Thể hiện chi tiết nội dung đến từng bậc phân loạiATC góp phẩn cung

Một phần của tài liệu Bước đầu thiết kế và xây dựng chương trình quản lý thuốc dựa trên hệ thống phân loại ATC (Trang 35)

cấp thông tin về thuốc cho người sử dụng.

e. Tra hoạt chất từ mã ATC.

Trong nhiều trường họp, người sử dụng có thể có một số mã ATC mà không biết mã ATC đó là của hoạt chất nào hoặc không chắc chắn về nội dung của mã ATC đang có. Từ giao diện xem cấu trúc của hệ thống phân loại ATC (Hình 13), ngưòd sử dụng có thể tra nội dung của mã phân loại ATC và hoạt chất tưofng ứng.

Ví dụ: Tra nội dung, hoạt chất của mã C.Ol.B.A.Ol tiến hành như sau: + Chọn mã trùng vói mã bậc thứ nhất "mã C" của mã cần tra cứu trong phần xem khung cấu trúc hệ thống phân loại ATC.(Hình 14)

+ Trong các bậc phân loại trực thuộc bậc thứ nhất, trọn tiếp mã của bậc thứ hai "mã 01" theo mã trên. (Hình 14)

+ Khi các mã của bậc thứ ba thuộc mã "01" của bậc thứ hai vừa chọn được thể hiện trên cửa sổ giao diện, chọn tiếp mã "B" của bậc phân loại này. (Hình 14)

+ Sau khi thực hiện bước trên các mã của bậc thứ tư thuộc mã "C.Ol.B." sẽ xuất hiện trên cửa sổ giao diện, chọn tiếp mã "A" của bậc thứ tư thuộc bậc thứ ba "C.Ol.B." đã chọn.

Kết quả các bước trên được đưa ra ở của sổ bên phải của giao diện gồm toàn bộ các chất thuộc bậc phân loại thứ tư "C.Ol.B.A." kèm theo mã xếp loại của mỗi hoạt chất. Trong đó có hoạt chất "Quinidine" tương ứng vói mã C.Ol.B.A.Ol cần tra cứu, các bậc mã ATC được đưa ra cùng vói tên hoạt chất cho phép người sử dụng chương trình kiểm tra lại quá trình chọn mã của các bậc. Nội dung của các bậc được cung cấp từng bước trong quá trình chọn mã của mỗi bậc.

2.3. BÀN LUẬN

Với mục đích nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đối tượng sử dụng chương trình là ngưòi Việt, toàn bộ nội dung các bậc của hệ thống phân loại ATC đã Việt hoá từ tiếng Anh. Nhưng do thời gian không cho phép nên phần giải thích nội dung các bậc phân loại chỉ được hiển thị bằng tiếng Việt. Chương trình sẽ hoàn thiện hơn nếu được thể hiện đồng thời cả nội dung tiếng Anh và tiếng Việt. Với đối tượng sử dụng là người Việt Nam có thể dùng thông tin đã được Việt hoá. Còn đối với người sử dụng có khả năng chuyên môn và ngoại ngữ, hoặc người nước ngoài sử dụng tiếng Anh có thể dùng trực tiếp nội dung nguyên gốc, kiểm chứng lại thông tin do hệ thống cung cấp, góp phần hoàn thiện CSDL.

Một trong những tác dụng của hệ thống phân loại ATC là giám sát tiêu thụ và sử dụng thuốc. Song để giám sát tiêu thụ và sử dụng thuốc thì hệ thống phân loại ATC cần phải được gắn vói một đơn vị đo lường sử dụng thuốc. Trong thực tế từ những năm 70, NMD đã phát triển một đofn đo lường cho nghiên cứu sử dụng thuốc được gọi là liều xác định theo ngày DDD (Defined Daily Dose) [9]. Nhưng do còn nhiều khó khăn và thời gian hạn hẹp nên chương trình này vẫn chưa xây dựng thuộc tính về DDD.

CSDL hệ thống phân loại ATC được xây dựng với 3047 bản ghi trong đó chủ yếu dạng đofn chất. Trên thực tế, mặc dù không được khuyên khích

song các dạng thuốc phối hợp tương đối đa dạng. Đây là một trở ngại lớn để ứng dụng hệ thống phân loại này trong quản lý thuốc.

Nước ta có một nền y học cổ truyền phát triển. Từ hàng ngàn năm nay nhân dân ta đã sử dụng thuốc đông dược trong phòng, trị bệnh. Tính đến 31/12/2000, tổng số thuốc đăng kí còn hiệu lực nước ta là 9051 trong đó có 1392 thuốc đông dược [6], chiếm tỷ trọng 15,4%. Nhưng hệ thống phân loại ATC không phân loại được các thuốc đông dược. Vì vậy ứng dụng hệ thống phân loại ATC Việt Nam còn nhiều khó khăn.

Phần 3

KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ

3.1. KẾT LUẬN

Qua một thời gian nghiên cứu, khoá luân đã đat đươc môt số kết quả như sau:

© Đã thiết kế và xây dựng được CSDL cho cấu trúc của hệ thống phân loại ATC theo ATC Index with DDDs, 2000.

® Hệ thống phân loại ATC vói 3047 hoạt chất đã được đưa vào cơ sở dữ liệu, làm cơ sở để bước đầu xây dựng chư^í^rình quản lý thuốc.

(D Giao diện được thiết kế vói ngôn ngữ lập trình Visual sử dụng hệ

thống cửa sổ và thực đơn đảm bảo việc tra cứu dễ dàng, nhanh chóng, và tiện

lọi nhất cho mọi đối tượng sử dụng chương trình.

® Cơ sở dữ liệu hệ thống phân loại ATC đã được ứng dụng trong nghiên cứu xây dựng chưoỉng trình quản lý các thuốc độc, thuốc nghiện, thuốc hướng tâm thần cho thấy tính khả tl^của chưotig trìríhT"

3.2. CÁC CÔNG VIỆC CÂN TIẾP TỤC:

■ộ- Bổ sung thông tin về nội dung các mã bậc bằng tiếng Anh đi kèm theo tiếng Việt để mở rộng đối tượng sử dụng chưofng trình, đảm bảo độ chính xác và tạo điều kiện để hoàn thiện cơ sở dữ liệu về hệ thống phân loại ATC.

■ộ- Tiếp tục nghiên cứu xây dựng chương trình quản lý thuốc dựa trên CSDL về hệ thống phân loại ATC như thiết kế CSDL của thuốc về hoá dược, dược lý, biệt dược...

^ Xây dựng thêm thuộc tính về DDD cho CSDL hệ thống phân loại ATC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ môn Tổ chức - quản lý dược, Giáo trình Dược xã hội và pháp chế hành nghề dược, Trường đại học Dược Hà Nội, năm 2000, trang 56. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Bộ môn Tổ chức - quản lý dược, Giáo trình Quản lý kinh tế dược, Trường đại học Dược Hà Nội, năm 2000, trang 232 - 236,

3. Phạm Trí Dũng, Một số vấn đề quản lý kinh tế dược, tập 1, Đại học Dược Hà Nội, năml998, trang 55 - 57.

4. Đặng Văn Đức, Lập trình c trên Windows, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1999.

5. Đặng Văn Đức, Lê Quốc Hưng, Lập trình Windows bằng Visual

NXB Giáo dục, 1999.

6. Nguyễn Thị Hoa, Khảo sát, hệ thống hoá, phân loại các thuốc độc, gây nghiện, hướng tâm thần đăng kỷ sản xuất, lưu hành tại Việt Nam - Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ khoá 1996 - 2001, Đại học Dược Hà Nội, năm 2001, trang 13-14.

7. Nguyễn Tiến, Ngô Quốc Việt, Microsoft Visual ỉập trình cơ sà dữ liệu, NXB Thống kê, 2000, trang 17 - 47.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

8. WHO Collaborating Centre for Drug statitics methodology, ATC Index with DDDs, 2000, page 10-28.

9. WHO Collaborating Centre for Drug statitics methodology, Guidelinesfor ATC classification and DDD assignment - the 3rd edition, 2000. for ATC classification and DDD assignment - the 3rd edition, 2000.

Một phần của tài liệu Bước đầu thiết kế và xây dựng chương trình quản lý thuốc dựa trên hệ thống phân loại ATC (Trang 35)