nuôi dưỡng thoả mãn đầy đủ các nhu cầu sinh lý đòi hỏi phát triển cơ thể gà ở mỗi giai đoạn sẽ khai thác tối đa tiềm năng di truyền của giống. Sau khi gà được uống nước 2 - 3 giờ thì mới cho ăn, thường cho ăn theo bữa. Thức ăn được trải đều vào nhiều khay để tránh sự tranh giành thức ăn giữa các con trong đàn. Chỉ nên cung cấp lượng thức ăn vừa đủ, một ngày đêm cho ăn 9 - 10 lượt để thức ăn luôn mới thơm, hấp dẫn tính ngon miệng và tránh lãng phí.

* Mật độ: tuỳ thuộc vào điều kiện chuồng trại, mùa vụ, khí hậu mà quyết định mật độ đàn nuôi.

Nuôi nền sử dụng chất độn: 1 - 7 tuần: 15 - 20 con/m2, 8 TT trở đi: 8 - 10 con/m2.

Cần phải có thêm vườn rộng để thả cho gà vận động khi gà được 4 - 5 tuần tuổi vào mùa hè và 7 - 8 tuần tuổi vào mùa đông. Trước khi thả phải chọn ngày có thời tiết tốt thả gà ra 2 - 3 giờ cho gà làm quen với môi trường, sau 3 - 5 ngày mới thả cả ngày.

Gà được thả ra sẽ tự kiếm thêm thức ăn(sâu bọ, giun, dế, cào cào, châu chấu...), như thế có thể giảm được 15 - 20% lượng thức ăn so với phương thức nuôi nhốt. Mặt khác gà được vận động sẽ tăng cường được sức kháng bệnh.

* Thông thoáng

Chuồng úm gà con 1 ngày tuổi phải che kín, sự thay đổi không khí gần như bằng không. Khoảng 3 ngày sau khi sự trao đổi chất của gà tăng nhanh cần phải thay đổi không khí với tốc độ 0,2 m/s để tránh bị ẩm thấp, ngột ngạt làm gà chậm phát triển và bệnh tật phát sinh.

* Vệ sinh phòng bệnh

Phải quan sát theo dõi gà thường xuyên như: trạng thái ăn, ngủ, thể trạng, âm thanh tiếng thở, chất bài tiết…, để bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào đều được xử lý kịp thời.

Kiểm tra đàn gà dựa trên các đặc điểm hàng ngày như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lắng nghe âm thanh bất thường hoặc thiếu vắng âm thanh hàng ngày + Trạng thái đàn gà(uể oải hay hung hăng).

Ngửi để xem có mùi khai hay sự kém thông thoáng. Trong chuồng chỉ nên nuôi gà cùng một lứa tuổi, không nuôi động vật khác như chó, mèo trong trại..., định kỳ diệt trừ các loài động vật gặm nhấm, chim hoang và côn trùng có hại khác.

+ Định kỳ hàng tuần phải phun thuốc sát trùng khu vực chuồng nuôi gà và bãi thả.

+ Kh năng sinh trưởng ca gà Cáy Cm t 1 ngày tui đến 8 tun tui

Để đánh giá khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm giai đoạn 1 - 8 tuần tuổi chúng tôi tiến hành đo kích thức các chiều đo của gà: dài thân, dài lườn,

dài lông cánh, vòng ngực, vòng chân, dài bàn chân, dài đùi. Phương pháp này có thể giúp đánh giá khách quan, chính xác và có thể so sánh các cá thể, các giống với nhau. Tuy nhiên, nó lại gây tốn thời gian, tốn kém và tính toán làm tròn số còn sai số.

Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà ở các giai đoạn: sơ sinh, 1 tuần tuổi, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 tuần tuổi.

+ Đánh giá kh năng tiêu tn thc ăn

Về phương thức nuôi, chúng tôi chỉ úm gà từ khi nở đến 4 tuần tuổi nhằm tăng tỷ lệ nuôi sống trong điều kiện của miền núi, còn từ 5 tuần tuổi trở đi là chăn thả tự do và có bổ sung thức ăn hỗn hợp, ngô, thóc…

Tính được tiêu tốn thức ăn ở từng giai đoạn tuổi. Thức ăn được cân từng ngày và cộng dồn theo giai đoạn nuôi.

+ Bin pháp phòng và điu tr bnh

* Phòng bệnh

Phòng bệnh có ý nghĩa hết sức quan trọng, là yếu tố quyết định kết quả chăn nuôi. Với phương châm“phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần làm tốt công tác vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, năng cao sức sản xuất của vật nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi.

Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y:

-Chuồng trại khi kết thúc nuôi gà phải vệ sinh sạch sẽ, quét nước vôi, phun formol 2% hoặc sát trùng khác. Để trống chuồng 15 ngày mới nhập đàn gà khác.

-Định kỳ thay chất độn chuồng (tối thiểu 1 tháng 1 lần).

-Dụng cụ chăn nuôi hàng ngày phải rửa sạch, phơi khô rồi mới dùng.

-Người nuôi phải mặc quần áo, đi giày dép chuyên dụng. Người lạ không được vào khu nuôi gà.

-Cọ rửa máng, thay nước uống 4-5 lần/ngày. Nước uống phải trong, sạch, đảm bảo vệ sinh.

-Thức ăn phải thơm ngon, không mốc, không đóng vón và được bảo quản nơi khô giáo.

-Hằng ngày thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe, bệnh tật của đàn gà để chữa trị kịp thời.

Phòng bệnh bằng vaccine

-Tiêm và nhỏ phòng cho gà các loại vaccine sau:

+Tụ huyết trùng, Gumboro, Lasota, Newcastle, Đậu, H5N1 + Tẩy ký sinh trùng định kỳ cho gà Cáy Củm.

* Điều trị bệnh

1. Bệnh Bạch lỵ

-Nguyên nhân: do vi khuẩn Salmonella gallinarum pollorum gây ra. Bệnh xảy ra chủ yếu ở gà con, gà trưởng thành thường mắc ở thể mãn tính.

-Triệu chứng: gà con mắc bệnh có biểu hiện kém ăn, lông xù, mào tích nhợt nhạt, ủ rũ. Triệu chứng quan trọng là gà ỉa phân trắng nên gọi là bạch lỵ, phân loãng, sau đó khô lại quanh lỗ huyệt.

-Điều trị: để chữa bệnh bạch lỵ, tôi đã sử dụng một phác đồ điều trị sau: Ampi-coli 1g/l nước uống, B.Complex 1g/3 lit nước uống, liều liên tục 3 - 5 ngày.

2. Bệnh cầu trùng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Nguyên nhân: protozoa gây ra. Tác nhân gây bệnh là loại nội ký sinh trùng thuộc giống Eimeria.

-Triệu chứng: chúng tôi thường gặp gà mắc bệnh từ tuần tuổi thứ 2, gà bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, khát nước. Sau đó gà ỉa phân lỏng.

-Điều trị: chúng tôi đã tiến hành phòng và điều trị trên toàn đàn gà bằng các thuốc sau: Vinacoc. ABC, liều lượng 2g/l nước uống, cho gà dùng liên tục 3 - 5 ngày thì gà khỏi bệnh. Bổ sung B.complex, vitamin C

-Cách ly và điều trị bệnh cho gà: gà bị bệnh phải cách ly ra một khu riêng để tiến hành theo dõi, điều trị, tránh lây nhiễm cho các con khác trong đàn.

- Phác đồ điều trị bệnh gà Cáy Củm:

Thuốc sử dụng Phác đồ 1 Phác đồ 2

Kháng sinh Vinacoc.ABC, 2g/lit Ampi-coli, 1g/lit

Điện giải Vitamin C, B.complex Gluco-k-c

2.3.4.2. Phương pháp b trí thí nghim

-Chọn gà con khỏe mạnh, lông bóng, khô, mắt sáng, mỏ, chân bóng… tiến hành thí nghiệm để theo dõi khả năng sinh trưởng của gà Cáy Củm nuôi tại cơ sở.

-Bố trí thí nghiệm:

Số lượng gà Cáy Củm đang có số lượng rất ít, do đó chúng tôi bố trí thí nghiệm theo phân lô so sánh giữa Thí nghiệm lần 1 (mùa thu) và Thí nghiệm lần 2 (mùa đông) và mỗi thí nghiệm được lặp lại. Gà đưa vào thí nghiệm từ 01 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi.

Diễn giải Đơn vị Lô TN lần 1 Lô TN lần 2

Số lượng con 40 40

Giống gà Cáy Củm

Thời gian nuôi Ngày 01 NT - 08 TT

Mùa Thu

01 NT - 08 TT

Mùa Đông

Phương thức nuôi Úm giai đoạn 0 - 4TT sau đó thả tự do

Thức ăn TAHH + Cám ngô, cám gạo

2.3.4.3. Phương pháp xác định các ch tiêu

- Phương pháp cân: gà Cáy Củm được cân đảm bảo cùng một loại cân, cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ thức ăn, nước uống,…và được cân vào buổi sáng trước khi cho gà thí nghiệm ăn. Khối lượng gà được cân theo tuần tuổi để đánh giá được sinh trưởng của gà.

- Sinh trưởng tích lũy: cân khối lượng gà qua các giai đoạn:

01 ngày tuổi, sau 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tuần tuổi. Cân vào buổi sáng khi chưa cho ăn, cùng một chiếc cân và người cân.

- Sinh trưởng tuyệt đối :

Cân gà ở giai đoạn bắt đầu thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm. tính theo công thức: 1 2 1 2 t t P P A − − = Trong đó:

A: Là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: Là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t1 (g) P2: Là khối lượng tích luỹ được tại thời điểm t2 (g)

- Sinh trưởng tương đối (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100 2 / ) ( (%) 1 2 1 2 × + − = P P P P R Trong đó:

R: Là sinh trưởng tương đối (%) P1 : Là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2 : Là khối lượng cân cuối kỳ (kg)

- Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh và tính tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ điều trị khỏi: + Tỷ lệ mắc bệnh (%)

Tỷ lệ mắc bệnh(%)= Số con mắc bệnh x100 Số con theo dõi

+ Tỷ lệ điều trị khỏi:

Tỷ lệ khỏi (%) = ∑ số con khỏi bệnh x 100 ∑ số con điều trị

- Trong thời gian nuôi thí nghiệm, theo dõi số lượng chết và tính tỷ lệ chết theo công thức:

Tỷ lệ chết (%) = ∑ số con chết x 100 ∑ số gà nuôi

2.3.4.4 . Phương pháp x lý s liu

Số liệu thu được được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học của Nguyễn Văn Thiện (1997), minitab 14 và Exell 2007.Các tham số chính là:

- Giá trị trung bình (X ) n X n X X X X X X = 1+ 2+ 3+ 4+...+ n = ∑

- Sai số của số trung bình:

1 − ± = n S m X X - Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2 2 − − = ∑ ∑ n n Xi Xi SX - Hệ số biến dị (Cv %) = x100 X Sx

n X X X X1, 2, 3... : Giá trị mẫu ∑X: Tổng số các mẫu

n: Dung lượng mẫu

x

m : Sai số của số trung bình

x

Một phần của tài liệu Xây dựng quy trình phòng trị bệnh và ch ăm sóc, nuôi dưỡng cho gà Cáy Củm giai đoạn 1 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi tại Thái Nguyên (Trang 34)