Tiếp tục tiến hành hồi qui GDP và CPI với nhau bằng phương pháp OLS ta được kết quả trong các bảng sau.
GDP t = λ 1 + φ1CPI t + µ t + … (1)
Bảng 4.8 : Kiểm định nghiệm đơn vị cho phần dư µ (đặt µ = EC1)
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho các phần dư cho thấy các phần dư là dừng ở mức 1% và 5% và điều này một lần nữa khẳng định sự tồn tại một mối quan hệ trong dài hạn giữa GDP và CPI. Từ kết quả hồi qui cho thấy GDP và CPI là đồng liên kết với hệ số đồng liên kết là 1.02 và, đây là hệ số dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Như vậy, mối quan hệ giữa GDP và CPI, cũng là quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát, trong dài hạn là quan hệ đồng biến, đồng thời hệ số phù hợp R2 bằng 79% chứng tỏ tăng trưởng và lạm phát tác động qua lại đáng kể, cứ lạm phát tăng lên 1% thì làm tăng trưởng tang 1.02%.
Thêm vào đó, kiểm định hồi qui đồng liên kết Johansen dựa dựa trên 2 tiêu chuẩn kiểm định gái trị riêng cực đại và kiểm định vết ma trận tìm ra số vector đồng liên kết sẽ cho phép khẳng định lại mối quan hệ đồng liên kết giữa GDP và CPI. Có hai giả thiết H0 :
(i) “None”, nghĩa là không có đồng liên kết (đây là giả thiết ta quan tâm nhất)
(ii) “At most 1”, nghĩa là có một mối quan hệ đồng liên kết. Để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thiết H0 , ta so sánh giá trị “Trace Statistic” với giá trị phê phán (critical value) ở mức ý nghĩa xác định ta chọn là 5%.
- Nếu Trace Statistic > Critical Value, ta bác bỏ giả thiết H0 Bảng 4.9: Kiểm định hồi qui đồng liên kết Johansen
Kiểm định vết ma trận (Trace) và kiểm định giá trị riêng cực đại của ma trận (maximal eigenvalue) đều bác bỏ giả thuyết không tồn tại véc tơ đồng liên kết và khẳng định có tồn tại một mối quan hệ đồng liên kết của các biến trong mô hình. Như vậy, có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến lựa chọn trong mô hình, hay có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng và lạm phát.