- Hình trang 38,39 sgk
III. Các hoạt động dạy-học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.KT bài cũ:
- HIV lây truyền qua những đường nào?
- Nêu những cách phòng chống lây nhiểm HIV ?
2.Bài mới. Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
*Khởi động : cho hs chơi trò chơi: “Chanh chua, cua cắp”, GV hướng dẫn cho hs chơi.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. -Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3/36 SGK và trả lời các câu hỏi:
-Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại ?
-Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại ?
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe và thực hiện chơi.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát các hình 1, 2, 3 và trả lời các câu hỏi
- Đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ, ở trong phòng kín một mình với người lạ; đi nhờ xe người lạ; nhận quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do…
- Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ; không ở trong phòng kín một mình với người lạ; không nhận quà có giá trị đặc biệt hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lí do, không đi nhờ xe người lạ ,không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình…
- Cho đại diện các nhóm nêu kết quả - Nhận xét, chốt lại.
Hoạt động 2: Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm.
+ Nhóm 1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình ?
+ Nhóm 2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà ?
+ Nhóm 3 :Phải làm gì khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân ?
- Nhận xét, tuyên dương. Cho cả lớp thảo luận câu hỏi:
-Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần làm gì ?
Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy. - GV yêu cầu các em vẽ bàn tay của mình với các ngón xòe ra vở
-Yêu cầu học sinh trên mỗi đầu ngón tay ghi tên một người mà mình tin cậy, có thể nói với họ những điều thầm kín đồng thời họ cũng sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mình, khuyên răn mình…
- GV nghe học sinh trao đổi hình vẽ của mình với người bên cạnh.
- GV gọi một vài em nói về “bàn tay tin cậy” của mình cho cả lớp nghe
3. Củng cố.
- Khi bị xâm hại ta cần làm gì?
- Giáo dục hs cách phòng tránh bị xâm hại 4. Dặn dò: - Các nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung. - Học sinh lắng nghe. - Từng nhóm trình bày cách ứng xử trong những trường hợp nêu trên. Các nhóm khác nhận xét, góp ý kiến.
-Tìm cách tránh xa kẻ đó như: đứng dậy hoặc lùi ra xa đủ để kẻ đó không với tay được đến người mình.
- Nhìn thẳng vào mặt kẻ đó và nói to hoặc hét to một cách kiên quyết : Không ! hãy dừng lại, tôi sẽ nói cho mọi người biết.Có thể nhắc lại lần nữa nếu thấy cần thiết.
-Bỏ đi ngay.
-Kể với người tin cậy để nhận được sự giúp đỡ. -Học sinh thực hành vẽ. -Học sinh ghi có thể: • cha mẹ • anh chị • thầy cô • bạn thân
- Học sinh đổi giấy cho nhau tham khảo
- Học sinh lắng nghe bổ sung ý cho bạn.
- Xem lại bài.Chuẩn bị: “Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ ”. -Nhận xét tiết học .
******************************************************
T3 - TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
I/ MỤC TIÊU
Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận. Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường