C O+ OH *→ H* + O
29. Tác động hoá sinh của DDT (Diclo DiphenylTriclo Etan).
DDT Thuốc trừ sâu DDT (Diclo-diphenyltricloetan) có công thức cấu tạo gọn là:
Cl-C6H4-CH-C6H4-Cl |
Cl-C-Cl | Cl
Cơ chế gây độc của thuốc DDT đối với động vật đã được nghiên cứu tương đối sâu và rộng. Giống như các chất bảo vệ thực vật khác, DDT tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm tê liệt hệ thần kinh dẫn đến tử vong. DDT thấm vào các mô mỡ và tích trữ trong màng mỡ bao quanh các tế bào thần kinh của sâu bọ, can thiệp vào sự chuyển dịch của các rung động thần kinh dọc theo chiều nối liền các tế bào thần kinh. Kết quả là phá huỷ hệ thống thần kinh trung ương và giết chết các sâu bọ.
Các thuốc bảo vệ thực vật loại cơ clo như DDT, 666 tương đối bền vững, chúng tồn tại trong môi trường một thời gian dài lâu. Loại thuốc trừ sâu cơ-photpho có độc tính cao hơn loại cơ clo, nhưng chúng bị biến đổi nhanh trong môi trường. Các chất này tác dụng với O2 và H2O và bị phá huỷ trong vòng vài ngày tạo ra các sản phẩm phân huỷ không độc.
Về cơ chế tác động sinh hoá của các loại thuốc trừ sâu gây độc hại đối với cơ thể chưa được biết một cách chắc chắn. Có thể giả thiết là chúng bị hoà tan trong các màng mỡ bao quanh các dây thần kinh, can thiệp vào sự chuyển vận của các ion vào trong hay ra ngoài của các dây thần kinh dẫn đến sự chuyển dịch các rung động dây thần kinh, làm xuất hiện các cơn co giật có thể dẫn đến tử vong.
Khoảng không gian giữa các tế bào thần kinh thường chứa chất Axetyl colin và enzym axetyl colin esteaza kí hiệu là EOH. Chất DDT thúc đẩy phản ứng của axetyl colin với EOH:
EOH + CH3-COO-C2H4-N(CH3)2 → EO-CO-CH3 + HO-C2H4-N(CH3)2
Axetyl colin enzym axetyl Colin
Sau đó enzym axetyl thuỷ phân nhanh thành EOH và CH3COOH. Do vậy DDT làm rối loạn hệ thần kinh.
DDT là hoá chất bền, mỗi khi đã đưa DDT vào môi trường thì nó tồn tại một thời gian khá lâu. DDT được tích luỹ trong dây truyền chuyển thực phẩm vào người như sau:
Trong sinh vật trôi nổi ở biển có chứa khoảng 0,04 ppm DDT. Các động vật ăn các sinh vật trôi nổi và tích luỹ lại trong cơ thể, có nồng độ gấp 10-15 lần, nghĩa là chúng có chứa khoảng 0,4 ppm DDT. Cá lớn, chim ăn sinh vật trôi nổi, trai, sò ốc và chim ăn cá lại tích tụ DDT trong cơ thể. DDT trong cá lên tới từ 0,17 ppm – 0,7 ppm, trong chim từ 3- 7,5 ppm.
Ngày nay DDT bị cấm sử dụng, dù DDT không tác dụng lên hệ thần kinh con người theo cơ chế mà nó tác động lên côn trùng nhưng do tính tồn tại lâu dài trong cơ thể người và do tác động lâu dài của nó nên tác động độc hại của nó rất lớn. Cơ chế gây độc hại của DDT đối với con người hiện nay vẫn chưa biết một cách chắc chắn. Hàng năm trên thế giới có 750.000 người bị nhiễm độc thuốc Bảo vệ thực vật, trong đó có 140.000 người bị tử vong. Nhiều loại chim bị nhiễm độc DDT với nồng độ cao đang có nguy cơ bị diệt vong.