15 Giả chắn lùi về giữa sân phòng thủ
3.2.3.2. Tiến hành thực nghịêm
Các bài tập được lựa chọn áp dụng cho các nữ VĐV bóng chuyền bãi biển thành phố Hải Phòng (nhóm thực nghiệm) được trình bày tại bảng 3.5 tức là trong suốt 3 tháng với chế độ 1 tuần 3 buổi, trong thời gian tập các bài tập là 50-60’ phân bố vào thứ 3, 5, 7. Thời gian còn lại của buổi tập và các buổi thứ 3, 5, 7 vẫn tập bình thường theo giáo án của cơ sở. Còn các VĐV thuộc nhóm đối chứng vẫn tập luyện theo chương trình huấn luyện cũ.
Các bài tập áp dụng huấn luyện cho các nữ vận động viên bóng chuyền bãi biển được tiến hành như sau:
Nhóm bài tập phát triển sức bền bật nhảy:
Bài tập 1: Bật nhảy lên bục cao 60cm.
- Dụng cụ: Bục, bàn cao 60cm
- Hình thức tập: Người tập đứng cách bục gỗ cao 50-60cm, bật nhảy bằng 2 chân lên bục sau đó bật xuống. liên tục thực hiện lặp lại.
-Yêu cầu: Thực hiện liên tục không nghỉ giữa các lần bật, thời gian thực hiện 1 lần lặp lại (1 tổ) 1 phút thời gian nghỉ giữa các tổ 1- 4 phút, số lần lặp lại 4- 6 tổ.
Bài tập 2: Gánh tạ bật nhảy
- Dụng cụ: Tạ gánh( đòn), trọng lượng tạ 30-40kg.
- Hình thức tập: VĐV đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, gánh tạ trên vai. Sau đó trùng gối hạ thấp trọng tâm ở tư thế nửa ngồi rồi bật mạnh lên. Liên tục thực hiện lặp lại bài tập như vậy.
- Yêu cầu: thực hiện liên tục không nghỉ giữa các lần bật, số lần bật trong 1 tổ từ 40-50 lần, thời gian nghỉ giữa các tổ 2-4 phút, số lượng tổ từ 5-8 tổ.
Bài tập 3: Gánh tạ trên vai đứng lên ngồi xuống.
- Dụng cụ: Tạ gánh( đòn), trọng lượng tạ= 70% trọng luợng cơ thể.
- Hình thức tập: VĐV đứng thẳng 2 chân rộng bằng vai, gánh tạ trên vai, VĐV thực hiện ngồi xuống ở tư thế nửa ngồi sau đó đứng lên, tiếp tục thực hiện lặp lại.
- Yêu cầu: Thực hiện liên tục không nghỉ giưa các lần lặp lại, số lần thực hiện trong 1 tổ từ 25-30 lần, thời gian giữa các tổ từ 2-4 phút, số lượng tổ thừ 4- 6 tổ.
Bài tập 4: Đập bóng liên tục theo phương lấy đà ở vị trí sô 4 hoặc số 2.
Dụng cụ : Sân bãi, bóng, lưới,……….đạt tiêu chuẩn.
- Hình thức tập: Người phục vụ tung bóng đến cho người chuyền 2 đứng ở vị trí số 3. Người chuyền 2 chuyền bóng hoặc đệm bóng cao tới vị trí số 4, tầm bóng cao 1-1,5m so với mép lưới. Người thực hiện lấy đà tấn công ở vị trí số 4 bật nhảy đập bóng theo phương lấy đà. Khi chân vừa chạm đất lùi nhanh về vị trí xuất phát thực hiện lặp lại.
- Yêu cầu:
- Tập 3-4 tổ, mỗi tổ 30-40 lần/ 1người. - Thời gian nghỉ giữa các tổ từ 3- 4 phút.
Bài tập 5: Bật cóc
-Hình thức tập: Xuất phát từ vạch biên ngang sân, VĐV bật cóc đên phía cuối vạch biên ngang bên sân bên kia. Sau đó tiép tục bật quay lại.
- Mỗi tổ: 4 lần - Số lần lặp lại 3 tổ
- Thời gian nghỉ: 2-3 phút
Bài tập 6: Gánh tạ bật nhảy đổi chân.
- Dụng cụ : Tạ gánh (đòn), trọng lượng 30-35kg
- Hình thức tập: VĐV đứng thảng, chân trước chân sau, khoảng cách 2 chân rộng bằng vai. Sau đó trùng gối hạ thấp trọng tâm bật nhảy đổi chân. Liên tục thực hiện lặp lại bài tập như vậy.
- Mỗi tổ 40-50 lần. - Số lần lặp lại 4-6 tổ
- Thời gian nghỉ giữa các tổ 2-4 phút.
Bài tập 7. Bật nhảy với bóng treo.
- Cách thực hiện : Treo 2 quả bóng cách nhau 2m, cao cách đầu 100cm. Người thực hiện di chuyển bật nhảy chạm tay vào bóng.
- Mỗi tổ thực hiện bật nhảy thời gian 30’ (16 lần bật nhảy) - Số lần lặp lại 3-5 tổ
* Nhóm bài tập phát triển sức bền tốc độ.
Bài tập 1: Chạy 3000m.
- Hình thức tập: Cho VĐV chạy quanh sân vận động với 3000m và với thời gian trung bình 15-16’
- Thực hiện mỗi tổ 1 lần, thường vào cuối buổi tập.
Bài tập 2: Chạy 400m.
- Hình thức tập: Cho VĐV chạy 1 vòng quanh sân vân động, với thời gian 85-100s.
- Mỗi tổ: 2 lần. - Số lần lặp lại: 3 tổ. - Thời gian nghỉ: 3-5’.
Bài tập 3: Chạy zich zắc 8-4-8-4-8.
- Hình thức tập: Trên mỗi nửa sân kẻ đường thẳng sao cho chia mỗi sân thành 2 nửa bằng nhau (4m-4m). VĐV xuất phát từ vạch biên ngang sân A chạy lên vạch giữa sân quay lại vạch 4m, sau đó chạy sang vạch 4m sân B, quay lại vạch giữa sân, kết thúc chạy về vạch biên ngang cuối sân B.
- Mỗi tổ: 4lần - Số lần lặp lại: 3 tổ. 8m - Thời gian nghỉ:3- 4’ 16m
Bài tập 4: Chạy 9 điểm.
- Dụng cụ: 9 quả bóng nhồi (Bóng chuyền)
- Hình thức tập: Tập trong phạm vi nửa sân( sân A hoặc sân B). Trên mỗi đường biên dọc, đặt 3 quả bóng nhồi sao cho chúng cách đều nhau. 2 quả ở góc sân và 1 quả ở giữa trung điểm mỗi đường biên dọc. Trên đường biên ngang và vạch giữa sân đặt mỗi bên 1 quả bóng vào giữa sao cho cách đêu vị trí 2 quả bóng ở góc sân. 1 quả đặt vào vị trí trung tâm giữa sân.
- VĐV xuất phát từ vị trí quả bóng ở trung điểm đường biên ngang, chạy lên quả bóng ở giữu trung tâm sân, chạy đến quả bóng ở góc sân, chạy quay lại quả bóng ở giữ trung tâm sân, và tiếp tục chạy đến quả bóng ở trung điển đường biên dọc. Cứ thế tiếp tục chạy cho đến khi chạm tay vào quả bóng ở vị trí trung điểm đường biên ngang ( lúc xuất phát). Chạy theo chiều ngược kim đồng hồ.
- Mỗi tổ: 2 lần.
- Số lần lặp lại: 3 tổ. - Thời gian nghỉ: 3-5’.
xp
Bài tập 5: Phòng thủ lăn ngã cứu bóng trong phạm vi nửa sân
-Hình thức tập: Giáo viên đứng vị trí số 3. VĐV đứng ở giữa sân tư thế phòng thủ.
Giáo viên sẽ tung bóng ở các vị trí khác nhau quả ngắn hoặc dài cho VĐV phòng thủ lăn ngã cứu bóng trong phạm vi nữa sân.
- Mỗi tổ 20 quả.
- Thời gian nghỉ: 4-5’.
Bài tập 6. Phòng thủ, kết hợp chuyền 2, gõ bóng.
- Hình thức tập: 2 VĐV tự tập cho nhau. VĐV A đứng vị trí số 4 hoặc số 2. VĐV B đứng vị trí số 5 hoặc số 1. VĐV A( Vị trí số 4) gõ bóng cho VĐV B (vị trí số 5). VĐV B phòng thủ bóng lên vị trí VĐV A, VĐV A đệm bóng vào vị trí số 3, VĐV B sau khi phòng thủ nhanh chóng di chuyển lên vị trí số 3 thực hiên quả đệm bóng, chuyền 2 cho VĐV A. Và VĐV B tiếp tục di chuyển về vị trí số 5 thực hiên phòng thủ như lúc đầu.
- Mỗi tổ 20 quả
- Số lần lặp lại: 2-3 tổ. Thời gian nghỉ: 2-4’. Bài tập 7: Giả chắn, lùi về giữa sân phòng thủ.
- Hình thức tập: 2 VĐV tự tập. VĐV A đứng vị trí số 4 gần lưới, lòng bàn tay nâng 1 quả bóng để ở phía trước ngang hông, VĐV B đứng chân trước chân sau, 1 tay chạm vào bóng, mặt hướng lưới, sau đó thực hiện bước lùi trong bóng chuyền bãi biển về vì trí số 5, thực hiện phòng thủ quả bóng ngắn hoặc dài. VĐV A, sau khi VĐV B rời tay khỏi bóng, thực hiện tung bóng gõ bóng hoặc bỏ nhỏ quả ngắn hoặc dài cho VĐV B phòng thủ.
- Mỗi tổ: 25 quả - Số lần lặp lại: 3-4 tổ - Thời gian nghỉ: 3-4’.
Bài tập 8: Phòng thủ kết hợp chuyền 2.
- Hình thức tập: 2 VĐV A, B đứng vị trí phòng thủ số 5 và số 1. Giáo viên đứng vị trí số 3, thực hiện gõ bóng, bỏ nhỏ cho VĐV A hoặc B phòng thủ lên vi tri gần số 3. VĐV còn lại sẽ thực hiện đệm, chuyền 2. Nếu VĐV A( vị trí số 5) phòng thủ, VĐV B di chuyển theo bóng đệm chuyền 2 về vị trí số 4, rùi nhanh
chóng lùi về vị trí số 1 thực hiên phòng thủ hoặc chuyền 2. Giáo viên sau khi thực hiện gõ bóng sẽ di chuyển về vị trí số 4 thực hiện quả gõ bóng tiếp theo.
Mỗi tổ: 20 quả. Số lần lặp lại: 3 tổ. Thời gian nghỉ: 3-4’
Kiểm tra đối tượng sau thực nghiệm.
Sau thời gian thực nghiệm 3 tháng chúng tôi tiến hành kiểm tra hiệu quả các bài tập được lựa chọn đưa vào quá trình thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7:
Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm.
Test Test1 : Chạy 9 điểm( Tínhthời gian) chân tại chỗ ( tính số lần)Test 2: Bật với bằng 2
Các chỉ số nghiệmThực Đối chiếu nghiệmThực Đối chiếu
X 22,4 22,85 47,2 48,8 W% 4,12% 2,83% 9.34% 6,12% 2 δ 0,023 0,312 ttính 6,89 3,82 tbảng 2,228 2,228 P <0,05 <0,05 Từ kết quả bảng 3.7 ta thấy. Test 1: ttính = 6.89 > tbảng = 2.228 Test 2: ttính = 3.82 > tbảng = 2.228
Như vậy sau 3 tháng tập luyện kết quả kiểm tra thu được
Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất P< 0,05. Nói cách khác các bài tập chúng tôi lựa chọn sau 3 tháng đưa vào thực nghiệm đã có tác
dụng phát triển sức bền chuyên môn cho Nữ VĐV bóng chuyền bãi biển thành phố Hải Phòng.
Để một lần nữa khẳng định hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn đối với sự phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ bóng chuyền bãi biển thành phố Hải Phòng, chúng tôi tiến hành tính nhịp độ tăng trưởng thành tích của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chiếu.
Có thể biểu thị nhịp độ tăng trưởng thành tích 2 nhóm bằng biểu đồ.
Biểu đồ 4: Nhịp độ tăng trưởng sức bền tốc độ sau 3 tháng thực nghiệm