Tình trạng tham nhũng, sưu cao thuế nặng diễn ra tràn lan, khó kiểm soát

Một phần của tài liệu Đề tài: Chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc (1888 – 1945) (Trang 27)

Tình trạng tham nhũng, sưu cao thuế nặng trong khi khủng hoảng tài chính liên tiếp xảy ra là những vấn đề chính quyền thành phố luôn phải đương đầu nhưng không có cách nào giải quyết được.

Chính bởi những dự án có phần quá lớn lao ở thuộc địa mà chính quyền thực dân cố tình phô trương nhằm thể hiện sức mạnh vượt trội của chính quốc như xây dựng nhà hát lớn Hà Nội, Tòa thị chính, Phủ Thống sứ, Dinh Toàn quyền…và hệ thống đường xá đã làm cho thành phố luôn trong tình trạng thiếu kinh phí, Hội đồng thành phố phải đi vay tiền, nợ nần chồng chất. Không còn con đường nào khác, thành phố liên tiếp gia tăng các loại thuế để bù đắp những khoản chi to lớn của mình. Tình trạng sưu cao thuế nặng làm đời sống của người dân, nhất là người dân nghèo trở nên tù túng hơn. Trong các cơ quan công quyền tình trạng tham nhũng ngày càng phổ biến hơn, khó khiểm soát được. “Chúng ta có thể kể ra đây hàng loạt âm mưu, thủ đoạn của xax hội Pháp thu nhỏ ở Hà Nội, nơi người ta thù ghét lẫn nhau nhưng lại biết đoàn kết với nhau để ỉm đi nhiều vụ việc khi có lợi cho họ…hàng nghìn thủ đoạn nhằm phân chia lại các khu vực nộp thuế, không công bố tăng giá hay chiếm dụng đất đai. Những vụ việc này đều được ghi lại trong tập san của Tòa thị chính, trong các tài liệu lưu trữ, thư từ và biên bản của Hội đồng thành phố”

Tiểu kết

Trong quá trình hoạt động của mình (1888 – 1945), chính quyền thành phố Hà Nội đã thực hiện được nhiều chính sách tiến bộ, thúc đẩy thành phố phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều hạn chế trong quản lý chính quyền.

Những thành tựu to lớn mà thành phố đã thực hiện được, thứ nhất là quy hoạch và xây dựng lại thành phố theo hướng văn minh, hiện đại. Cấu trúc thành phố có sự chuyển biến to lớn từ một đô thị phong kiến lấy “thành” là yếu tố chính, “thị” là phần phát triển gắn chặt với “thành” thì nay thành phố được cấu trúc là một đô thị tổng hợp, trong đó phát triển hài hòa về mọi mặt của xã hội, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, lịch sử… trong đó đời sống dân cư được đảm bảo từ nơi ở, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí và phương tiện giao thông công cộng. Giao thông thành phố được đặc biệt quan tâm đầu tư, không chỉ phát triển hệ thống giao thông nội đô phục vụ sinh hoạt của thị dân mà thành phố trú trọng phát triển hệ thống giao thông liên tỉnh, khu vực làm nền tảng cho kinh tế phát triển.

Thứ hai, chính quyền thành phố đã đảm nhiệm tốt chức năng quản lý và phát triển dân cư. Thành phố đã xây dựng lên một hệ thống cấu trúc hành chính, hướng dẫn hoạt động của các ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống đô thị liên quan đến hành chính của thành phố. Thành phố cũng đã có những chính sách tích cực để thu hút dân cư, đảm bảo những điều kiện sống cơ bản cho cư dân thành phố như điện, nước, giao thông đô thị… Thành phố đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy

công thương nghiệp phát triển… Nhờ đó, các hoạt động trong thành phố diễn ra an toàn, luôn chịu sự quản lý giám sát của thành phố.

Tuy nhiên, hoạt động của thành phố cũng có nhiều hạn chế. Đó là sự bất bình đẳng giữa các cộng đồng dân cư, một bên là số ít người Pháp, người giàu có luôn nhận được nhiều lợi ích nhất từ các dịch vụ công của thành phố với một bên là đa phần người nghèo, chủ yếu là người An nam phải sống trong những điều kiện sinh hoạt cực kì tồi tệ. Bên cạnh đó, tình trạng tham nhũng diễn ra tràn lan, thành phố không có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này. Sưu cao thuế nặng làm đời sống của người dân, đặc biệt là những người dân nghèo vốn đã rất khổ sở lại càng bị nghèo đói hơn.

Hoạt động của chính quyền thành phố có đặc điểm là: thành phố thực hiện việc quản lý hành chính bằng các văn bản nghị định, nghị quyết do Đốc lý kí, trên cơ sở được Hội đồng thành phố thảo luận và nhất trí thông qua, Tòa đốc lý là cơ quan thực hiện. Tuy nhiên, thành phố cũng chịu sự chi phối can thiệp mạnh mẽ từ chính quyền trung ương.

KẾT LUẬN

Trong suốt hơn 80 xâm lược và thống trị Việt Nam, Pháp cũng đã du nhập sang Việt Nam một số hình thức mới về quản lý cũng như phương thức sản xuất của các nước Tư Bản chủ nghĩa. Trong đó, mô hình tổ chức quản lý hành chính tại thành phố Hà Nội và các thành phố lớn khác của Việt Nam như Hải Phòng, Sài Gòn được xem là một mô hình tổ chức chính quyền đô thị có nhiều điều mới mẻ và tiến bộ hơn so với tổ chức chính quyền đô thị Việt Nam dưới thời phong kiến.

1. Chính quyền thành phố Hà Nội là mô hình tổ chức một cấp chính quyền gồm: Hội đồng thành phố, Đốc lý và Tòa đốc lý. Trong đó, Đốc lý đóng vai trò quan trọng nhất, là người quyết định mọi vấn đề về quản lý cũng như các công việc về xây dựng và phát triển thành phố. Hội đồng thành phố là cơ quan dân biểu, có nhiệm vụ thảo luận và đưa ra biểu quyết các vấn đề của thành phố, để giúp Đốc lý “hoạch định những công việc có tính chất chiến lược của thành phố, định hướng phát triển thành phố và quản lý thành phố về mọi mặt”. Tòa Đốc lý là cơ quan thực hiện nhiệm vụ do Đốc lý giao phó. Ở cấp cơ sở, Hộ trưởng và Phố trưởng có nhiệm vụ “theo dõi và giám sát” các hoạt động trong dân cư để trình báo lên Đốc lý mọi hoạt động diễn ra trong cộng đồng dân cư mình quản lý.

2. Mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc có những đặc trưng cơ bản sau: Thứ nhất, chínhquyền thành phố Hà Nội được tổ chức theo mô hình một cấp chính quyền hoàn chỉnh và hai cấp chính quyền không hoàn chỉnh. Thứ hai, trong bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội, Đốc lý là người đứng đầu và có vai trò quan trọng nhất, quyết định mọi vấn đề của thành phố thông qua việc ban hành các nghị định, nghị quyết. Thứ ba, trong hệ thống chính quyền Hà Nội, Phố trưởng-“Người quản lý và kết nối chính quyền ở cấp cơ sở”. Thứ tư, tổ chức bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc có sự kết hợp hài hòa giữ yếu tố văn hóa phương Đông và phương Tây.

3. Mô hình tổ chức và quản lý hành chính của thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc đã tạo ra cơ sở cho sự ra đời một thành phố thuộc địa, nơi mà các yếu tố phương Đông và phương Tây, yếu tố bản địa và ngoại lai được đan xen và dung hòa một cách mạnh mẽ. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình, bộ máy hành chính thành phố Hà Nội đã đảm nhận được vai trò quản lý và phát triển thành phố ngày càng lớn mạnh hơn.

4. Mô hình đó cũng tạo ra những hiệu quả căn bản trong phương thức quản lý đối với một xã hội năng động về kinh tế, đa dạng về dân cư cũng như các thành phần giai cấp trong xã hội. Tuy

nhiên nó cũng thể hiện sự phân biệt lớn giữa người giàu và người nghèo, giữa người bản xứ và người châu Âu (Pháp) ngay trong cả tổ chức vốn được coi là của toàn dân này

5. Mô hình tổ chức quản lý đô thị này là một điều mới mẻ đối với một thành phố mang đặc tính truyền thống của một xã hội nông nghiệp. Việc triển khai, áp dụng nó trong lịch sử đã để lại một số kinh nghiệm cần thiết trong công cuộc quản lý đô thị của nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Đề tài: Chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc (1888 – 1945) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w