Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng đất phục vụ định hướng tăng trưởng xanh tại các xã ven biển huyện kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 39)

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.3. Kinh tế xã hội

a) Dân số, lao động và việc làm

Tỷ lệ gia tăng tự nhiên trung bình của các xã ven biển năm 2012 là 17,5125%. Mật độ trung bình năm 2012 là 325,28 ngƣời/km2 cao hơn so với mặt bằng chung của huyện là 170,12 ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đồng đều trong xã, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, ven biển, ven trục đƣờng giao thông những nơi có điều kiện thuận lợi

Cùng với sự gia tăng dân số thì tình hình lao động và việc làm của ngƣời dân trong huyện cũng gia tăng mạnh mẽ, nhất là lao động trẻ, mới tốt nghiệp trung học. Lực lƣợng lao động này một phần đƣợc đào tạo từ đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề, một phần còn lại là lao động thủ công. Đặc biệt trong những năm qua Nhà nƣớc chú trọng đầu tƣ khu công nghiệp cảng Vũng Áng thì một lực lƣợng lớn lao động đƣợc đào tạo để phục vụ cho nhu cầu lao động của khu công nghiệp. Số lƣợng lao động nằm trong khu vực sản xuất vật chất là tƣơng đối cao và tăng đều qua các năm. Trong đó, số lƣợng lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao chiếm hơn 65% lao động trong các xã (năm 2010) và có xu hƣớng giảm. Điều này cho thấy nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của ngƣời dân trong huyện và hàng năm do sự phát triển của công nghiệp, thƣơng mại thì tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm. Số lƣợng lao động trong khối không sản xuất vật chất là không cao chiếm 6,7% lao động 8 xã (năm 2010) nhƣng đang có xu hƣớng tăng nhanh qua các năm.

Bảng 2.1: Thống kê dân số các xã ven biển huyện Kỳ Anh năm 2012

Xã

Năm 2012

Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số ( người/km2)

Kỳ Xuân 22,88 6453 282,1

Kỳ Phú 15,28 9677 633,4

Kỳ Khang 26,30 11370 432,3

37

Xã

Năm 2012

Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số ( người/km2)

Kỳ Lợi 20,58 8653 420,4

Kỳ Ninh 21,21 6444 303,8

Kỳ Nam 18,02 2317 128,6

( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kỳ Anh năm 2012)

b) Cơ cấu kinh tế

Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng của ngành nông lâm đã giảm xuống so với công nghiệp - xây dựng và thƣơng mại dịch vụ chỉ còn 25,13% năm 2009. Trong cơ cấu nông nghiệp ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò quan trọng, gấp 2/3 so với tỷ trọng ngành chăn nuôi. Tỷ trọng ngành thƣơng mại-dịch vụ khá cao và tăng mạnh qua các năm từ 53,52% (năm 2005) lên 67,03% (năm 2009). Tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm vị trí thấp trong nền kinh tế,hiện nay có xu hƣớng tăng cao.

c) Hệ thống cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Nằm dọc trục đƣờng chính Bắc Nam, Kỳ Anh có vị trị giao thông khá thuận lợi: Quốc lộ 1A là huyết mạch giao thông của cả nƣớc, đƣờng 12 nối liền Cảng Vũng Áng qua cửa khẩu Cha Lo, ngoài ra huyện có hơn 80 km đƣờng tỉnh lộ, 62 km đƣờng bờ biển và hàng trăm km đƣờng liên xã. Mặc dù vậy hệ thống giao thông trong những năm qua của huyện là chƣa phát triển nhất là hệ thống giao thông nông thôn. 100% hệ thống đƣờng giao thông liên xã, liên thôn đã đƣợc đổ bê tông với bề rộng mặt đƣờng đạt chuẩn, còn một số tuyến đƣờng trong thôn và giao thông nội đồng bằng đất dễ sạt lở, xói mòn trong mùa mƣa lũ gây khó khăn cho việc di chuyển.

- Thủy lợi: Trong những năm gần đây đƣợc sự đầu tƣ của Nhà nƣớc và sự góp sức của nhân dân trong huyện, hiện nay hệ thống thủy lợi của huyện Kỳ Anh đã đƣợc cải thiện và nâng cấp rất nhiều, nhƣ hệ thống trạm bơm, hệ thống hồ đập, hệ đê điều, kênh mƣơng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu tƣới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên còn rất nhiều hệ thông đê điều, đập đã cũ và không có khả năng bảo đảm cho khả năng tƣới tiêu và giữ nƣớc. Hệ thống kênh mƣơng bị xuống cấp do bị bồi lắng, các công trình trên kênh (cầu, cống) nhỏ hẹp gây ách tắc

38

dòng chảy, một số đoạn bờ kênh bị sạt lở. Đê đƣợc kè đá nhƣng tỷ lệ vẫn chƣa nhiều, hầu hết chƣa đủ chiều cao so với tiêu chuẩn và do tác động của biến đổi khí hậu, chất lƣợng thân đê không đồng đều, tình hình sạt lở nghiêm trọng vẫn xảy ra trong mỗi mùa mƣa bão. Hệ thống kênh mƣơng, thủy lợi nội đồng đƣợc chú ý đầu tƣ cải tạo tuy nhiên chỉ đủ đáp ứng cho 60 - 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp tùy từng xã. Đa số là mƣơng đất hệ số tƣới tiêu thấp, tỷ lệ thất thoát nƣớc nhiều, chỉ có khoảng 10% tỷ lệ kênh mƣơng các xã bê tông hóa ngoại trừ xã Kỳ Ninh đã tiến hành xong kiên cố hóa kênh mƣơng.

- Giáo dục và y tế: Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục và chăm sóc sức khỏe đƣợc quan tâm , đầu tƣ xây dựng theo tiêu chuẩn quốc gia. Theo báo cáo thống kê của các xã cho thấy, tất các xã trong huyện đều có trƣờng tiểu học và trƣờng trung học cơ sở. Tùy theo quy mô dân số mà mỗi xã có từ 1-2 trƣờng mỗi loại.

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT KHU VỰC VEN BIỂN HUYỆN KỲ ANH

2.2.1. HIỆN TRẠNG SƢ̉ DỤNG ĐẤT NĂM 2010

Trong cơ cấu đất đai, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên hộ cao: xã Kỳ Ninh (5430 m2/hộ), xã Kỳ Nam (3031 m2/hộ), xã Kỳ Phú (2348,6 m2/hộ). Đa số xã đều có đầy đủ các loại đất cho hoạt động sinh kế chính nhƣ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất kinh doanh,… Tuy nhiên nhiều diện tích đất ven biển đã bị nhiễm mặn do nƣớc biển dâng cùng tác động của thủy triều đang làm giảm diện tích đất cho canh tác nông nghiệp.

Tổng diện tích tự nhiên của khu vƣ̣c nghiên cƣ́u là 12168,47 ha, trong đó:

* Đất nông nghiệp: toàn khu vực nghiên cƣ́u có diê ̣n tích 4812,33 ha chiếm 39,55% diê ̣n tích đất tƣ̣ nhiên . Trong đó, các xã có diện tích đất nông nghiệp lớn tâ ̣p trung ở Xã Kỳ Xuân, Kỳ Phƣơng và Kỳ Nam.

39

- Đất trồng cây hàng năm : chiếm khoảng 55% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó: Đất trồng lúa: chiếm 20% diện tích đất trồng cây hàng năm , bao gồm đất chuyên trồng lúa lúa nƣớc và đất trồng lúa còn la ̣i

- Đất trồng cây hàng năm khác: diện tích chiếm 77,3% diện tích đất trồng cây hàng năm.

- Đất trồng cây lâu năm: chiếm 45% diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

(ii) Đất lâm nghiệp: chiếm 68% diện tích đất nông nghiệp, trong đó:

- Đất rừng sản xuất là 43,45% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng sản xuất tập trung ở các xã:Kỳ Phƣơng, Kỳ Nam, Kỳ Phú và Kỳ Xuân

- Đất rừng phòng hô ̣ chiếm 46,55% diện tích đất lâm nghiệp.Địa phƣơng đã giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Các loại cây lâm nghiệp chủ yếu là gỗ nguyên liệu băm dăm nhƣ: keo, tràm, bạch đàn,...

(iii) Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích nuôi trồng chiếm khoảng 0,21% tổng diện tích đất nông nghiệp, đƣợc phân bố khắp cho các xã trong khu vƣ̣c nghiên cƣ́u nhƣng tập trung chủ yếu tại các xã Kỳ Xuân , Kỳ Nam, Kỳ Phú đƣợc dùng để nuôi tôm, cá các loại.Các xã còn lại có diện tích nuôi trồng thủy sản ít mà chủ yếu khai thác đánh bắt hải sản gần bờ, do diê ̣n tích đất bi ̣ nhiễm mă ̣n, gay khó khăn cho nuôi trồng thủy sản.

(iv) Đất nông nghiệp khác: chiếm diê ̣n tích nhỏ trong tổng di ện tích đất nông nghiệp khoảng 0,2% đƣợc phân bố ở các xã:Kỳ Ninh , Kỳ Phƣơng , Kỳ Lợi . Diện tích đất nông nghiệp khác chủ yếu dùng để phát triển các mô hình trang trại, chăn nuôi… nơi đất nông nghi ệp không thể sử dụng vào trồng trọt bởi đất bị nhiễm mă ̣n, giá trị dinh dƣỡng thấp.

Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp đƣợc giao cho các đối tƣợng sử dụng bao gồm các hộ gia đình, cá nhân; các tổ chức kinh tế và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn quản lý.

Với việc giao đất ổn định lâu dài cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, việc khai thác sử dụng đất nông nghiệp của các xã nh ững năm gần đây ngày càng có hiệu quả, năng suất, sản lƣợng cây trồng vật nuôi tăng đáng kể, đời sống đại bộ phận nhân dân đƣợc cải thiện nâng cao. Tuy nhiên, khó khăn không nhỏ bởi sản

40

xuất nhỏ lẻ, chƣa áp du ̣ng nhiều khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t và s ự ảnh hƣởng ma ̣nh của thời tiết, đặc biệt ở các vùng chi ̣u ảnh hƣởng trƣ̣c tiếp thiên tai nhƣ : Bão, nắng nóng, hạn hán, gió cát và xâm ngập mặn.

* Đất phi nông nghiệp: Bao gồm đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngƣỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác với diện tích chiếm 40,18% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: - Đất ở: chiếm khoảng 5%diê ̣n tích tƣ̣ nhiên trong đó chủ yếu là đất ở nông thôn - Đất chuyên dùng : chiếm tới 80% diện tích đất phi nông nghiệp. Diện tích đất chuyên dùng đƣợc phân bố ở tất cả các xã, thị trấn, gồm các loại đất sau:

- Đất quốc phòng an ninh :có diện tích 1,2% diện tích đất phi nông nghiê ̣p - Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:chiếm 40,6% diện tích đất chuyên dùng.

- Đất có mục đích công cộng: diện tích chiếm 1,45 %diện tích đất chuyên dùng. - Đất tôn giáo tín ngƣỡng: diện tích chiếm 0.33% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích chiếm 1,2% diện tích đất phi nông nghiệp. - Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng: diện tích chiếm 22% diện tích đất phi nông nghiệp, chủ yếu do Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý.

- Đất phi nông nghiệp khác: diện tích chiếm 0,02% diện tích đất phi nông nghiệp.

* Đất chưa sử dụng: Chủ yếu là đất đồi núi chƣa sử dụng chiếm hơn 20% tổng diê ̣n tích đất tƣ̣ nhiên , chủ yếu là đất đồi chƣa sử dụng và đất bằng chƣa sử dụng ven biển. Đây sẽ là quỹ đất tiềm năng để phát triển sinh kế của dân cƣ trong thời gian tới đặc biệt là trồng cây công nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

2.2.2. Nhƣ̃ng vấn đề tồn ta ̣i trong sƣ̉ du ̣ng đất

a) Về kinh tế

Quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế, xây dựng các khu công nghiệp, phát triển đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu du lịch thƣơng mại...đáp

41

ứng nhu cầu sử dụng đất của cá nhân và các tổ chức, đơn vị kinh tế, bố trí đất ở cho nhân dân đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Những năm qua, đất đai đƣợc sử dụng có hiệu quả tăng lên rõ rệt. Hệ số sử dụng đất tăng lên bình quân 0,5 lần. Giá trị sản xuất nghành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% (mục tiêu Đại hội là 5,82%). Trong đó: Nông nghiệp tăng 5,2%, lâm nghiệp tăng 2,4%, ngƣ nghiệp tăng 5,9%. Sản lƣợng lƣơng thực bình quân hàng năm đạt trên 55 ngàn tấn, giá trị sản xuất đạt trên 30 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,2 lần so với năm 2005. Kết cấu hạ tầng có bƣớc phát triển vƣợt bậc so với khả năng của địa phƣơng. Mạng lƣới giao thông không ngừng đƣợc đầu tƣ nâng cấp từ quốc lộ đến đƣờng nông thôn. Các khu công nghiệp, cụm làng nghề tiểu thủ công nghiệp đƣợc hình thành và đang phủ kín bởi các doanh nghiệp nhƣ khu công nghiệp thuộc KKT Vũng Áng, khu du lịch sinh thái Đèo Ngang, Hoàng Sơn quan, bãi tắm Kỳ Ninh…Giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng từ 290 tỷ đồng năm 2005 lên 686 tỷ đồng năm 2010, bình quân hàng năm 21,94%. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại đó là:

+ Đất nông nghiệp còn rất nhiều, sản lƣợng lúa và hoa màu chƣa cao , bị ảnh hƣởng nhiểu bởi tác đô ̣ng của thiên tai đến chất lƣợng giống, chất lƣợng đất.

+ Việc sử dụng đất còn mang tính tự phát, manh mún.

+ Đất chƣa sử dụng còn nhiều, sử dụng đất còn chƣa hợp lý, hiệu quả chƣa cao. Đối với nông - lâm - thủy sản, việc sử dụng đất theo mô hình trang trại chƣa nhiều, viê ̣c áp dung khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t , lƣ̣a chọn giống vật nuôi và phƣơng thức canh tác còn nhiều ha ̣n chế nên hi ệu quả sản xuất hàng hoá chƣa cao. Hơn nữa do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu cũng góp phần không đem l ại hiệu quả cao.

Một số doanh nghiệp đƣợc giao đất nhƣng sử dụng chƣa hiệu quả hoặc bỏ hoang đất (nhƣ công ty Việt Anh) gây lãng phí đất, vi phạm quy hoạch đƣợc phê duyệt

b) Về xã hội

Các công trình văn hoá, y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao, thƣơng mại du lịch và các công trình phúc lợi xã hội khác đã đƣợc đầu tƣ thoả đáng trên khắp

42

địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, miền núi... đã đem lại lợi ích cho cộng đồng dân cƣ, từng bƣớc đem lại lợi ích vật chất và tinh thần của ngƣời dân trong huyện. Các khu công nghiệp, các công trình xây dựng, các khu đô thị mới, các công trình cơ sở hạ tầng từng bƣớc đƣợc đầu tƣ đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải tạo bộ mặt các vùng dân cƣ nông thôn, nâng cao trình độ dân trí, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Ngoài ra còn góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn dân cƣ.

Nhƣng bên cạnh đó, một số khu dân cƣ phải di dời tới nơi khác để tránh nƣớc biển dâng, ngập lụt và đặc biệt việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp để phục vụ cho mục đích phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị hoá còn là vấn đề gây xung đột về quyền sử dụng đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

c) Về môi trường

Môi trƣờng đất: Đất đai bị tác động bởi nhiều yếu tố điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết...đã có những tác động tích cực, tiêu cực trong quá trình sử dụng đất.

Đối với đất sản xuất nông nghiệp do lạm dụng dùng hoá chất nhƣ thuốc trừ sâu, phân bón hoá học… đang có tình trạng ô nhiễm, giảm độ phì của đất, làm suy giảm số lƣợng nhiều loài sinh vật, giảm đa dạng sinh học. Phƣơng thức canh tác chƣa hợp lý, chặt phá rừng dẫn đến thoái hóa đất do xói mòn. Việc nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ cũng làm ảnh hƣởng đến diện tích đất canh tác lân cận do bị nhiễm mặn.

Trong quá trình sử dụng đất, các doanh nghiệp nhƣ khai thác than, khai thác cát còn xem nhẹ công tác bảo vệ môi trƣờng dẫn đến ô nhiễm đất đai và nguồn nƣớc, không khí, ảnh hƣởng xấu đến cảnh quan môi trƣờng

Ngoài những tác động tiêu cực đến môi trƣờng, trong quá trình sử dụng đất chƣa hợp lý thì việc sử dụng đất hợp lý cũng có những tác động tích cực đến môi trƣờng nhƣ: đã bảo vệ đƣợc trên 25.000 ha rừng tự nhiên, trồng mới đƣợc trên 30.000 ha rừng góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn, điều hòa nguồn nƣớc và môi trƣờng không khí,..

43

Môi trƣờng kh ông khí và môi trƣờng nƣớc : Nhiều khu dân cƣ nông thôn đang bị ô nhiễm bởi khói bu ̣i tƣ̀ các nhà máy ; rác thải, chất thải chăn nuôi chƣa đƣơ ̣c xƣ̉ lý hiê ̣u quả , tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề cũng ngày càng gia tăng ảnh hƣởng lớn đến sức khoẻ công đồng; nƣớc sinh hoa ̣t của ngƣời dân là nƣớc giếng khoan, chƣa có hê ̣ thống cung cấp nƣớc sa ̣ch.

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu diện tích các nhóm đất tại khu vực nghiên cứu.

18% 39% 2% 15% 16% 10%

Cơ cấu diện tích các loại đất

Đất lâm nghiệp Đất khu dân cƣ Đất chuyên dùng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng đất phục vụ định hướng tăng trưởng xanh tại các xã ven biển huyện kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)