Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, người Pháp và người Việt ngày càng gia tăng

Một phần của tài liệu Đề tài: Chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc (1888 – 1945) (Trang 26)

tăng

Dường như bộ máy chính quyền thành phố là lãnh địa dành riêng cho người Pháp, nơi mà những vị trí chủ chốt của thành phố như Đốc lý, các phó Đốc lý chỉ người Pháp mới được nắm giữ; các ủy viên trong Hội đồng thành phố và nhân viên của các phòng ban Tòa đốc lý, người Pháp nắm ưu thế tuyệt đối. Không những thế với những quy định khắt khe về thuế đối với việc bầu cử và ứng cử thì một bộ phận không nhỏ các công dân của thành phố bị đặt ra ngoài đời sống chính trị của thành phố.

Sự bất công này được thể hiện ngay trong chính sách của thành phố. Ví dụ như chính sách về đất đai. Trước khi Pháp đến đây, 15% đất ở khu phố buôn bán và 55% đất ở ngoại vi thuộc sở hữu tập thể của cộng đồng dân cư. Ngay lập tức chính quyền thành phố đã đưa khu vực đất đai này

vào tầm ngắm của mình, giúp họ thực hiện chính sách quy hoạch đô thị và mở mang đường giao thông. Khi bị cộng đồng dân cư phản đối, họ đưa ra thỏa hiệp biến đất thuộc sở hữu tập thể thành đất thuộc sở hữu của thành phố và cho người dân thuê lại hoặc bán lại. Trung bình mỗi năm tiền bán và cho thuê đất mang lại cho thành phố khoảng 5% nguồn thu ngân sách.

Như vậy sự phân chia giữa phố tây và “phố ta” thực chất chỉ là sự phân cách giữa giàu và nghèo. Người nghèo dần bị gạt ra ngoài đời sống xã hội. Ví dụ như chính quyền thành phố đã ban hành nhiều văn bản để loạt bỏ nhà tranh ra khỏi những khu phố sang trọng bằng cách cấm không được làm nhà tranh trong phạm vi của thành phố. Những chủ nhà không có tiền xây nhà gạch sẽ phải ký vào hợp đồng “phá bỏ nhà tranh và từ bỏ quyền sở hữu đất để di dời”.

Trong một nỗ lực khác nhằm loạt bỏ người nghèo ra khỏi khu phố “tây”, chính quyền tiếp tục ban hành lệnh cấm xây dựng nhà ống. Lý do được đưa ra là vì vệ sinh. Tháng 7/1921, một ủy ban bao gồm các bác sĩ và quan chức của Tòa thị chính đã thông qua một văn bản quy định nhà xây trong khu phố “tây” phải có các phòng với thể tích từ 100m2 , ,mật độ dân cư là 25m2 /người và có sân vườn với diện tích tối thiểu là 50m2. Nhà phải xây cách hàng rào, ngăn với nhà bên cạnh ít nhất hai mét. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ được xây biệt thự trong các khu phố “tây”.

Những công trình phục vụ dân sinh như hệ thống đường xá, điện, nước sạch, thông tin liên lạc hay tàu điện chạy trong thành phố cũng chủ yếu để phục vụ những người giàu có trong xã hội. Những người nghèo hầu như không được hưởng lợi gì từ những công trình này của thành phố. Đa phần họ vẫn phải chịu sống trong những khu nhà chật chội với đầy rác thải và nước cống hôi thối, điều kiện vệ sinh rất hạn chế.

Tình trạng sưu thuế nặng nề, thường xuyên có thêm nhiều loại thuế mới cũng khiến đời sống của người dân vô cùng cực khổ, đặc biệt là tầng lớp cư dân nghèo đô thị. Họ phải sống trong những khu nhà tồi tàn, vệ sinh không đảm bảo và dịch bệnh thì thường xuyên hoành hành. Điều kiện để họ tiếp xúc với các công cụ pháp luật của thành phố khi có tranh chấp xảy ra là điều hầu như không thể có được khi mà chi phí thuê luật sư là quá đắt đỏ

Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng gia tăng. Sự phân biệt người giàu và người nghèo trong thành phố được thể hiện rõ rệt, ngay trong bộ mặt của thành phố. Thành phố được chia cắt thành khu phố “tây” nơi chủ yếu sinh sống của người Pháp và khu phố “ta” nơi sinh sống của người Việt. Nếu trong khu phố “tây” nhà cửa khang trang sạch sẽ, được chính quyền đầu tư xây dựng đường xá, giao thông đi lại, các trang thiết bị phục vụ dân sinh như điện, nước, thông tin liên lạc…thì ở khu phố “ta”, người dân chủ yếu sống trong những căn nhà tồi tàn, lụp xụp, ban đêm chí có những ánh đèn dầu leo lét, điều kiện vệ sinh cực kì bẩn thỉu…

Một phần của tài liệu Đề tài: Chính quyền thành phố Hà Nội thời Pháp thuộc (1888 – 1945) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w