0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

SỬ DỤNG CÁC HAØM ĐỂ TÍNH TOÁN

Một phần của tài liệu TIN7_CẢ NĂM (Trang 31 -31 )

II. PHƯƠNG TIỆN

SỬ DỤNG CÁC HAØM ĐỂ TÍNH TOÁN

I..MỤC TIÊU

1.Kiến thc: : Biết sử dụng các hàm cơ bản như: SUM, AVERAGE, MAX, MIN.

2.Kĩ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính, kết hợp các số và địa chỉ

ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.

3.Thái đ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận trong việc sử dụng các hàm.

II. PHƯƠNG TIỆN

GV: GA, máy vi tính, một số ví dụ. HS: Xem trước bài ở nhà.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định:: ( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ (5’)

? Theo em, điểm khác biệt cơ bản giữa dữ liệu kiểu kí tự và công thức là gì? Khi gõ

công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là kí tự nào?

3.Bài mới: GV giới thiệu bài mới: Việc sd công thức phần nào giúp chúng ta thấy

được sự tiện lợi của bảng tính. Tuy nhiên, trong Excel đôi khi chúng ta lại phải sd các hàm có sẵn để thực hiện các phép tính đặc biệt và phức tạp một cách dễ dàng, nhanh chóng. Mỗi hàm có cú pháp ntn ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG

HĐ1 Giới thiệu k/n "hàm" trong chương trình bảng tính

GV cần cho Hs hiểu được k/n "hàm" trong Excel và việc sd các hàm có sẵn sẽ giúp việc tính toán dễ dàng và nhanh chóng hơn. Mỗi hàm có cú pháp riêng, khi sử dụng phải tuân the cú pháp đó. Mỗi hàm có tên hàm và phần tham số của hàm, các tham số6 được liệt kê trong cặp dấu ()và cách nhau bởi dấu phẩy(,). Tên hàm không phân biệt chữ hoa, chữ thường.

GV cho ví dụ minh hoạ.

HĐ2 Tìm hiểu cách sử dụng hàm

? Viêc nhập công thức phải bắt đầu bằng kí tự nào? T/tự 

GV minh hoạ lên máy tính bằng hình 28/29

? Để nhập hàm vào một ô ta làm ntn?

_ HS lắng nghe.

_ HS quan sát, theo dõi, ghi vở. _Dấu = _Hs ghi vở _HS quan sát _HS trả lời, cả lớp theo dõi, nx, bổ sung. 1. Hàm trong chương trình bảng tính

Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể. Ví dụ: =Max(3,10,2)kq=10 =Min(3,10,2)kq=2 =Sum(3,10,2)kq=15 =Average(3,10,2)kq=5 =Average(C3,F3)kq=7.8 (xem h19/17 SGK)… 2. Cách sử dụng hàm

Việc nhập hàm phải bắt đầu bằng dấu =.

GV chốt : Để nhập hàm vào một ô, ta chọn ô cần nhập, gõ dấu = rồi nhập hàm theo đúng cú pháp của nó và nhấn Enter. Ngoài ra có thể sử dụng nút lệnh Insert Function ở bên trái thanh công thức.

IV.Củng cố-HDVN(5’)

GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK. Học toàn bộ nội dung bài;

BTVN: 4.14.4/20 SBT; Xem trước Bài TH 3

Ngày soạn 13/10/2010 Tuần 9

Ngày dạy 20/10/2010 Tiết 18

SỬ DỤNG CÁC HAØM ĐỂ TÍNH TOÁN

I..MỤC TIÊU

1.Kiến thc: Biết sử dụng các hàm cơ bản như: SUM, AVERAGE, MAX, MIN.

2.Kĩ năng: Viết đúng cú pháp các hàm, sử dụng hàm để tính, kết hợp các số và địa chỉ

ô tính, cũng như địa chỉ các khối trong công thức.

3.Thái đ: Giáo dục tính chính xác, cẩn thận trong việc sử dụng các hàm.

II. PHƯƠNG TIỆN

GV: GA, máy vi tính, một số ví dụ. HS: Xem trước bài ở nhà.

III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1.Ổn định: : ( 1’) 2.Kiểm tra bài cũ (5’)

?

Viết công thức tính trung bình cộng của các số sau: 24, 45, 76, 13

GV quan sát học sinh thực hiện trên máy tính cá nhân NX  cho điểm.

ĐVĐ: Ngoài cách tính trung bình công thông thường như trên, ta còn có thể sử dụng một số

hàm có sẵn để tính được trung bình cộng, tính tổng

3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG

HĐ3 Một số hàm trong Excel (25’)

GV lần lượt đưa ra các tình huống và giới thiệu các hàm tương ứng để Hs thấy rõ ý nghĩa, sự tiện lợi của các hàm có sẵn trong Excel.

Để hiểu rõ ý nghĩa của các tham số trong hàm, GV cần cho Hs chuyển đổi qua lại giữa cách tính sd hàm và cách tính sd bằng công thức đã học.

Nhấn mạnh cho Hs thấy được lợi ích của các hàm trong việc sử dụng địa chỉ khối cũng như việc sao chép các công thức hàm giữa các ô tính là rất tiện lợi. _ HS lắng nghe. _ HS quan sát, theo dõi, ghi vở. _Dấu = _Hs ghi vở _HS quan sát _HS trả lời, cả lớp theo dõi, nx, bổ sung. _ HS quan sát, theo dõi, ghi vở 3. Một số hàm cơ bản trong Excel a. Hàm tính tổng - Tên hàm: SUM - Cách nhập: =SUM(a,b,c,…..)

Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ).

VD1: =SUM(5,7,8) cho kết quả là: 20. VD2: Giả sử ô A2 chứa số 5, ô B8 chứa số 27, khi đó: =SUM(A2,B8) được KQ: 32 =SUM(A2,B8,5) được KQ: 37 VD3: Có thể sử dụng các khối ô trong công thức tính. =SUM(B1,B3,C6:C12)= B1+B3+C6+C7+….+C12 b. Hàm tính trung bình cộng - Tên hàm: AVERAGE - Cách nhập: =AVERAGE(a,b,c,….)

HĐ4 Củng cố (9’)

GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.

HS tự lấy VD để thực hành.

Trong đó a,b,c,.. là các biến có thể là các số, có thể là địa chỉ ô tính. ( số lượng các biến không hạn chế ).

VD1: =AVERGE(15,23,45) cho kết quả là: ( 15 + 23+ 45)/3. VD2: Có thể tính trung bình cộng theo địa chỉ ô. =AVERAGE(B1,B4,C3)

VD3: Có thể kết hợp =AVERAGE(B2,5,C3)

VD4: Có thể tính theo khối ô: =AVERAGE(A1:A5,B6)= (A1+A2+A3+A4+A5+B6)/6 c. Hàm xác định giá trị lớn nhất - Mục đích: Tìm giá trị lớn nhất trong một dãy số. - Tên hàm: MAX - Cách nhập: =MAX(a,b,c,…) d. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: - Mục đích: Tìm giá trị nhỏ nhất trong một dãy số. - Tên hàm: MIN - Cách nhập: =MIN(a,b,c,…) Trả lời

Câu 3: a)-1; b)2; c)-6; d)1; e)1; f)1

IV.Củng cố-HDVN(5’)

GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.

* Dặn dò: Học toàn bộ nội dung bài; BTVN: 4.14.4/20 SBT; Xem trước Bài TH 3

Ngày soạn __/__/____ Tuần 10

Ngày dạy __/__/____ Tiết 19

Một phần của tài liệu TIN7_CẢ NĂM (Trang 31 -31 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×