1.1. Trắc nghiệm theo chuẩn
- M ục đích: nhàm so sánh kết quả của mỗi cá nhân với kết quả của các cá nhân khác cùng dự thi m ột bài trắc nghiệm, khi xây dựng trắc nghiệm thì vấn đề cần lưu ý là các câu hỏi của bài trắc nghiệm được tuyển chọn dựa trên cơ sở khả năng phân biệt được các thí sinh.
- N hững bài trắc nghiệm theo chuẩn có nội dung rộng và khái quát, nhóm chuẩn là một nhóm đại diện cho nhóm người thuộc phạm vi rộng như một vùng, m ột tinh hay một nước.
Các điểm số của bài ừắc nghiệm cần trải rộng để phân biệt được m ức độ khác nhau của mỗi cá nhân, độ tin cậy của bài trác nghiệm này là cao, khi phân tích
* hỏi vấn đề cần quan tâm là độ giá trị nội dung và độ phân biệt của câu hỏi.
Ị 2 Trắc nghiêm theo tiêu chi
Theo W.James Popham: "trắc nghiệm theo tiêu chí là trắc nghiệm được xây (J nhằm cho phép giải thích thành tích của người được khảo sát liên quan đến
' t tâp hợp các khả năng đã được xác định rõ ràng".
ívluc đích: xác định kả năng hay két quả của mỗi cá nhân đối với một tiêu chí quả đã định nào đó, trắc nghiệm theo tiêu chí không nhất thiết pải biết khả năng ùa mỗi cá nhân so với những cá nhân khác.
. Sừ dụng để đánh giá kết quả học tập một môn học, một chương trình huấn luyện nào đó, phải xem xét điểm của bài trắc nghiệm đã đủ tiêu chuẩn về thành tích học tập hay chưa.
- Loại trắc nghiệm này đòi hỏi giáo viên phải phân tích các m ục tiêu giảng dạy và nội dung bài trắc nghiệm .K hi phân tích câu hỏi, yếu tố cần quan tâm tới là độ giá
trị nội dung, mục đích sử dụng kết quả trắc Iighiệm ở mỗi loại là khác nhau. 2. P h ân tích câu trắ c nghiệm
2.1ế Độ phân biệt (DI)
- Câu trắc nghiệm có khả năng phân biệt được người học giỏi và người học kém theo mục đích đề ra.
- Độ phân biệt thể hiện: số người trà lời đúng (nhóm người đạt điểm cao) nhiều hơn số người trả lời không đúng (nhóm người đạt điểm thấp) theo tiêu chí của bài trắc nghiệm.
- Công thức tính độ phân biệt (cách 1) là :
Cách 1: Số HS trả lời đúng của nhóm cao Số HS trả lời đúng ờ nhóm thao Tổng số HS nhóm cao Tổng số HS nhóm thấp - Nhóm cao: gồm những người đạt điểm cao ờ toàn bài trắc nghiệm.
- Nhóm thấp: gồm những người đạt điểm thấp ờ toàn bài trắc nghiệm. D I : Chỉ số độ phân biệt
C ách 2: ĐPB = (Nc - N t) : n
N c: số người trả lời đúng của nhóm cao (gồm những người đạt điểm cao ỡ toàn bài trắc nghiệm, tính từ trên xuống, chiếm 27% tổng số người tham gia làm bài trắc nghiệm - con số mặc định đã được các nhà toán học nghiên cứu và chỉ dẫn)
N t: số người trả lòi đúng của nhóm thấp (gồm những người đạt điểm thấp ờ toàn bài ứắc nghiệm, tính từ dưới lên, chiếm 27% tổng sổ người tham gia làm bài ừ ắc nghiệm)
n: số người của mỗi nhóm (nhóm cao và nhóm thấp có số người như nhau). - Đánh giá câu frac nghiệm:
Nếu D > 0,4: rất tốt Nếu 0,3 < D < 0,39: tốt
N ếu 0,2 < D < 0,29: bình thường, cần hoàn chỉnh N ếu D < 0,19: kém, phải loại bỏ
Ví dụ
M ột câu trắc nghiệm NLC có thông số như sau: Phương án A B C * D
Nhóm cao 2 1 8 0 Nhóm thấp 3 2 4 2
(C* là phương án đủng, lớp học có 40 học sinh) Ta có: D = (8 - 4) : 11 = 0,3636
Vậy D = 36,36%
Kết luận: câu này có độ phân biệt tôt.
2.2. Đ ộ khó cùa câu trắc nghiệm
- Độ khó của câu frac nghiệm căn cứ vào số người trả lời đúng câu hỏi ấy. Cách tính độ khó:
p¡ = (Số HS làm đúng câu i)/(Tổng số HS tham gia làm TN) Hoặc:
p = (nhóm cao + nhóm thấp) : 2n n: số người của mỗi nhóm - Đ ộ khó thay đổi tò 0 đến 1
(quá khó) 0 < p < 1 (quá dễ) - Đ ộ khó vừa phải của câu trắc nghiệm:
Độ khó TB là: (100 +T) : 2 X 100%
Trong đó T là tỉ lệ điểm may rủi T = 100/n (n là số lựa chọn của mỗi câu). Ví dụ: câu trắc nghiệm có 4 lựa chọn
Tì lệ điểm may rủi T (kì vọng) là: T = 100/4 X 100% = 25
Độ khó trung bình:
p = (100 + 25) : 2 X 100% = 62,5
Độ khó của câu hỏi trắc nghiệm có tác dụng phân tán điểm số của nhóm học sinh làm trắc nghiệm. Phổ các điểm kiểm tra càng rộng càng tốt. Sự phân tán hoặc sự trải rộng điểm số sẽ đạt m ức thích hợp khi các câu hỏi trắc nghiệm có độ khó thích hợp và độ phân biệt cao.
2 3. Độ khó của bài trắc nghiệm
- Độ khó của bài trắc nghiệm < độ khó vừa phải: bài TN khó so với ữ ìn h độ cùa lớp.
Cách tính độ khó bài trắc nghiệm
Cách 1
Đổi chiếu điểm số TB của BTN với điểm số TB lí tường. Điểm số TB lí tường là trung bình cộng của điểm số tối đa có thể có được và điểm m ay rủi mong đợi.
Điểm may rủi mong đợi bằng số câu hỏi của bài trắc nghiệm chia cho số lựa chọn mỗi câu.
Ví dụ: một bài TN có 50 câu hỏi, 5 lựa chọn
- Điểm may rủi mong đợi: tổng số câu hòi : số phương án chọn = 50 : 5 = 10 - Điểm TB lí tưởng: (điềm tối đa + điểm may rủi) : 2 = (50 + 10) : 2 = 30 - So sánh: Nếu trung bình thực tế của bài trắc nghiệm của học sinh trên hay dưới điểm trung bình lí tường (30) quá xa thì bài trắc nghiệm ấy có thể quá dễ hoặc quá khó.
Cách 2
Đối chiếu với thang điểm (là TBC của hai đầu nút điểm số xếp thứ bậc từ điểm nhỏ đến điểm lớn nhất)
Ví dụ: M ột BTN có 80 câu hỏi - Điểm thấp nhất: 10
- Đ iểm cao nhất: 75
- Điểm trung bình của cả lớp = 42 - Trung điểm: (75 + 10) : 2 = 42,5
-> Đối chiếu: 42 và 42,5 -> độ khó vừa phải
Tóm lại: nếu điểm trung bình > trung điểm thì bài Tn quá dễ; ngược lại nếu điểm trung bình < trung điểm thì bài trăc nghiệm quá khó với người học.
3. Yêu cầu về độ giá trị và độ tin cậy của bài trắc nghiệm
3.1. Độ g iá trị
Độ giá trị là khái niệm cho biết mức độ m à một bài trắc nghiệm đo được đúng cái mà nó định đo. Độ giá trị nói đến tính hiệu quà của một bài trắc nghiệm trong việc đạt được những mục đích xác định. Khái niệm giá trị chỉ có ý nghĩa khi ta xác định rõ ta m uốn đo luờng cái gì và với nhóm người nào.
Đề bài trắc nghiệm có giá trị cao, cần phải xác định tỉ mỉ mục tiêu cần đo lường qua bài trẳc nghiệm và bám sát mục tiêu đó trong quá trình xây dựng ngân hàng câu trắc nghiệm cũng như khi tổ chức kì thi.
Có nhiều loại độ giá trị: - Độ giá trị cấu trúc - Độ giá trị nội dung - Độ giá trị tiên đoán - Độ giá trị đồng thời ’ ■■2. Dộ tin cậy
Độ tin cậy được đinh nghĩa như là mức độ chính xác, sự ôn định của phep đo. Trong khoa học thống kê có nhiều phương pháp để đo lường độ tin cậy của roột đề TNKQ tuy nhiên khi đánh giá cần chú ý đến sai số chuẩn, số thí sinh tham gia thi và đặc điểm thống kê của đề TNKQ.
3.3. Môi tương quan giữa độ giá trị và độ tin cậy
- Độ giá trị phản ánh m ức độ mà bài trắc nghiệm đo được cái mà nó định có, còn độ tin cậy phản ánh sự chính xác của phép đo.
- Độ giá trị liên quan đến mục đích của phép đo, còn độ tin cậy liên quan đên sự vững chãi của điểm số.
- Bài ứắc nghiệm có độ giá trị thì phải có độ tin cậy, song 1 bài trăc nghiệm có độ tin cậy cao chưa hẳn có độ giá trị cao.
- Phân tích bài ừấc nghiệm thuờng hay để độ tin cậy lên hàng đâu.
4. Qui trình th iết kế bài trắc nghiệm
B ước 1. X á c định mục đích, yêu cầu
M ỗi thời điểm tiến hành đánh giá có mục đích riêng. Thí dụ:
o Đ ánh giá “k h ở is ự " (Placem ent Evaluation) o Đ ánh giá theo tiến trình (Formative Evaluation) ° Đ ánh giá chẩn đoán (D iagnostic Evaluation) o Đ anh giá tổng kết (Sum m ative Evaluation)
Cân phải xác định rõ mục đích đánh giá để có được các đề kiểm tra có giá ữ ị. M ục
Đ ộ tin cậy thấp
(Ã)
G iá trị cao Độ tin cậ y ca o
(B)
Đ ộ tin cậy cao nhưng giá trị thấp
đích đánh giá là cơ sở để quyết định phương pháp hay hình thức đánh giá phù hợp.
Bước 2. Phân tích nội dung, xác định tiêu chuân, tiêu chí đánh giá
•> Những nội dung chỉ cần tái hiện hay tái nhận ❖ Những nội dung cần giải thích, cần minh hoạ
❖ Những ý tường phức tạp cần được phân tích, giải thích, áp dụng. Phân tích nội dung là cơ sở cho việc thiết lập ma trân kiến thức
Bước 3. Thiết lập ma trận hai chiều
Thiết lập ma trận hai chiều (bảng đặc trưng): gồm hai chiều, một chiều ghi tên chủ đề (nội dung), m ột chiều ghi các mức độ nhận thức cần đạt được.
Nội dung
Các mức độ đánh giá
Tổng
Nhận biêt Thông hiêu Vận dụng
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
ND1 ND2
Tông
Q ui trình thiết lập m a trận:
(1) Xác định tỉ lệ thời gian HS làm bài tự luận, TNKQ
(2) Xác định tổng số câu hỏi mỗi dạng (mỗi câu TNKQ cần khoảng tò 1,5 đến 2 phút để đọc và trà lời; mỗi câu hỏi TL cần khoảng 10 phút để suy nghĩ và trình bày lời giải).
(3) Xác định tổng số câu hỏi cho từng mục tiêu của đề
- X ác định số câu hỏi cho từng nội dung căn cứ vào mức độ quan trọng của nội dune đó tron2 chươna trình.
- X ác định số câu hỏi cho từng mức độ nhận thức, thông thường: Nhận biết 40%, Thông hiểu 35% , Vận dụng 25% trong tổng số câu hỏi phần TNKQ.
(4) X ác định số câu hòi trong từng ô của m a trận dựa trên bảng mục tiêu đã xây dựng bước trên.
(Các tỉ lệ trên có thể thay đổi nhàm thích hợp với từng m ôn học)
B ước 4. Thiết k ế câu hòi theo ma trận
- M ức độ khó và nội dung của câu hỏi được xây dựng dựa trên hệ thống mục tiêu đã xác định ở bước 2 và ma trận đã thiết kế ở bước 3.
- Vì hình thức TNKQ có nhiều dạng câu hỏi, căn cứ vào xác suất đoán mò của mỗi dạng mà ti lệ hợp lí nên là: 60% câu nhiều lưa chon: 20% câu ghép dôi: 10% £âu_điền thế vả 10% câu đủng/sai (tính theo tổng số câu TNKO~).
Bước 5. X ây dựng đáp án và biểu điểm a) B iểu điểm với hình thức TNKQ: có hai cách
- Cách 1 : Đ iểm tối đa toàn bài là 10 được chia đều cho số lượng câu hỏi toàn bài
- Cách 2: Điểm tối đa toàn bài bằng số lượng câu hỏi Y (nếu ứ ả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm). Qui về thang điểm 10 theo công thức:
X là số điểm đạt được của HS, Y là tông số điểm tối đa của đề.
b) Biêu điêm với hình thức kết hợp cà tự luận và TNKQ
Điem tôi đa toàn bài là 10. Sự phân phối điểm cho từng phần (trắc nghiệm khach quan, tự luận) tuân theo nguyên tắc:
+ Ti lệ thuận với thời gian dự định HS hoàn thành từng phần (được xây dựng khi thiết kế ma trận)
+ M ôi câu trăc nghiệm khách quan nếu trả lời đúng đều có số điểm như nhau.
Ví dụ: N êu ma trận thiết kế dành 60% thời gian cho tự luận, 40% thời gian cho trăc nghiêm khách quan thì điểm tối đa cho các câu hỏi tự luận là 6, các câu trăc nghiệm khách quan là 4. Và giả sử có 16 câu trắc nghiệm khách quan thì moi câu trà lờ i đ ú n g được 0.25 điểm.
B ước 6. D uyệt lại đề kiểm tra
C ần có sự góp ý của các chuyên gia về môn học để hoàn thiện câu trắc nghiệm.
- M ục đích: góp ý nhàm phát hiện ra những câu chưa đảm bảo yêu cầu về m ặt kiến thức; xem xét sự chính xác của thuật ngữ, của các mệnh đề của các câu.
Bước 7. Tiến hành kiểm tra.
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập
1. Phân tích các cách tiếp cận để xây dựng một trắc nghiệm. Hãy lấy ví dụ về mục đích của m ột bài trắc nghiệm mà em cho là chúng làm theo cách tiếp cận theo chuân hoặc theo tiếp cận tiêu chí
2. Tại sao khi thiết kế một bài trắc nghiệm cần phải lập bàng ma trận kiến thức? Khi xác định trọng số cho bảng ma trận kiến thức cần căn cứ vào những cơ sở nào?
3. Thế nào là độ khó và độ phân biệt của một câu trắc nghiệm ? Nêu cách tính độ khó và độ phân biệt thông dụng nhất của một câu trấc nghiêm.
4. Bản chất của độ giá trị và độ tin cậy của bài trắc nghiệm. M ối quan hệ giữa độ giá trị và độ tin cậy.
5. Xây dựng một bảng đặc trưng cho bài trắc nghiệm kết quả học tập định kì một môn học nào đó.
6. M ột câu trắc nghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn (nằm trong bài trắc nghiệm theo chuẩn) sau khi thử nghiệm đã thu được thông số sau:
Phương án A B c * D N hóm cao 12 0 20 8 N hóm thấp 18 0 12 10 (C* là phương án đúng)
Hãy phân tích các chi số của câu trắc nghiệm này và rút ra kết luận cần thiết. 7. M ột câu trắc nghiệm khách quan loại nhiều lựa chọn (nằm trong bài trắc nghiệm theo tiêu chí) sau khi thử nghiệm đã thu được thông số như sau:
Phương án A B* c D N hóm cao 18 15 6 1 N hóm thấp 20 10 8 2 (B* là phương án đúng)
Hãy phân tích các chì số của câu trắc nghiệm này và rút ra kết luận cần thiết. 8. Hãy tính độ tin cậy của một bài trắc nghiệm. Cho biết bài trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi, giá trị trung bình của bài trắc nghiệm là 30, độ lệch chuẩn là 60.
9. M ột bài trắc nghiệm bao gồm 50 câu trắc nghiệm khách quan loại câu có 4 lựa chọn, giá trị trung bình của bài trắc nghiệm là 36.
- Hãy tính độ khó của bài trấc nghiệm.
- N hận xét chỉ số về độ khó của bài trắc nghiệm.
10. D ựa trên Chương trình và Phân p h ố i Chương trình, hãy thiết kế số lượng và xác định tỉ lệ các KT - KN cần kiếm tra và đánh giá từng m ôn học theo định kì cho 1 lớp ờ tiểu học.
11. Thiết kế m ột bộ đề TNKQ theo SOLO cho 2 môn Toán và Tiếng Việt kì Kiểm tra - Đánh giá cuối năm hai lớp 3 và 5.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Phó Đức Hoà, Th.s. Chu Thị Hằng, Th.s. N guyễn Huyền Trang (2008). L í thuyết trắc nghiệm khách quan và thiết kế bài tập trắc nghiệm ở tiểu học.
NXB Qiáo (Jục, H à Nội.
2. Trần Thị Tuyết Oanh (2009). Đánh giá và đo lường kết quả học tập. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
3- GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp. Đo lường và đánh giá kết quà học tập trong nhà trường
4. PGS.TS. Phó Đức H oà (2008). Đánh giả trong giáo dục tiếu học. NXB Đại học Sư phạm