Đánh giá chất lƣợng nƣớc bằng các chỉ tiêu thủy lý hóa ở cửa sông Soài Rạp

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá đánh giá chất lượng nước ở vùng cửa sông soài rạp, đồng nai (Trang 72)

3.3.1. Các yếu tố thủy lý

Kết quả phân tích các yếu tố thủy lý tại khu vực cửa sông Soài Rạp năm 2011 nhƣ sau [6]:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trong nƣớc dao động từ 27,2 – 29,20C và tƣơng ứng với nhiệt độ không khí, do đó tại các điểm nghiên cứu tại khu vực cửa sông Soài Rạp không có hiện tƣợng ô nhiễm nhiệt.

- Độ đục: có sự dao động từ 4 – 56 mg/l và không có nhiều sự chênh lệch giữa các điểm nghiên cứu. Nhìn chung, độ đục ở khu vực cửa sông Soài Rạp vẫn ở mức thấp hơn so với các khu vực nghiên cứu khác nhƣ: Cổ Chiên, Định An.

Theo kết quả phân tích các yếu tố thủy lý hóa tại khu vực cửa sông Soài Rạp từ ngày 28/08/2012 - 30/08/2012 đƣợc thu thập bởi Tiểu Dự án 06: “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam” thuộc Dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy, hải sản và quy hoạch các khu bảo tồn biển Việt Nam”, đƣợc thể hiện ở Bảng 9.

66

Bảng 9. Các chỉ tiêu thủy lý hóa ở cửa sông Soài Rạp 8/2012

Điểm thu mẫu Thông số pH Độ đục (mg/l) DO (mg/l) COD (mg/l) Nhiệt độ (oC) Độ sâu (m) Độ mặn () NO3- (mg/l) PO43- (mg/l) NH4+ (mg/l) 1 8,00 4,0 2,00 28,8 29,5 12,0 9,0 5 0,50 1,00 2 7,80 4,0 2,09 24,3 29,6 10,8 11,0 6 0,50 1,20 3 7,80 5,0 2,25 21,6 28,2 9,2 14,0 5 0,50 1,00 4 7,90 1,5 2,20 19,8 29,7 9,6 8,0 5 0,40 1,50 5 8,10 32 2,30 24,7 29,0 4,1 24,0 6 0,50 1,50 6 8,05 1,0 2,28 23,5 29,2 10,6 10,0 5 0,50 1,50 7 7,60 10 2,40 28,6 28,2 5,7 15,0 4 0,50 1,70 8 7,6 6,0 2,10 23,0 28,3 5,2 15,0 5 0,50 1,50 9 7,8 2,0 2,34 24,1 28,3 7,7 20,0 5 0,30 1,20 10 8,0 4,0 2,20 29,0 29,0 6,1 22,0 7 0,20 1,50 11 8,0 4,0 2,30 27,6 28,5 10,4 18,0 4 0,50 1,00 Từ Bảng 9, chúng tôi có nhận xét nhƣ sau:

- Nhiệt độ: So với năm 2011, nhiệt độ nƣớc tại các điểm thu mẫu đã có sự tăng lên, nhƣng không đáng kể. Nhiệt độ nƣớc dao động từ 28,30C – 29,70C; đây vẫn là ngƣỡng nhiệt thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của nhiều loài cá.

67

- Độ đục: có sự dao động từ 4 – 32 mg/l và ở một số điểm nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn. Nhìn chung, độ đục tại KVNC vẫn phù hợp với sự sinh trƣởng và phát triển của nhiều loài cá.

3.3.2. Các yếu tố thủy hóa

Một số yếu tố thủy hóa tại khu vực cửa sông Soài Rạp trong năm 2011 đã đƣợc phân tích cho kết quả nhƣ sau [6]:

- Độ pH tại các điểm nghiên cứu khá chênh lệch nhau và tƣơng đối thấp dao động từ 4,68 đến 7,32, so với QCVN 08:2008/BTNMT thì tại nhiều điểm nghiên cứu độ pH đạt mức axit và không phù hợp với quy chuẩn cho phép.

- Độ muối : dao động từ 2 - 16 ‰.

- Cu: dao động từ 0,017 đến 0,073 mg /l nằm trong giới hạn cho phép A1 theo QCVN 08:2008/BTNMT.

- Pb: hàm lƣợng Pb trong nƣớc dao động từ 0,001 đến 0,006 mg/l, tại một số điểm nghiên cứu hàm lƣợng Pb trong nƣớc thấp không phát hiện thấy.

- As: dao động từ 0,005 đến 0,073 mg/l và vẫn đạt giá trị cho phép QCVN 08:2008/BTNMT.

- Hàm lƣợng Cd và Hg hầu nhƣ không thấy ở các địa điểm nghiên cứu.

- Hàm lƣợng NH4+ (tính theo N): dao động từ 0,5 – 1 mg/l. Chỉ tiêu này nằm trong giới hạn cho phép B1 đến B2 theo QCVN 08:2008/BTNMT.

- Hàm lƣợng NO3- (tính theo N): dao động từ 0,8 – 2,2 mg/l và vẫn nằm trong giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT.

- Hàm lƣợng PO43-: dao động từ 0,15 – 0,8 mg/l, nhƣ vậy với sự dao động này, một số địa điểm nghiên cứu đã vƣợt quá giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT.

- Hàm lƣợng Photpho tổng số dao động từ 0,027 đến 0,314 mg/l.

- Oxy hòa tan (DO) dao động từ 2,0 đến 2,3 nằm trong giới hạn cho phép B2; còn nhu cầu oxy hóa học (COD) dao động từ 19,8 đến 28,8 và nằm trong giới hạn cho phép từ B1 đến B2 theo QCVN 08:2008/BTNMT.

68

Theo kết quả phân tích các yếu tố thủy lý hóa tại khu vực cửa sông Soài Rạp từ ngày 28/08/2012 - 30/08/2012 đƣợc thu thập bởi Tiểu Dự án 06: “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam” thuộc Dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy, hải sản và quy hoạch các khu bảo tồn biển Việt Nam”, đƣợc thể hiện ở Bảng 10.

Bảng 10. Hàm lƣợng kim loại nặng trong nƣớc của cửa sông Soài Rạp 8/2012

Điểm thu mẫu Cu (mg/l) Zn (mg/l) As (mg/l) Cd (mg/l) Pb (mg/l)

SR 1 0,00653 0,07652 0,00149 0,00014 0,00183 SR 2 0,00607 0,08883 0,00241 0,00016 0,00211 SR 3 0,00725 0,12970 0,00201 0,00026 0,00111 SR 4 0,00865 0,07379 0,00179 0,00030 0,00110 SR 5 0,00871 0,09783 0,00174 0,00029 0,00107 SR 6 0,00781 0,05401 0,00275 0,00028 0,00062 Từ kết quả Bảng 9 và Bảng 10, chúng tôi có nhận xét:

- Độ pH tại các điểm thu mẫu chênh lệch nhau không đáng kể, dao động từ 7,6 – 8,05 và nằm trong giới hạn cho phép A1 theo QCVN 08:2008/BTNMT.

- Nồng độ muối dao động khá lớn giữa các điểm thu mẫu từ 8 ‰ đến 24 ‰. - Oxy hòa tan (DO) dao động từ 2,0 đến 2,40 mg/l vẫn nằm trong giới hạn cho phép B2 theo QCVN 08:2008/BTNMT.

- Nhu cầu oxy hóa học (COD) không có sự dao động nhiều giữa các điểm thu mẫu từ 19,8 đến 29 mg/l đạt giá trị từ A2 đến B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT.

- Hàm lƣợng NO3- (tính theo N): dao động từ 5 đến 7 mg/l, đạt giá trị từ A2 đến B1 theo QCVN 08:2008/BTNMT.

- Hàm lƣợng NH4+(tính theo N): dao động từ 1,00 đến 1,7. Chỉ có mẫu 1, 3 và 11 là đạt giá trị B2, còn các mẫu còn lại đều vƣợt quá giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT.

69

- Hàm lƣợng PO43-: dao động từ 0,2 đến 0,5 mg/l, vẫn nằm trong giới hạn A2 đến B2 theo QCVN 08:2008/BTNMT.

- Hầu hết các kim loại nặng nhƣ: Cu, Pb, Zn, Cd, As đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT.

Qua kết quả các chỉ tiêu thủy lý hóa trên, có thể thấy rằng chất lƣợng nƣớc ở cửa sông Soài Rạp ở mức độ tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, cần chú ý tới hàm lƣợng PO43- và hàm lƣợng NH4+ ở mức độ ngoài giới hạn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT ở một số địa điểm nghiên cứu. Điều này chứng tỏ chất lƣợng nƣớc ở KVNC có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ.

Một phần của tài liệu Đa dạng sinh học cá và sử dụng chỉ số tổ hợp sinh học cá đánh giá chất lượng nước ở vùng cửa sông soài rạp, đồng nai (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)